Cách đơn giản giúp chị em phòng bệnh nấm âm đạo
Ước tính có khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Có nhiều nguyên nhân gây nấm âm đạo, trong đó hệ miễn dịch suy yếu là một yếu tố nguy cơ cần lưu ý.
1. Tại sao phụ nữ hay bị nấm âm đạo?
Nhiễm nấm âm đạo là một bệnh nhiễm trùng do nấm men có tên là candida gây ra. Thông thường, loại nấm này thường sống trên da và các cơ quan bên trong cơ thể như miệng, họng, ruột, âm đạo mà không gây ra vấn đề gì.
Tuy nhiên, nấm candida có thể gây nhiễm trùng nếu các điều kiện bên trong âm đạo thay đổi tạo điều kiện cho nấm phát triển. Những yếu tố khác như hormone, thuốc hoặc những thay đổi trong hệ thống miễn dịch có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời và 40%-45% sẽ bị hai đợt trở lên. Khoảng 10%-20% phụ nữ bị bệnh nấm candida âm hộ – âm đạo biến chứng, đòi hỏi phải cân nhắc chẩn đoán và điều trị đặc biệt.
Hình ảnh nhiễm nấm âm đạo.
2. Mối liên quan giữa hệ miễn dịch và bệnh nấm âm đạo
Có hàng triệu loại nấm men sống bên trong và trên bề mặt cơ thể chúng ta. Trong khi hầu hết các loại nấm men không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào cho sức khỏe thì có một tỷ lệ nhỏ các loại nấm men có khả năng gây hại và có thể gây nhiễm trùng.
Các loài nấm men phổ biến đặc biệt phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt như miệng, họng, mũi, ruột và nách. Nấm men cũng sống trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở lớp lót bên trong của ruột.
Điều này hoàn toàn bình thường và thực tế là có lợi theo một số cách, vì một số loại nấm men nhất định giúp chúng ta tiêu hóa chất thải đều đặn, bình thường. Vậy thì mọi thứ diễn ra không ổn ở đâu và nhiễm trùng nấm âm đạo phát triển như thế nào?
Khi một người có hệ thống miễn dịch hoạt động khỏe mạnh bình thường, họ có thể duy trì sự cân bằng giữa tất cả các chủng vi khuẩn khác nhau cho phép cơ thể chống lại nấm candida theo cách tự nhiên. Đây là lý do tại sao hệ miễn dịch suy yếu là một trong những yếu tố nguy cơ lớn gây nhiễm trùng nấm men tái phát. Những người mắc HIV, rối loạn tự miễn, đái tháo đường hoặc ung thư đều dễ bị nhiễm trùng hơn.
“Vi khuẩn có lợi” có khả năng cân bằng “vi khuẩn có hại” nhưng sự cân bằng mong manh này dễ dàng bị phá vỡ nếu nấm men phát triển nhanh chóng và chiếm ưu thế.
Video đang HOT
Những thay đổi đối với độ acid trong âm đạo và sự cân bằng của các sinh vật có thể xảy ra do dùng thuốc kháng sinh, bệnh đái tháo đường, mang thai, liệu pháp nội tiết tố, thuốc tránh thai hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Khi đó, các tế bào candida có thể nhân lên không được kiểm soát, dẫn đến nấm âm đạo.
Theo BS. Lê Quang Dương, chuyên gia Sức khỏe sinh sản, nấm men được kiểm soát bởi hệ thống miễn dịch. Nếu chức năng miễn dịch bị suy yếu có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm candida.
Thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nó cũng thường tiêu diệt các vi khuẩn có lợi khác, những vi khuẩn này giúp giữ cho mức độ men trong tầm kiểm soát.
Ở những người mắc bệnh đái tháo đường không được kiểm soát, lượng đường trong máu có thể tăng đột biến. Vì nấm men ăn đường, điều này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm.
Ăn một chế độ ăn uống nhiều thực phẩm chế biến sẵn, carbohydrate đơn giản và đường có thể là nguyên nhân khiến nấm men phát triển quá mức.
Các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo lắng và căng thẳng kéo dài đã được chứng minh là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng nấm men tái phát. Điều này có thể là do những tình trạng này ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch…
Ăn thực phẩm lên men chứa lợi khuẩn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, phòng ngừa nấm âm đạo.
3. Chế độ ăn tăng cường miễn dịch giúp phòng ngừa nấm âm đạo
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh hỗ trợ hệ thống miễn dịch và sức khỏe đường ruột bao gồm thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm lên men chứa lợi khuẩn. Đồng thời ăn ít đường và thực phẩm chế biến sẵn giúp hỗ trợ ngăn ngừa viêm âm đạo do nấm.
Âm đạo phụ nữ chứa một loạt vi sinh vật, bao gồm cả những vi khuẩn hữu ích như Lactobacillus. Lactobacillus bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật khác có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo như viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng nấm men.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung thực phẩm có chứa Lactobacillus có thể làm tăng lượng Lactobacillus trong âm đạo, đồng thời làm giảm mức độ vi khuẩn có hại trong âm đạo.
Probiotic có chứa Lactobacillus được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như: sữa chua, kefir, misô, tempeh, dưa cải bắp, kim chi…
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như: rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt… cũng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi như Lactobacillus trong âm đạo và kiểm soát vi khuẩn có hại.
Lựa chọn chực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu; các loại rau không chứa tinh bột; các loại trái cây ít đường như táo, cam, bưởi, thanh long… Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, các sản phẩm ngũ cốc tinh chế… cũng giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định và ngăn ngừa sự phát triển quá mức của nấm.
Bệnh bạch hầu có lây truyền qua đường tình dục?
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính có nguy cơ lây truyền nhanh với nhiều biến chứng nguy hiểm ở tim và thần kinh, gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Giang vừa phát hiện một trường hợp dương tính với bạch hầu. Đây là một trong hai trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh tử vong do bệnh bạch hầu tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.
Chiều ngày 8/7, TS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ký ban hành văn bản gửi Sở Y tế Nghệ An và Sở Y tế Bắc Giang về việc chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu. Cục Y tế dự phòng đề nghị ngành y tế Bắc Giang, Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm xác định kịp thời trường hợp mắc bệnh bạch hầu, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, tổ chức điều tra và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần...
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.
1. Đường lây truyền và triệu chứng của bệnh bạch hầu
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do các chủng vi khuẩn có tên Corynebacteria diphtheriae gây ra, tạo ra độc tố. Chất độc thường bám vào các mô trong hệ hô hấp và gây bệnh bằng cách giết chết các mô khỏe mạnh.
Các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng bao gồm đau họng, sốt, sưng cổ và suy nhược. Trong vòng 2-3 ngày kể từ khi bị nhiễm trùng, mô chết tạo thành một lớp phủ dày, màu xám có thể bao phủ các mô ở mũi, amidan và cổ họng, khiến người bệnh khó thở, khó nuốt. Hiếm gặp hơn, chất độc xâm nhập vào máu và gây tổn thương cho tim, thận và dây thần kinh.
Vi khuẩn bạch hầu lây lan từ người này sang người khác, thường qua các giọt hô hấp, như khi ho hoặc hắt hơi. Mọi người cũng có thể bị bệnh khi chạm vào vết loét hoặc vết loét hở bị nhiễm trùng. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao gồm những người tiếp xúc trong gia đình, những người tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân và những người thường xuyên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh.
Theo BS. Phan Văn Mạnh, Khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nguồn gây bệnh bạch hầu là các bệnh nhân nhiễm bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn nhưng không biểu hiện bệnh. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc ho, hắt hơi.
Ngoài ra, bệnh có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh hoặc lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.
BS. Phan Văn Mạnh cho biết, thể bệnh hay gặp nhất của bệnh bạch hầu là ở đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản, khí phế quản), trong đó 70% là bạch hầu họng. Ngoài ra, các vị trí khác có thể nhiễm bệnh như bạch hầu da, bạch hầu mắt...
Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do các chủng vi khuẩn có tên Corynebacteria diphtheriae gây ra.
2. Bệnh bạch hầu qua da có thể lây truyền qua đường tình dục
Năm 2008, nhóm tác giả Khoa Da liễu và STD, Viện Nghiên cứu và Giáo dục Y khoa Sau đại học Jawaharlal (JIPMER), Pondicherry, Ấn Độ đã đăng tải trên Tạp chí Da liễu, Hoa liễu và Bệnh phong Ấn Độ một trường hợp hiếm gặp về bệnh bạch hầu qua vết thương giả dạng một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Đó là một nam giới 41 tuổi, đã kết hôn nhưng có quan hệ tình dục bừa bãi, người này đến phòng khám bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) với nhiều vết loét ở bìu và cơ quan sinh dục trong thời gian 20 ngày.
Nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm lấy từ vết loét sinh dục đã phát triển được các sinh vật đặc trưng về hình thái và sinh hóa của Corynaebacter diphtheriae. Bệnh nhân đã hồi phục và không có biến cố sau hai tuần điều trị bằng huyết thanh trị bệnh bạch hầu và penicillin.
Trường hợp này làm rõ hơn biểu hiện chưa được báo cáo này về bệnh bạch hầu vết thương bắt chước một bệnh loét sinh dục lây truyền qua đường tình dục và các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc coi bệnh bạch hầu là sự khác biệt trong các vết loét sinh dục không điển hình, lâu dài.
Năm 2013, phòng thí nghiệm quốc gia về bệnh bạch hầu, Oberschleissheim và Cơ quan An toàn Thực phẩm và Sức khỏe Bavaria, Oberschleissheim, Đức đã từng báo cáo về trường hợp mắc bệnh bạch hầu lây truyền qua đường tình dục ở một bệnh nhân bị viêm niệu đạo không do lậu cầu sau khi tiếp xúc qua đường sinh dục.
Vào tháng 10 năm 2016, một cậu bé vị thành niên bị vết loét sinh dục cấp tính ở Cologne, Đức. Nhóm nghiên cứu cho rằng đó là một bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng các xét nghiệm chẩn đoán ban đầu cho kết quả âm tính. Bệnh nhân phải nhập viện vì mẫu bệnh phẩm từ vết thương phát triển độc tố Corynebacteria diphtheriae, dẫn đến chẩn đoán bệnh bạch hầu qua da có thể lây truyền qua đường tình dục.
3. Phòng bệnh bạch hầu
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Chương trình Tiêm chủng mở rộng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Đưa trẻ đi tiêm chủng, tiêm vaccine phối hợp có thành phần phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch bao gồm các mũi tiêm khi trẻ dưới 1 tuổi và tiêm nhắc khi trẻ 18 tháng tuổi. Tại các địa phương nguy cơ cao, trẻ 7 tuổi cần tiêm nhắc mũi thứ 5 với vaccine bạch hầu giảm liều-uốn ván (Td).
Ngoài ra, cần giữ vệ sinh cá nhân (thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; vệ sinh mũi, họng hàng ngày); đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng, tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Lịch tiêm chủng vaccine phòng bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng:
Mũi 1: Tiêm vaccine DPT - VGB - Hib (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib) khi trẻ 2 tháng tuổi.Mũi 2: Tiêm vaccine DPT - VGB - Hib khi trẻ 3 tháng tuổi.Mũi 3: Tiêm vaccine DPT - VGB - Hib khi trẻ 4 tháng tuổi.Mũi 4: Tiêm vaccine DPT (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván) khi trẻ 18 tháng tuổi.
Những thực phẩm giúp chị em thải độc buồng trứng, phòng bệnh phụ khoa Việc chăm sóc các cơ quan sinh sản như buồng trứng và tử cung có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp chị em hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa. Buồng trứng đặc biệt quan trọng với chị em phụ nữ. Ngoài chức năng sinh sản, nó còn đảm nhiệm nhiều chức năng nội tiết...