Cách dùng V-ing và To V của 10 động từ quen thuộc
Cô Đinh Thị Thái Hà, giáo viên tiếng Anh trường THPT Lương Sơn, Hòa Bình, hướng dẫn phân biệt và sử dụng một số động từ quen thuộc.
1. To stop
a. Stop to V: Dừng hành động đang làm để làm việc khác
Ví dụ: She stops to send her boyfriend a message (Cô ấy dừng lại để gửi cho bạn trai một tin nhắn).
Some students stop to go to the canteen (Vài sinh viên dừng lại để đi đến căng tin).
b. Stop Ving: Dừng lại hoặc chấm dứt một hành động nào đó
Ví dụ: I stopped teaching as a tutor a year ago (Tôi đã không dạy gia sư cả năm nay rồi).
She stopped playing online games in her studying time (Cô ấy đã bỏ chơi game online trong khi học).
Cô Đinh Thị Thái Hà. Ảnh: Nhân vật cung cấp
2. To regret
a. Regret to V: Lấy làm tiếc thông báo một sự việc
Ví dụ: I regret to inform that the flight is delayed again (Tôi rất tiếc phải thông báo rằng chuyến bay bị hoãn lần nữa).
The manager regrets to tell us that some of us are left the company (Giám đốc rất tiếc khi nói rằng vài người trong chúng tôi phải rời công ty).
b. Regret Ving: Hối hận về một việc đã làm hay một việc đã xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ: I regret having scolded my son (Tôi hối hận vì đã mắngcon trai).
They regret letting her daughter go out with him (Họ hối hận khi cho con gái đi chơi cùng anh ta).
3. To forget
a. Forget to V: Quên làm một việc cần phải làm
Ví dụ: Dont forget to drink fresh fruit juice after vaccinating (Đừng quên uống nước hoa quả tươi sau khi tiêm vaccine).
My children often forget to do housework (Các con tôi thường quên làm việc nhà).
b. Forget Ving: Quên một việc đã làm
Ví dụ: I never forget attending the conference for first time (Tôi không bao giờ quên lần đầu tham gia hội thảo).
She forgot giving me a gift (Cô ấy quên việc đã tặng quà cho tôi).
4. To remember
a. Remember to V: Nhớ làm gì đó
Ví dụ: Remember to turn off the lights when you go out (Nhớ tắt đèn khi bạn đi ra ngoài).
The students remember to submit assignment in the deadline (Sinh viên nhớ nộp bài đúng thời hạn).
b. Remember Ving: Nhớ đã làm gì
Ví dụ: I remember being taken to the zoo when I was a child (Tôi nhớ đã được đưa đi chơi vườn bách thú khi còn bé).
We remember handing the report 3 days ago (Chúng tôi nhớ đã nộp báo cáo ba ngày trước).
5. To try
a. Try to V: Cố gắng để làm gì đó
Ví dụ: The boys tried to do their best in the football match (Đám con trai đã cố gắng hết sức trong trận bóng).
He will try to fix my laptop (Anh ấy sẽ cố gắng sửa cái máy tính xách tay của tôi).
b. Try Ving: Thử làm gì đó
Ví dụ: Why dont you try eating less? (Tại sao bạn không thử ăn ít đi?)
You should try operating the machine before buying it (Bạn nên thử vận hành cái máy đó trước khi mua nó).
6. To like
a. Like to V: Làm việc đó vì nó tốt và cần thiết
Ví dụ: I like to learn English (Tôi thích học tiếng Anh).
She likes to enrich her knowledge in History (Cô ấy thích hiểu thêm về môn lịch sử).
b. Like Ving: Thích làm gì vì nó hay và cuốn hút
Ví dụ: Children like watching cartoon films (Trẻ con thích xem phim hoạt hình).
I like singing English songs (Tôi thích hát các bài hát tiếng Anh).
7. To Mean
a. Mean to V: Có ý định làm gì
Ví dụ: I don’t mean to prevent my son from doing that (Tôi không có ý ngăn cản con trai tôi làm việc đó).
We mean to do it again (Chúng tôi có ý định làm lại một lần nữa).
b. Mean Ving: Có nghĩa là gì
Ví dụ: This sign means being careful (Biển báo này có nghĩa là phải cẩn thận).
These words mean not walking on the grass( Những từ đó có nghĩa là không được dẫm lên cỏ).
8. To Need
a. Need to V: Cần làm gì
Ví dụ: Students need to follow the schools’regulation (Học sinh cần tuân thủ nội quy nhà trường).
You need to do homework (Bạn cần làm bài tập về nhà).
b. Need Ving: Cần được làm gì = Need to be done
Ví dụ: My hair needs cutting. It is too long (Tóc của tớ cần được cắt. Nó dài quá rồi).
Flowers need being kept in the cool places (Hoa cần được giữ ở những nơi mát mẻ).
9. To Use
a. Used to V: Từng làm gì (bây giờ không làm nữa)
Ví dụ: I used to do aerobics when I was young (Tôi từng tập aerobics khi tôi còn trẻ).
My father used to ride bike to work (Ba tôi từng đi xe đạp đi làm).
b. Be/Get used to Ving: Quen với làm gì (ở hiện tại)
Ví dụ: I’m used to getting up early (Tôi quen với việc dậy sớm rồi).
The old man gets used to walking with walking stick (Người đàn ông lớn tuổi đó quen với việc đi bộ có gậy ba toong).
10. To Advise
a. Advise somebody to V: Khuyên ai làm gì
Ví dụ: My mother advised me to apply for the job (Mẹ khuyên tôi nộp đơn cho công việc đó).
She advised her daughter to learn another foreign language (Cô ấy khuyên con gái học thêm một ngoại ngữ nữa).
b. Advise Ving: Đề nghị làm gì
Ví dụ: He advised going at once (Anh ấy đề nghị đi ngay).
I advised having dinner at home (Tôi đề nghị ăn tối ở nhà).
Cô Đinh Thị Thái Hà, giáo viên tiếng Anh trường THPT Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ngoại ngữ năm 1995 và hiện là thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Anh.
Cô Hà từng tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên môn, được cấp các chứng chỉ về phát triển đào tạo giáo viên của Khóa học Trực tuyến (MOOCs), Mỹ, do Văn phòng tiếng Anh khu vực (RELO) đề cử và là thành viên của Phân hội Nghiên cứu và Giảng dạy tiếng Anh Việt Nam (VietTESOL) từ năm 2017. Cô có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, ôn thi cho học sinh các cấp.
Những kiến thức quan trọng về trạng từ trong Tiếng Anh ôn thi vào lớp 10
Trạng từ là dạng từ quan trọng và có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong các đề thi vào 10 môn Tiếng Anh. Vì thế, học sinh cần nắm được những kiến thức về dấu hiệu nhận biết trạng từ chỉ cách thức và vị trí trong câu.
Thầy Nguyễn Trung Nguyên, giáo viên môn Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết, trạng từ là những từ dùng để miêu tả hoặc bổ nghĩa cho động từ, tính từ và các trạng từ khác. Học sinh cần lưu ý, trạng từ không thể bổ nghĩa cho danh từ. Trạng từ thường được thành lập bằng cách thêm hậu tố "ly" vào tính từ. Ví dụ, beautiful được chuyển thành beautifully, simple được chuyển thành simply...
Có một số trạng từ bất quy tắc đáng lưu ý như good chuyển thành well và các từ near, fast, hard vẫn là near, fast, hard...
Xét về vị trí của trạng từ trong câu, học sinh cần lưu ý 4 vị trí.
Thứ nhất, trạng từ đứng trước động từ trong câu để bổ nghĩa cho động từ đó. Ví dụ, trong câu My classmate can easily pass the exam thì trạng từ easily đứng trước và bổ nghĩa cho động từ pass.
Thứ hai, trạng từ đứng sau tân ngữ để miêu tả cho động từ. Trong trường hợp câu không có tân ngữ thì trạng từ có thể đứng liền sau động từ. Trạng từ không đứng giữa động từ và tân ngữ.
Thứ ba là trạng từ đứng trước tính từ hoặc trạng từ khác để miêu tả cho tính hoặc trạng từ đó.
Thứ tư, trạng từ được sử dụng để bắt đầu một câu nói. Đây là một cách dùng hay của phần trạng từ và sẽ được ứng dụng nhiều trong các bài viết lại câu hoặc viết đoạn văn.
Trong video dưới đây, thầy Nguyên đã có những chia sẻ cụ thể về dấu hiệu nhận biết trạng từ, vị trí trong câu, cấu trúc, ví dụ minh họa cũng một số bài tập luyện tập:
Cách ghi nhớ động từ bất quy tắc trong tiếng Anh Dù không thêm đuôi "-ed" vào cuối, một số động từ bất quy tắc vẫn có cách biển đổi tương tự nhau, bạn có thể nhóm chúng và học cả cụm. Trong tiếng Anh, các động từ theo quy tắc được thêm đuôi -ed khi ở dạng quá khứ và phân từ hai, chẳng hạn "I work, I worked, I had worked". Tuy...