Cách dạy trẻ song ngữ của bà mẹ nói 6 thứ tiếng
Shannon Kennedy ở bang California, Mỹ, nói chuyện với con bằng tiếng Anh, tiếng Trung Quốc trong khi chồng cô chỉ sử dụng tiếng Pháp.
Thành thạo 6 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Quan Thoại, Nga, Croatia, Nhật), Shannon chia sẻ phương pháp nuôi dạy con trai thành trẻ song ngữ.
Khi tôi và chồng chào đón con đầu lòng, chúng tôi đã thảo luận việc có nên nuôi dạy cháu trở thành trẻ song ngữ hoặc đa ngôn ngữ hay không. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ những gì tìm hiểu, phương pháp tôi áp dụng đối với con trai mình.
Đầu tiên, có rất nhiều tranh luận xoay quanh việc tại sao phải nuôi dạy một đứa trẻ song ngữ?. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc dạy trẻ ít nhất hai ngôn ngữ mang lại những giá trị tuyệt vời cho chính các em. Những ích lợi này bao gồm: khả năng giao tiếp với đám đông, phát triển tính cách cởi mở, tăng khả năng tập trung, mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai, tiếp cận với đa dạng nền văn hóa. Cuối cùng là giúp chống lại bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer.
Một nghiên cứu chống lại những lập luận này cho rằng dạy trẻ nhiều ngôn ngữ có thể khiến chúng bị rối loạn hoặc hạn chế khả năng tiếp thu. Nhưng nhiều chuyên gia đã chứng minh đây là nhận định sai lầm.
Khi trưởng thành, tôi thường nghe bố than thở về việc ông nội chưa bao giờ dạy bố và bác tôi tiếng Croatia, ngôn ngữ mẹ đẻ của bố tôi. Sự tiếc nuối của bố đã tạo ra tác động lớn đối với tôi. Đó là lý do giờ đây tôi đang học tiếng Croatia.
Tôi không muốn các con phải chịu sự nuối tiếc như ông nội. Tôi muốn các con được tiếp thu và gìn giữ ngôn ngữ, di sản văn hóa của bố mẹ. Nếu sau này khi lớn lên không học ngôn ngữ, tôi sẽ tôn trọng quyết định của con, nhưng giờ đây điều tối thiểu tôi có thể làm là dạy con những ngôn ngữ mà tôi thành thạo.
Khi nói đến việc nuôi dạy thành công trẻ song ngữ, thực tế là không có quy tắc chung dành cho mọi đối tượng. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm và thử áp dụng nhiều phương pháp để tìm ra chương trình phù hợp cho con cái. Dưới đây là những phương pháp nuôi dạy trẻ song ngữ phổ biến nhất mà tôi đã tìm hiểu.
1. Mỗi người một ngôn ngữ
Phương pháp mỗi người một ngôn ngữ (OPOL) có nghĩa là bố và mẹ sẽ sử dụng hai ngôn ngữ khác nhau khi giao tiếp với trẻ. Chẳng hạn người mẹ nói với con bằng tiếng Bồ Đào Nha trong khi người bố sử dụng tiếng Anh.
Phương pháp này vô cùng hiệu quả khi hai ngôn ngữ này khác với ngôn ngữ cộng đồng dân cư của họ đang sử dụng. Như tôi đưa ra phía trên, gia đình này có thể sinh sống tại Nhật Bản và do đó đứa trẻ sẽ học tiếng Nhật từ mọi người xung quanh hoặc trong trường học.
OPOL thường được đánh giá là phương pháp nuôi dạy trẻ song ngữ tốt nhất vì hạn chế việc trẻ bị xáo trộn ngôn ngữ. Nó cũng đảm bảo các em được tiếp xúc và sử dụng thường xuyên cả hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực, cố gắng từ phía bố mẹ.
Dạy trẻ hai ngôn ngữ mang lại nhiều lợi ích. Ảnh: Shutterstock
2. Ngôn ngữ phụ khi ở nhà
Phương pháp ngôn ngữ phụ khi ở nhà (ML@H) được sử dụng khi phụ huynh muốn con học ngôn ngữ ít phổ biến trong cộng đồng nhưng cá nhân họ coi trọng. Điều này có nghĩa là tại nhà, phụ huynh sẽ giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ phụ. Chẳng hạn vợ chồng đều nói tiếng Pháp ở nhà (dù đó không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của cả hai), nhưng sống ở Đức, nơi đứa trẻ sẽ học tiếng Đức ở ngoài xã hội.
3. Thời gian và địa điểm
Video đang HOT
Phương pháp thời gian và địa điểm (T&P) thường được áp dụng trong các trường học song ngữ. Buổi sáng, trẻ sẽ được học một ngôn ngữ trong khi buổi chiều là ngôn ngữ khác. Hoặc có thể thứ ba và thứ năm, trẻ sẽ học ngôn ngữ chính trong khi thứ hai, thứ tư và thứ sáu là thời gian dành cho ngôn ngữ phụ. Phụ huynh có thể điều chỉnh thời gian giảng dạy phù hợp với con.
4. Ngôn ngữ hỗn hợp
Theo phương pháp ngôn ngữ hỗn hợp (MLP), phụ huynh sẽ luân phiên sử dụng ngôn ngữ khác nhau với trẻ, phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp. Ví dụ cha mẹ sử dụng ngôn ngữ được hầu hết mọi người dùng khi nói về bài tập, hoạt động tại trường, thảo luận với con các vấn đề cá nhân bằng ngôn ngữ ít phổ biến hơn.
5. Hai bố mẹ, hai ngôn ngữ
Cách tiếp cận hai bố mẹ, hai ngôn ngữ (2P2L) là phương pháp tôi chia sẻ thêm, dành cho phụ huynh muốn nuôi dạy trẻ đa ngôn ngữ. Phương pháp này đòi hỏi bố và mẹ đều phải biết song ngữ. Chẳng hạn người mẹ nói với con bằng tiếng Anh, tiếng Đức trong khi người bố sử dụng tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông.
Phụ huynh không nhất thiết phải đi theo một phương pháp duy nhất mà có thể kết hợp tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh sống và tình huống sử dụng. Tuy nhiên, bất kể phương pháp nào, trẻ cũng cần được cung cấp nhiều tài liệu học và sự nhất quán trong việc giảng dạy từng ngôn ngữ.
Đối với đứa con đầu lòng, vợ chồng tôi giao tiếp với cháu bằng tiếng Pháp và tiếng Anh tại nhà. Với mục đích dạy con, chúng tôi đã hạn chế việc nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ này và bồi thêm một vài từ của ngôn ngữ còn lại.
Ngoài cộng đồng, gia đình tôi nói tiếng Anh, trong khi chồng tôi chỉ sử dụng tiếng Pháp. Như vậy, con trai tôi có thể dễ dàng tiếp thu tiếng Anh và tiếng Pháp và hiểu rằng nếu muốn giao tiếp với người thân, cháu sẽ phải học cả hai.
Thừa thắng xông lên, vợ chồng tôi quyết định nói chuyện với con bằng tiếng Trung Quốc. Chúng tôi đang đi theo phương pháp OPOL khi chồng tôi giao tiếp với con trai bằng tiếng Pháp còn tôi sử dụng tiếng Trung Quốc. Vì chúng tôi sống ở Mỹ nên không lo lắng về khả năng tiếng Anh của con. Cháu sẽ luyện tập nó với ông bà và trong trường học.
Tất nhiên theo thời gian và độ tuổi của con, chúng tôi sẽ phải điều chỉnh phương pháp giáo dục nhưng tôi tin rằng những chiến lược của mình sẽ tiếp tục phát triển theo quá trình trưởng thành của con. Và cuối cùng, một trong những cách học ngôn ngữ tốt nhất là sử dụng podcast. Mọi người hãy tham khảo cách sử dụng và tính năng tuyệt vời của podcast ngay hôm nay nhé.
Tú Anh
Theo Fluent in 3 Months/VNE
10 ngôn ngữ đáng học nhất trong 2019 2020: Muốn công việc thăng tiến, du lịch vi vu thì nên học ngay!
Học thêm các ngoại ngữ thông dụng và hữu ích này giúp bạn có thêm cơ hội phát triển học tập, sự nghiệp cũng như có được một chuyến đi du lịch thoải mái.
Bên cạnh tiếng Anh là một ngoại ngữ rất phổ biến hiện nay, học thêm các ngôn ngữ dưới đây sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời để thăng tiến trong học tập, công việc cũng như cho những chuyến du lịch ngoài nước. Dưới đây là 10 ngôn ngữ đáng học nhất trong năm 2019 - 2020 được trang Gooverseas gợi ý:
1. Tiếng Tây Ban Nha
Chỉ xếp sau tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha hiện có hơn 400 triệu người bản ngữ trên khắp thế giới. Nhưng không giống như tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha cũng là ngôn ngữ chính thức của 20 quốc gia và thường được dùng là ngôn ngữ đầu tiên, thứ hai hoặc thứ ba ở nhiều nước.
Nói tiếng Tây Ban Nha sẽ không chỉ giúp bạn du lịch Nam Mỹ và Châu Âu mà nó cũng là ngôn ngữ thứ hai lý tưởng cho những người sống ở Bắc Mỹ. Ngày nay, khoảng 13 phần trăm dân số Hoa Kỳ nói tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ đầu tiên và một nghiên cứu dự đoán rằng vào năm 2050, Hoa Kỳ có thể có nhiều cư dân nói tiếng Tây Ban Nha hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
2. Tiếng Pháp
Là ngôn ngữ được nói nhiều thứ năm trên thế giới, tiếng Pháp cũng là ngôn ngữ thứ hai được học nhiều thứ hai sau tiếng Anh. Ngôn ngữ đầu tiên phổ biến không chỉ ở Pháp và Canada mà còn ở nhiều quốc gia châu Phi, châu Á. Tiếng Pháp là một ngoại ngữ rất hữu ích khi du lịch: ngay cả khi tiếng Pháp không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của người đối thoại thì nó cũng có thể là một trong những ngôn ngữ mà họ biết.
3. Tiếng Đức
Tiếng Đức là ngôn ngữ bản địa được sử dụng rộng rãi nhất trên lục địa châu Âu. Đức là một cường quốc học thuật, kinh tế và chính trị. Tiếng Đức thực sự là một ngoại ngữ khá dễ học với người nói tiếng Anh. Với hàng ngàn từ đồng nghĩa và cấu trúc quy tắc khá cứng nhắc về ngữ pháp, người học chú tâm có thể tiếp thu tiếng Đức khá nhanh.
Tiếng Đức được nói không chỉ ở Đức mà còn ở Áo và phần lớn Thụy Sĩ. Những nơi phổ biến để học tiếng Đức gồm: Đức và Áo
4. Tiếng Trung Quốc
Tiếng Trung là ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới. Ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc và Đài Loan được gọi là tiếng Trung Quốc tiêu chuẩn; nó dựa trên tiếng địa phương phổ biến nhất của Trung Quốc, tiếng Quan thoại, được nói bởi 70 phần trăm người nói tiếng Trung Quốc.
Tuy nhiên, tiếng Trung sử dụng hệ thống chữ viết thay vì bảng chữ cái. Nếu chỉ học một phương ngữ của tiếng Trung như tiếng Quan thoại bạn cũng có thể giao tiếp bằng văn bản với người nói các phương ngữ khác, ngay cả khi bạn không thể hiểu nhau khi nói.
5. Tiếng Nga
Là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc, tiếng Nga cũng là ngôn ngữ bản địa được nói rộng rãi nhất ở châu Âu và phổ biến nhất ở lục địa Á-Âu. Tiếng Nga được nói ở các mức độ khác nhau không chỉ ở Nga mà ở nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ cũng như ở Israel và Mông Cổ .
Tiếng Nga không phải là ngoại ngữ dễ học nhất với người nói tiếng Anh. Nó không chỉ sử dụng một bảng chữ cái khác biệt là Cyrillic mà nó còn có rất nhiều trường hợp danh từ, điều mà hầu hết người bản ngữ nói tiếng Anh đã gặp trước đây.
6. Tiếng Ả Rập
Nhiều quốc gia trong thế giới Ả Rập nói một số dạng tiếng Ả Rập. Học tiếng Ả Rập sẽ không chỉ giúp người học tiếp cận với chữ viết trên khắp thế giới Ả Rập mà còn mở đường cho người học tiếp thu một hoặc một số phương ngữ được nói ở các khu vực và quốc gia khác nhau.
Nói tiếng Ả Rập tạo cơ hội trong công việc, du lịch, kinh doanh, chính trị, báo chí, và nhiều hơn nữa là các ngành công nghiệp.
7. Tiếng Ý
Tiếng Ý nổi tiếng là một ngôn ngữ lãng mạn, nhưng ngôn ngữ thuộc nhóm Rôman này hữu ích hơn nhiều so với nghệ thuật quyến rũ! Đây là ngôn ngữ không chỉ được nói trên khắp nước Ý mà còn được dùng ở Thụy Sĩ, Slovenia và Croatia.
Tiếng Ý cũng là một ngôn ngữ tương đối dễ dàng để người nói các ngôn ngữ Rôman khác như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp hay tiếng Bồ Đào Nha học. Ngược lại, những người nói tiếng Ý có thể dễ dàng tiếp thu những ngôn ngữ này.
8. Tiếng Hàn
Hệ thống chữ viết độc đáo của tiếng Hàn Quốc, được phát minh vào thế kỷ 15, đã được các nhà ngôn ngữ học mệnh danh là một trong những ngôn ngữ học trung thực nhất về mặt âm vị học. Tất nhiên, học tiếng Hàn cũng sẽ giúp bạn tiếp cận với văn hóa, văn học và âm nhạc Hàn Quốc, đặc biệt là K-Pop.
9. Tiếng Nhật
Tiếng Nhật được nói nhiều thứ 9 trên thế giới vì thế dù với mục đích đi du lịch, hiểu lời bài hát J-Pop yêu thích hay để đọc truyện tranh từ bản gốc thì tiếng Nhật vẫn là một trong những ngôn ngữ hàng đầu để học.
Tiếng Nhật cũng là một ngôn ngữ "kết nối" tuyệt vời để học thêm các ngôn ngữ châu Á khác. Bởi vì hệ thống chữ viết của Nhật Bản bao gồm một số ký tự tiếng Trung Quốc và ngữ pháp tương tự như tiếng Hàn, nên người học tiếng Nhật có thể tiếp cận với cả hai ngôn ngữ này.
10. Tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai phổ biến nhất trên thế giới, với 1,4 tỷ người người bản ngữ và không phải bản ngữ. Một phần năm người trên toàn cầu ít nhất nói được một ít tiếng Anh, vì vậy ngay cả khi bạn không nói được tiếng bản ngữ của người đối thoại, rất có thể bạn sẽ giao tiếp với họ được bằng tiếng Anh.
Tiếng Anh tạo ra cầu nối giữa các nền văn hóa và những ngôn ngữ. Vì thế chẳng có gì thắc mắc khi tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ đáng học hàng đầu trên toàn thế giới.
Theo Gooverseas/Helino
Những điểm mới nhất trong tuyển sinh của trường Phan Bội Châu năm học 2020 - 2021 Năm học 2020 - 2021, học sinh thi vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu sẽ được lấy điểm Ngoại ngữ từ điểm kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, học sinh chuyên Tin học có thể thi môn Toán hoặc Tin học. UBND tỉnh mới đây vừa phê duyệt phương án tuyển sinh vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu năm học...