Cách hầm xương nhanh nhừ mà nước vẫn trong, ngọt, không hôi
Để có phần nước dùng xương trong mà không mất nhiều thời gian, công sức ninh nấu, bạn hãy áp dụng cách dưới đây.Để có món xương hầm ngon, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng.
Cách chọn xương
Tùy vào món cụ thể mà bạn có thể chọn phần xương cho phù hợp. Ví dụ nếu cần lấy phần nước xương thì có thể dùng xương ống; nếu để nấu canh chua, canh rau củ thì dùng xương sườn, vừa có phần nước ngọt, vừa có phần thịt sườn thơm ngon…
Dù chọn loại xương nào, bạn cũng nhớ chọn nguyên liệu tươi ngon. Phần thịt quanh xương có màu hồng nhạt, không bị nhớt, ấn vào có độ đàn hồi là phần xương ngon.
Sơ chế xương
Trước khi nấu, bạn cần làm sạch xương. Bước này sẽ giúp nước dùng thơm ngon, không bị hôi và loại bỏ các cặn bẩn ở xương.
Cách làm sạch xương rất đơn giản. Sau khi chặt xương thành miếng, bạn có thể rửa xương trong nước muối loãng. Sau đó, dùng nước nóng để luộc sơ xương. Bỏ nước luộc lần đầu để loại bỏ mùi hôi và giúp nước dùng xương trong hơn.
Video đang HOT
Cách hầm xương nhanh nhừ
Sử dụng nồi áp suất
Khi không có nhiều thời gian, bạn nên dùng nồi áp suất để hầm xương. Xương mua về chặt thành miếng vừa ăn, rửa với nước muối cho sạch rồi đem chần sơ. Sau đó, bỏ xương vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ. Khi ninh xương bằng nồi áp suất, bạn chỉ cần cho nước đủ dùng, không nên cho quá nhiều. Tùy theo lượng xương đem hầm mà bạn có thể điều chỉnh thời gian nấu cho phù hợp. Ưu điểm của cách này là vừa nhanh vừa đỡ tốn gas mà không làm mất đi chất dinh dưỡng của xương.
Thêm giấm ăn vào nồi hầm xương
Đối với phần xương sườn lợn, để xương nhanh mềm, thịt ngon ngọt hơn, bạn nên cho thêm một chút giấm vào nồi hầm xương. Giấm có tác dụng làm canxi, sắt trong sườn tiết ra hết giúp ta tận dụng được các chất dinh dưỡng quý giá. Ngoài ra, giấm còn hạn chế sự phân hủy của các vitamin trong quá trình đun nấu.
Ninh xương cùng các nguyên liệu khác
Để xương nhanh nhừ, nước dùng thơm và ngọt hơn, bạn có thể ninh xương cùng các nguyên liệu như dứa, đu đủ… Thêm hành tây, gừng, sả, cà rốt… cũng giúp phần nước dùng thơm ngọt hơn. Tùy vào món định nấu mà bạn có thể lựa chọn nguyên liệu cho phù hợp.
Mẹo hầm xương, thịt nhanh mềm
Dùng đu đủ xanh, dứa, lá mít hay nước dừa là những cách đơn giản, tự nhiên giúp hầm xương nhanh nhừ, thịt dai tới mấy cũng mềm, lại nhiều tác dụng dinh dưỡng.
1. Đu đủ xanh
Từ lâu, khi nấu món bún dọc mùng, người Hà Nội thường cho vào vài miếng đu đủ xanh vừa giúp xương nhanh nhừ, vừa tạo độ ngọt tự nhiên. Trong đu đủ xanh có chứa enzyme papain (thuộc nhóm protease) có tác dụng cắt mạch, phân giải các chuỗi protein thành các chuỗi peptide ngắn hơn, làm cho phân tử collagen nhanh bị thủy phân và rút ngắn thời gian hầm xương.
Khi nấu món bún dọc mùng, người Hà Nội thường cho vào dăm ba miếng đu đủ xanh vừa giúp xương nhanh nhừ, vừa tạo độ ngọt tự nhiên. Ảnh: Bùi Thủy
Ngoài ra, đu đủ xanh chứa chất chống oxy hóa, nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ rất tốt cho sức khỏe như: Duy trì chất lượng sữa cho các bà mẹ sau sinh; giúp nhuận tràng cho người bị táo bón; giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường cho người già...
2. Quả dứa
Trong quả dứa có chứa enzym bromelain (thuộc nhóm protease) có khả năng phân hủy protein rất mạnh, giúp cho ướp thịt nhanh mềm và khi hầm, kho thì làm cho xương mau nhừ. Vì thế, dứa luôn được ưu tiên chế biến trong nhiều món ăn ngon từ Bắc vào Nam như: Cá nục kho dứa, thịt bò xào dứa, sườn rim dứa, thịt vịt xào dứa...
Ngoài ra, quả dứa còn chứa nhiều vitamin C, B1, các khoáng chất có tính chất kháng viêm, tốt cho xương khớp; làm lành vết thương; giải nhiệt, kiểm soát huyết áp, chống lão hóa da... Chú ý vì enzym bromelain trong dứa mạnh nên nếu ăn trực tiếp nhiều dễ bị rát lưỡi. Vì thế, kinh nghiệm dân gian nên rửa qua nước muối loãng giúp trung hòa enzym này. Và khi ướp thịt với nước dứa, chỉ ướp 10 - 15 phút với lượng đủ, nếu ướp lâu hay nhiều quá làm thịt vụn nát khi nấu.
3. Nước dừa tươi
Từ lâu, các nền ẩm thực nhiều nước trên thế giới khi hầm xương thường tạo môi trường kiềm hóa nhằm rút ngắn thời gian, bằng cách cho thêm chút muối baking soda (NaHCO3). Ẩm thực Việt từ xưa cũng sử dụng nước có tính kiềm như nước dừa tươi cho các món kho, hầm xương hoặc nước mưa sạch (có ion kiềm cao) để pha trà ngon, ninh xương ngọt nước tự nhiên. Trong nhiều món như thịt kho, cá kho, người dân ở miền Nam thường dùng nước dừa tươi vừa giúp món ăn có vị ngọt tự nhiên, vừa rút ngắn thời gian nhanh mềm rục và tạo màu nâu đỏ đẹp mắt.
Ngoài ra, nước dừa tươi còn chứa nhiều muối (Na), kali (K), magiê (Mg), là thứ nước uống tự nhiên rất tốt cho người mắc Covid-19, sốt xuất huyết.
4. Lá mít
Cũng như đu đủ xanh thì trong nhựa lá mít có chứa protease là nhóm enzyme giúp cho thịt và xương nhanh nhừ. Trong nhiều món ngon của người miền Tây, lá mít được sử dụng như thịt kho rệu với lá mít, hầm xương, hầm đuôi bò... vừa giúp nước dùng trong, ít bọt vừa giúp bề mặt thịt không bị thâm đen (do khi kho mở vung) và thịt, xương mềm rục nhanh.
Ngoài ra, theo Đông y lá mít còn có tác dụng điều trị cao huyết áp, giải độc, tiêu viêm, trị mụn nhọt, tưa lưỡi cho trẻ em.
Hầm xương cứ cho 3 gia vị này đảm bảo nước trong, ngọt ngon đậm vị, không tanh hôi Đầu bếp mách rằng, khi hầm xương, bạn chỉ cần cho 3 gia vị này đảm bảo nước dùng trong vắt, thơm ngon không ngấy, đưa cơm. Canh xương rất giàu canxi, kẽm và khoáng chất sắt, cũng như các axit amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng khác nhau mà cơ thể chúng ta cần. Nước xương hầm nếu làm đúng...