Cách giữ cho thận khỏe mạnh
Thận phải chống lại rất nhiều độc tố trong quá trình lọc máu từ ngày này sang ngày khác và khá nhạy cảm với các bệnh.
Ảnh: painbehindkneecure.com.
Thận là cơ quan hình hạt đậu có kích thước trung bình bằng nắm tay người. Nằm dưới lồng ngực ở hai bên cột sống, chúng liên quan đến một số chức năng quan trọng nhất của cơ thể. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Không phải tất cả mọi thứ cơ thể tiêu thụ đều là cần thiết. Nhiệm vụ của thận là lọc độc tố, ure và muối thừa.
Sản sinh nước tiểu là một chức năng quan trọng của thận. Với chức năng này, thận điều tiết và cân bằng lượng nước trong cơ thể. Bên cạnh hai chức năng quan trọng này, thận cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp, tế bào hồng cầu và axit trong cơ thể.
Để chăm sóc tốt bộ máy lọc máu này, bạn nên chú ý những điều sau:
Tập thể dục
Tập thể dục luôn đóng vai trò quan trọng. Với bất kể bộ phận cơ thể nào trên cơ thể, chìa khóa để giúp chúng hoạt động tốt cũng là tập thể dục. Vì vậy hãy biến tập thể dục thành thói quen thường xuyên của bạn.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên sau tuổi 30 giúp theo dõi sức khỏe của cơ thể. Hãy tư vấn bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm hàng năm để xem thận đang hoạt động như thế nào. Điều này thậm chí là rất quan trọng nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh thận.
Kiểm soát chế độ ăn
Trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm nhưng bạn cần có một sự lựa chọn khôn ngoan. Hãy cố gắng lựa chọn thực phẩm sạch, loại đã chế biến không có hương liệu nhân tạo. Cố gắng tránh xa những loại thực phẩm đóng gói chế biến sẵn.
Video đang HOT
Kiểm soát huyết áp
Vì thận có liên quan tới việc điều chỉnh huyết áp nên cần phải kiểm soát huyết áp. Huyết áp cao có thể dẫn tới tổn thương thận.
Kiểm soát đường huyết
Tiểu đường và sức khỏe thận có liên quan mật thiết với nhau. Những bệnh nhân tiểu đường mức cao thường gặp các vấn đề về thận. Việc duy trì lượng đường huyết lành mạnh là một trong những cách duy trì sức khỏe thận.
Uống nhiều nước
Uống đủ nước đảm bảo cho thận hoạt động tốt. Uống quá ít nước khiến thận chịu nhiều áp lực không cần thiết dẫn tới các vấn đề sức khỏe.
Cai thuốc lá
Hút thuốc làm chậm lưu thông máu tới thận, có thể gây ra tình trạng bất lợi cho hoạt động cơ thể. Cai thuốc lá sẽ cho phép máu lưu thông tới thận và do đó làm cho các bộ phận khác của cơ thể hoạt động tốt hơn
Không dùng thuốc không kê đơn
Bạn không phải là bác sĩ hay nhân viên bán hàng tại các hiệu thuốc. Nếu bạn phải dùng thuốc, trước tiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn không thể biết thuốc nào có thể gây ra những tác động gì.
Theo Hải Ngân
VnExpress
10 thói quen hàng ngày gây hỏng thận
Thận có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Nhưng vì vô ý hoặc thiếu hiểu biết mà chúng ta thường có những thói quen vô tình làm tổn hại tới thận của chúng ta.
Ảnh minh họa: Internet
Dưới đây là 10 thói quen phổ biến theo trang Natralnews, có thể khiến thận của chúng ta làm việc quá tải:
1. Không uống đủ nước
Chức năng quan trọng nhất của thận là lọc máu và loại bỏ độc tố và chất thải. Khi bạn không uống đủ nước, các độc tố và chất thải sẽ bắt đầu tích lũy và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ thể.
2. Chế độ ăn uống quá nhiều muối
Cơ thể bạn cần natri hoặc muối để hoạt động. Tuy nhiên hầu hết mọi người tiêu thụ quá nhiều muối, đây là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp và gây áp lực cho các chức năng của thận. Nguyên tắc nhỏ là không nên ăn quá 5 gam muối hàng ngày.
3. Nhịn tiểu
Nhiều người trong chúng ta thường nhịn tiểu bởi vì họ quá bận rộn hoặc muốn tránh phòng vệ sinh công cộng. Nhịn tiểu một cách thường xuyên làm tăng áp suất nước tiểu và có thể dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu không kiểm soát.
4. Ăn/ uống nhiều đường
Nghiên cứu khoa học cho thấy những người tiêu thụ 2 hoặc nhiều đồ uống có đường mỗi ngày có nhiều khả năng có protein trong nước tiểu của họ. Có protein trong nước tiểu là một dấu hiệu sớm cho thấy thận của bạn không điều chỉnh được chức năng, cơ chế hoạt động của nó.
5. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Chế độ ăn uống với những thực phẩm đầy đủ các loại rau tươi và trái cây là rất quan trọng cho sức khỏe của bạn và giúp thận hoạt động tốt. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận hoặc suy thận. Ví dụ như vitamin B6 và magie là yếu tố cực kỳ quan trọng để giảm nguy cơ bị sỏi thận.
6. Ăn quá nhiều thịt động vật
Về tiêu thụ chất đạm, đặc biệt là thịt đỏ làm tăng tải về trao đổi chất của thận. Quá nhiều protein trong chế độ ăn uống của bạn có nghĩa là thận của bạn phải làm việc chăm chỉ hơn và điều này có thể dẫn đến tổn thương thận hoặc rối loạn chức năng theo thời gian.
7. Mất ngủ
Mất ngủ mãn tính có liên quan đến nhiều bệnh và bệnh thận cũng nằm trong danh sách ấy. Trong đêm, cơ thể sẽ phục hồi các mô thận bị tổn thương của bạn, do đó hãy cho cơ thể thời gian để có thể tự phục hồi những tổn thương của chính nó.
8. Uống cà phê
Cũng giống như muối, caffein có thể làm tăng huyết áp và gây áp lực lên thận của bạn. Uống cà phê quá nhiều sẽ không tốt cho thận của bạn.
9. Lạm dụng thuốc giảm đau
Sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến tổn hại nghiêm trọng của gan và thận.
10. Uống rượu
Rượu thực sự là một loại độc tố đối với thận và gan của chúng ta.
Để giữ gìn sức khỏe và tránh các vấn đề về thận, hãy ăn nhiều thực phẩm tươi và tránh những thói quen trên càng nhiều càng tốt.
Theo SKGD
Người bệnh có thể tử vong do suy thận mạn Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian. Theo nhiều thống kê, bệnh nhân bị suy thận mạn tính có nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần so với người bình thường. Ảnh minh họa Thận có chức năng lọc máu,...