Cách học Tiếng Trung hiệu quả
Học tiếng trung mà không giao tiếp luyện tập đọc viết thường xuyên sẽ không thể nào đem lại kết quả như mong muốn. Cùng EMG Online điểm qua những cách học tiếng Trung hiệu quả giúp bạn nhớ lâu nhất.
Đừng quá chú trọng ngữ pháp tiếng Trung
Nếu muốn nói tốt tiếng trung, hãy dừng ngay việc học ngữ pháp ! Xin bạn lưu ý rằng học ngoại ngữ không đồng nghĩa với việc chỉ chăm chăm vào ngữ pháp. Khi bạn quá trau chuốt cho ngữ pháp của mình thì cũng chính là bạn đang làm thui chột đi khả năng phản xạ nhanh của mình đấy.
Các nguyên tắc ngữ pháp làm bạn cứ phải đắn đo, suy nghĩ xem câu sắp nói đã đúng ngữ pháp hay chưa. Nếu bạn nói sai ngữ pháp, hãy yên tâm là người nghe vẫn hiểu được ý bạn muốn diễn đạt. Thế nhưng ở đây không có nghĩa là bạn “bỏ rơi” ngữ pháp đâu, mà chúng ta sẽ đan xen việc học ngữ pháp vào các kĩ năng nghe, nói, đọc viết. Như thế mới đạt được hiệu quả cao nhé!
Tìm kiếm cộng đồng cùng học tiếng Trung
Việc học tiếng Trung sẽ trở nên thú vị và dễ dàng hơn khi có nhiều người đồng hành chung chí hướng. Khi quen biết được nhiều người cùng chung mục đích với mình thì bạn sẽ tìm thấy được những người sẽ giúp đỡ mình lúc khó khăn. Những người có thể cùng bạn luyện tập và hỗ trợ bạn hết mình trong việc học.
Bạn có thể tìm cho mình những người bạn đồng hành đó bằng cách tham gia các nhóm học tiếng Trung trên mạng xã hội. Xin kinh nghiệm học hỏi và làm quen với các anh chị đi trước. Tham gia các nhóm thảo luận bằng tiếng Trung để kết thêm bạn và xây dựng thêm niềm yêu thích với tiếng Trung.
Học luyện phát âm tiếng Trung chuẩn ngay từ đầu
Đừng ngần ngại và bỏ qua việc học phát âm bởi nó chính là chìa khóa vàng cho bạn “chém tiếng Trung” như người bản địa. Nhiều người có tâm lí “mì ăn liền” thường bỏ qua bước quan trong này nhưng xin thưa rằng điều đó là hoàn toàn sai lầm. Thử tưởng tượng một cái cây mất gốc thì liệu nó có sống lâu được không? Khi bạn phát âm không chuẩn, không tự tin với phát âm của mình thì dần dần ban sẽ mất niềm tin vào việc học ngoại ngữ và bị chán nản.
Học luyện nói tiếng Trung hằng ngày
Hãy tập cách tạo cho mình một không gian ngoại ngữ. Vậy làm thế nào để có một không gian cho tiếng Trung? Cách hiệu quả nhất chính là làm quen với những người bạn Trung Quốc. Nói chuyện với người bản địa sẽ thúc đẩy quá trình học ngoại ngữ của bạn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên không phải ai cũng có cơ hội làm quen với những người bản địa, nhưng bạn không phải sợ.
Luyện tập tiếng Trung hàng ngày
Để giỏi hơn tất nhiên sẽ không thể không rèn luyện mỗi ngày được. Bạn có thể lên lịch học tập cho mình hàng ngày để học từng chút một. Sắm cho mình một cuốn vở ô ly và bút ngòi mềm để tập viết chữ hàng ngày. Hoặc tận dụng tối đa những thời gian rảnh của bản thân để đọc văn bản tiếng Trung.
Nghe tiếng Trung từ internet hoặc trong các file nghe bài học chẳng hạn. Khi kiến thức đi vào một cách tự nhiên như thế thì sau một thời gian ngắn trình độ của bạn sẽ được tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó đừng quên tự tìm từ vựng mới và ngữ pháp để tự học tiếng Trung hàng ngày nữa nhé.
Tham khảo tài liệu học tiếng Trung ở đâu: Bạn có thể tham khảo các tài liệu học tiếng Trung miễn phí tại EMG Online, OECC, Hoa Ngữ Phương Nam
Tự học tiếng Trung tại nhà miễn phí thông qua website EMG Online
Video đang HOT
EMG Online trang thông tin giáo dục đào tạo, chuyên chia sẻ kiến thức, tài liệu, khóa học online chất lượng, được cập nhật thường xuyên và liên tục với mục đích vì cộng đồng. Các tài liệu học sẽ giúp các bạn có được những kiến thức và kỹ năng nhất là đối với những ai đang là học sinh – sinh viên hoặc người đã ra trường muốn trau dồi thêm về kiến thức kỹ năng.
Các tài liệu khóa học online miễn phí tại EMG Online gồm:
Tài liệu ngoại ngữ
Học tiếng Trung
Học tiếng Anh
Học tiếng Nhật
Học tiếng Hàn
Tài liệu học kỹ năng sống kinh doanh chuyên ngành
Khóa học kỹ năng sống
Khóa học kinh doanh online
Khóa học làm giàu
Khóa học Marketing
Khóa học thiết kế đồ họa
Tài liệu học, đề cương cho học sinh – sinh viên
Tài liệu học các môn toán – lý – hóa – anh – ngoại ngữ
Đối với những bạn tự học tiếng Trung tại nhà áp dụng phương pháp cách học tiếng Trung mà EMG Online chia sẻ bên chắc chắn bạn sẽ thành công!
Học là không định nghĩa "muộn" hay "sớm"
Hồi đi học ở Trung Quốc và Đài Loan tôi phát hiện ra một thực tế rất thú vị và đáng để học tập. Đó là ở một số nước, đặc biệt là các quốc gia phát triển như Nhật, Hàn...thì tuổi nào họ cũng học, bởi quan niệm của học là "sống đến già, học đến già".
Ở năm học thứ nhất, ban đầu bước vào lớp học ngoại ngữ tôi khá ngạc nhiên khi nhìn thấy ba anh chị người Hàn rất luống tuổi ngồi học cùng chúng tôi. Tìm hiểu ra thì biết một chị đã 52 tuổi, một chị 45 tuổi và một anh 50 tuổi (lúc đó tôi 32 ). Họ sang Trung Quốc theo chồng hoặc đi làm công việc kinh doanh của riêng mình. Vì không muốn sử dụng phiên dịch trong giao tiếp hàng ngày và đàm phán, thương thảo với đối tác nên họ bỏ thời gian ra để học tiếng Trung.
Thực ra tôi biết tuổi của họ khi "láu cá" xem danh sách có thông tin cá nhân cơ bản của cả lớp để trên bàn giáo viên lúc ra chơi chứ hỏi thì họ chỉ cười trừ và chưa một ai nói cho tôi biết tuổi thật. Vậy mà ngày đó tôi cứ nghĩ mình là lớn tuổi nhất, vì ở Việt Nam 32 tuổi mới sang đó học Thạc sĩ thì chẳng còn gì là sớm nữa, bởi lớp Thạc sĩ chuyên ngành của tôi toàn các bạn kém tôi từ 7-8 tuổi.
Ở Trung Quốc thì họ thường học luôn một chặng dài mới đi làm, có nghĩa là học xong đại học sẽ học tiếp thạc sĩ, rồi học lên tiến sĩ luôn. Bởi vậy ở họ số người có bằng tiến sĩ lúc 28-30 tuổi là chuyện hết sức bình thường, chẳng có gì đáng phải "á, ồ", ngạc nhiên cả.
Suy nghĩ của họ không giống với mình ở chỗ là họ hành động theo tư duy độc lập mà không bị ảnh hưởng nhiều bởi thị phi hay dư luận xã hội. Có nghĩa là họ sống theo cảm xúc cá nhân nhiều hơn là bị người khác chi phối. Lên lớp không sinh viên nào ngồi nem nép nhìn thầy cô giảng bài trên bục rồi ngồi chép 1 - định nghĩa; 2- khái niệm...như ở ta.
Trừ môn ngoại ngữ ra thì tất cả các môn học chuyên ngành khác giáo sư chỉ lên lớp đúng buổi đầu tiên để khái quát nội dung và ý nghĩa của môn học. Sau đó sẽ giao cho mỗi sinh viên một đề tài để về chuẩn bị và lên thuyết trình. Khi sinh viên đứng trên bục thuyết trình thì thầy ngồi dưới nghe và điều chỉnh những nội dung cần thiết.
Mỗi giờ giải lao thầy trò ngồi tranh luận rôm rả, nhiều lúc nảy lửa chan chat bởi quan điểm giữa thầy và trò trái ngược nhau. Không giống sinh viên ở mình nhiều lúc vì "sợ" hay "nể" thầy mà nhượng bộ, sinh viên của họ sẵn sàng cãi tay đôi với giáo sư đến lúc ngã ngũ thì thôi. Nhiều lúc thầy phải chấp nhận thua trò bởi lý lẽ của trò sát với thực tế hơn, khả thi hơn.
Lớp học ngoại ngữ đủ các lứa tuổi với nhiều quốc gia tại Taiwan
Tôi vừa ngồi nghe giảng, vừa quan sát mới thấy được vì sao sinh viên của họ luôn có những thành tích nổi trội và suy nghĩ vượt qua lằn ranh giới của tuổi tác. Nếu là tôi khi ở Việt Nam thì khi ngồi học cùng với các bạn kém mình 7-8 tuổi kiểu gì cũng ra dáng một đàn chị, nhưng ở đó thì ranh giới tuổi tác bị xóa nhòa, bởi họ cũng chỉ xưng hô "ủa" với "nỉ", giống như tiếng Anh chỉ có hai ngôi "I" và "you", và mình cũng đang chỉ học những kiến thức ngang bằng với họ, thế nên nếu tự nghĩ mình là "chị" với họ thì sẽ lố bịch vô cùng.
Lại nói tiếp chuyện học không bao giờ là sớm hay muộn. Bởi vì, lớp học ngoại ngữ của tôi có khoảng 15 người đến từ hơn 10 quốc gia, nào Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Nga, Việt Nam,Đức, Pháp, Bỉ.. cùng đa dạng lứa tuổi. Mấy anh chị người Hàn cùng lớp với tôi kia thì đáng tuổi cô, tuổi chú. Còn ở các quốc gia khác như Nga, Ukaraina, Triều Tiên thì toàn các bạn mới 15-18 tuổi.
Thế nhưng dù là tuổi tác gì, quốc gia nào thì khi lên lớp họ đều học với một tinh thần nghiêm túc và cần mẫn đáng nể phục. Họ tỉ mỉ ghi chép từng câu, từng chữ, đánh dấu những chỗ khó để hỏi lại thầy cô những điều mà họ chưa rõ.
Ban đầu lớp học giống như một bản thanh âm được gõ bởi đủ các nốt lộn xộn kiểu đồ, son, pha, si, la.. chẳng ra một dòng nhạc gì bởi cô giáo dạy trên bục giảng là người China, các trò ngồi phía dưới thì đủ các thứ ngôn ngữ của các quốc gia, chẳng ai hiểu ai nói cái gì. Và kèm với đó cũng là những tràng cười bất tận của mọi người mỗi khi cô vác cái thước kẻ, giẫm chân bình bịch chạy qua chạy lại trên bục như Tôn Ngộ Không để biểu thị từ "vác" hoặc từ "đi", "chạy".
Lưu học sinh quốc tế trong ngày hội văn hoá thể thao tại các trường đại học ở Trung Quốc
Thế nhưng, nhờ những phương pháp tuyệt vời đó, không cần đến một lời tiếng Anh chú thích nào mà hai tháng ròng rã sau đó chúng tôi đã có thể trò chuyện và hiểu nhau bằng tiếng Trung. Tôi cảm thấy phút giây đó thật diệu kỳ, xúc động làm sao. Và lớp học đủ lứa tuổi, nhiều quốc gia của chúng tôi bắt đầu cùng nhau thực hiện những hoạt động ngoại khóa cuối tuần, mấy anh chị Hàn Quốc lớn tuổi và mấy cô bé, cậu bé người Nga, Triều Tiên nhỏ tuổi vô tư nô đùa, vui chơi cùng nhau dưới tán ngân hạnh vàng tươi hoặc rặng phong đỏ thắm mỗi khi thu về, hoặc cùng nhau ra sân vận động đắp tượng ông già tuyết, bốc những nắm tuyết trắng mịn ném trêu nhau mỗi khi mùa đông đến. Chúng tôi đi ăn uống, đi hát, đi dã ngoại, không khí giống như một gia đình lớn hơn là một lớp học bởi có người đáng tuổi cha mẹ, có người đáng tuổi con, tuổi cháu cùng vui vẻ, hòa thuận bên nhau, sẻ chia những nét văn hóa khác biệt cùng nhau. Và cảm giác lạ lẫm trong tôi biến mất tự khi nào không biết nữa.
Cụ già Nhật Bản chăm chỉ học tập bên máy tính
Sang năm học thứ hai thì tôi nâng bậc học của mình lên cao hơn một chút so với lớp học cũ nên tôi nhảy qua một lớp khác. Và ở đây tôi còn chứng kiến nhiều điều đáng ngạc nhiên hơn khi lớp học này có hai "cụ" khá lớn tuổi người Nhật và người Hàn. Gọi là cụ bởi vì lúc đó cụ người Nhật đã gần 80 tuổi và cụ người Hàn đã gần 70.
Hai cụ lên lớp trong một tâm thái của người có tuổi 70, 80 nhưng trái tim là của tuổi 20 vì các cụ vui tươi, tự tin bước vào lớp học toàn những người đáng tuổi con cháu mình, bắt đầu học nói từng câu, đánh vần từng câu sao cho đúng nghĩa, đúng ngữ pháp một cách rất chuyên tâm, rất bài bản.
Các cụ không đem cảm giác e ngại, sĩ diện hão ra để đối diện với thực tế là mình là người già tuổi nhất trong lớp mà vẫn còn đi học. Nhiều câu nói sai làm cả lớp cười ồ nhưng các cụ không vì thế mà ngại ngần hay xấu hổ,bởi đơn giản họ xác định học một môn ngoại ngữ khác không phải ngôn ngữ của mình thì chắc chắn không ai là không mắc lỗi sai.
Họ ngay lập tức nhận sai, ngay lập tức chính sửa, họ sẵn sàng chú thích chi chít vào quyển giáo trình để ghi nhớ ngữ, nghĩa và tập viết chữ mọi lúc, mọi nơi. Tinh thần tiết kiệm và tận dụng tối đa thời gian của họ làm tôi phải xấu hổ vì thấy mình còn quá lười và lãng phí rất nhiều thời gian.
Có một cậu người Nhật cứ hết giờ học buổi sáng là chạy ngay xuống nhà ăn mua một hộp cơm lên lớp ngồi ăn vội ăn vàng rồi lại cắm đầu vào quyển từ điển cặm cụi học đến chiều tối mới về phòng. Trong khi đó thì tôi chỉ mong mau chóng hết giờ học chạy ngay về sà vào ngồi tí toáy thêu mấy bức tranh chữ thập. Thời gian mà cậu ấy gọi là nghỉ trưa chỉ gói gọn 1 tiếng trong lúc ăn cơm hộp và ngồi uống nước tại lớp. Rồi lại đến một anh người Hàn trên 50 tuổi ở đối diện phòng tôi.
Anh sang Trung Quốc công tác công vụ, mỗi tuần chỉ đi làm 2 ngày, lương cao ngất ngưởng, nhưng không vì thế mà tự do đi chơi hay nghỉ ngơi tùy tiện. Ngoài ngày đi làm thì thời gian còn lại anh ấy đầu tư trọn vẹn cho việc lên lớp học ngoại ngữ, nhưng học khác lớp tôi nên mãi sau tôi mới để ý. Vì ở cùng ký túc lại cũng thuộc diện thế hệ 6X,7X nên chúng tôi nhanh chóng thân quen với nhau. Anh ấy biết tôi đã thành thạo ngôn ngữ này nên thỉnh thoảng nhờ tôi sang giảng giải giúp.
Tôi vô cùng ngạc nhiên khi tất cả các trang đã học qua trong sách giáo khoa của anh ấy đều chi chít những chữ tiếng Trung được viết tỉ mẩn hàng ngày sau mỗi buổi lên lớp. Trong khi đó quyển giáo trình của tôi ngoài mục giải nghĩa mấy từ mới mà tôi viết ra lác đác thì các trang vẫn trắng trơn.
Tôi còn quen một anh người Thổ Nhĩ Kì khác trên 50 tuổi cũng chăm chỉ lên lớp với các bạn trẻ suốt mấy năm, anh ấy bảo với tôi cứ mỗi một quốc gia anh ấy đến làm việc thì cũng đồng nghĩa với việc anh ấy sẽ học thứ ngôn ngữ của đất nước đó để giao tiếp, để ký kết hợp đồng với đối tác. Những lần đi chơi xa cùng nhóm lưu học sinh, trong khi bọn tôi cắm đầu vào màn hình điện thoại chat chit, xem phim giải trí thì anh ấy lại mở một cuốn sách hoặc cuốn từ điển ra để học. Tôi thật sự ngưỡng mộ thái độ sống và sự ham học hỏi bất kể tuổi tác của họ.
Thời gian sống và làm việc ở Đài Loan tôi cũng gặp những ví dụ tương tự như thế khi trong lớp "phân tích tin tức thời sự" tại Đại học Sư phạm Taiwan của chúng tôi có 3 anh chị người Nhật đều trên 50 tuổi, là những người kinh doanh buôn bán và chuẩn nội trợ tại gia. Họ không vì sự bận bịu trong công việc kinh doanh hay chăm sóc gia đình mà quên bồi dưỡng kiến thức cho bản thân. Họ đăng ký vào các lớp học tiếng Trung để học giao tiếp, vui chơi, ca hát, dã ngoại với các bạn sinh viên trẻ bằng tuổi con em mình.
Tôi thường xuyên đi chơi với hai chị người Nhật và khi trò chuyện với họ mới biết là con cái họ đều đã có gia đình riêng và công việc riêng hết cả. Lương chồng các chị ấy đủ nuôi sống cả gia đình nên không phải suy nghĩ về tiền, nhưng họ không muốn sống nhàn hạ một cách vô vị nên đi học để tìm hiểu về văn hóa của nước sở tại và đi du lịch. Tinh thần lạc quan, sự ham mê học tập của họ với bất kể mục đích là gì thực sự đã kích thích sự chăm chỉ trong tôi một cách mạnh mẽ.
Và tôi rút ra một sự so sánh cá nhân trong suốt quãng thời gian học tập ở Trung Quốc và ở Đài Loan là: người Việt Nam vô cùng nhanh nhẹn, thông minh và sắc sảo, sinh viên Việt Nam chỉ cần học bằng một nửa thời gian so với người Nhật, người Hàn là lĩnh hội được lượng kiến thức tương đương.
Bằng chứng là tôi và 5 bạn sinh viên Việt Nam ít ỏi tại thời điểm đó vừa học, vừa chơi nhưng luôn luôn đứng trong danh sách những sinh viên có điểm tiếng Trung xuất sắc và tuyệt đối nhất ở Học viện Hán ngữ quốc tế.
Vì thế nên tôi suy nghĩ, mình vừa thông minh, vừa nhạy bén như vậy, giá mình cộng thêm được một chút chuyên cần và tự tin như những cụ già hay những anh chị người Nhật, người Hàn kia thì tốt hơn biết bao nhiêu.
Tôi thấy tâm lý người Việt còn ngại học, ngoài một bộ phận trí thức có suy nghĩ tiên tiến, vượt trội luôn coi việc học tập là chìa khóa mở muôn vàn cánh cửa tri thức ra thì đa phần người Việt cứ tốt nghiệp đại học ra đi làm một thời gian là không muốn học lên cao hơn một cách tự nguyện tự giác. Phần nhiều vì công việc yêu cầu hay đòi hỏi bắt buộc về trình độ, bằng cấp thì mới miễn cưỡng học để không bị ảnh hưởng đến việc tăng lương, khen thưởng, tinh giản biên chế.
Thế nên mới có chuyện khi tôi tham gia một đoàn công tác tại Đài Loan có trên 140 quốc gia tham dự nhưng duy nhất chỉ có đoàn Việt Nam phải dùng phiên dịch khi vào tham quan phủ Tổng thống vì lãnh đạo của mình không biết tiếng Anh. Trong khi đó kể các các nước Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan..xung quanh chúng ta họ nói tiếng Anh như gió mà chẳng cần đến phiên dịch.
Thế hệ trẻ của Việt Nam hôm nay được sống trong một môi trường đầy đủ, tiện nghi vượt trội. Vì vậy hy vọng họ sẽ dùng tố chất thông minh bẩm sinh của người Việt để sải cánh trên khắp mọi nẻo đường kiếm tìm kho tri thức bất tận của nhân loại.
Chúng ta từ khi sinh ra đã phải học đủ thứ, từ học lẫy, học bò, học đi, học nói..rồi đến học chữ. Bởi thế đã là học thì đừng dùng từ "sớm" hay "muộn", mà nên lựa chọn những gì phù hợp với cuộc sống của mình để học và tự nâng cao hiểu biết của bản thân. Hãy học hỏi quan điểm của người Nhật "sống đến già, học đến già" để mỗi ngày trôi qua đều đong đầy niềm vui và ý nghĩa.
Cô gái tự học tiếng Trung để du học Dương Thị Hạ, 25 tuổi, ở Quảng Nam, giành học bổng thạc sĩ của Đại học Tương Đàm, Trung Quốc, sau hơn một năm tự học tiếng Trung. Hạ là cựu sinh viên khoa Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP HCM. Cô tham gia kỳ thi đánh giá năng lực Hán ngữ quốc tế (HSK), giành học...