Cách chọn đồ chơi thông minh giúp trẻ hạn chế nghiện game, internet
Cha mẹ nên cập nhật kiến thức công nghệ để bảo vệ con cái và nên chọn đồ chơi thông minh cho trẻ, thay vì để trẻ lao vào máy tính.
Theo nguồn tổng hợp
Kinh nghiệm mua sắm mùa giảm giá cuối năm
Năm hết, Tết đến là dịp để các nhãn hàng "tung" khuyến mãi, các tín đồ mua sắm có cơ hội sở hữu hàng hóa, dịch vụ giá rẻ. Nhưng cũng nhân đó, không ít đối tượng làm ăn chụp giật vào mùa "giăng bẫy" người tiêu dùng.
Chính vì vậy, mua sắm cuối năm cần trang bị cho mình một số kinh nghiệm để tránh tình trạng "mất tiền mua cái bực mình vào người".
Video đang HOT
Tỉnh táo trước "khuyến mại khủng"
Bản chất của các nhà kinh doanh sản xuất là tìm lợi ích từ thi trường. Chính vì lẽ đó, "không có bữa trưa miễn phí" và việc giảm giá trong những dịp lễ, tết cuối năm đều nằm trong kế hoạch kinh doanh của họ. Hay nói cách khác, không có khuyến mãi nào là "khủng".
Đó có thể là hoạt động thúc đẩy lượng hàng tồn đọng, vừa đảm bảo doanh số trong năm nhưng đồng thời cân đối giữa chi phí nhập hàng và doanh số thu về để đảm bảo lợi nhuận chung. Đó có thể là việc "xả hàng" để chuẩn bị cho những thế hệ sản phẩm mới hơn sắp chào thị trường.
Không ít người tiêu dùng có thể chấp nhận các hoạt động trên của bên bán, vì cho rằng giá rẻ thì có thể phải chịu thiệt ít nhiều. Nhưng, cũng rất có thể việc giảm giá là để thanh lý đống hàng đã giảm chất lượng hoặc lỗi bao bì, sắp hết hạn sử dụng... mà bạn không mong muốn.
Để tránh tình trạng mua nhầm sản phẩm không ưng ý, bạn cần kiểm tra chất lượng sản phẩm thật cẩn thận. Không nên chỉ vì rẻ mà mua, bởi có những sản phẩm rẻ nhưng chất lượng kém thì cũng sẽ chẳng thể sử dụng được.
Đặc biệt, một cái "bẫy" mà người tiêu dùng trong dịp giảm giá hay vấp phải là thấy rẻ thì mua và mua với số lượng nhiều để được khuyến mại khủng. Nhưng thực tế, những sản phẩm mua về thì không dùng hết và thậm chí không sử dụng đến.
Đây là một sự lãng phí không cần thiết, bởi khi bạn mua về cho dù giá rẻ nhưng không sử dụng tới thì khoản tiền bạn bỏ ra cho dù nhỏ cũng không mang lại lợi ích gì cho cuộc sống của bạn.
Chon nơi bán uy tín
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khẳng định, qua thực tế tiếp nhận và giải quyết các phản ánh, khiếu nại tại cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng cho thấy, thương mại điện tử là một phương thức mua sắm mới, thu hút số lượng lớn người tiêu dùng nhưng cũng tồn tại nhiều bất cập.
Với môi trường bán hàng trực tuyến thì mọi hàng hoá, dịch vụ bán trên đó khách hàng chỉ có thể cảm nhận bằng những quảng cáo và hình ảnh sản phẩm. Chính vì lẽ đó, nhiều khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng khác xa với hình ảnh và quảng cáo của các trang bán hàng. Như vậy, việc lựa chọn những trang bán hàng để mua hàng sẽ là một yếu tố quan trọng để bạn có thể mua được những sản phẩm như ý.
Nên chọn những trang bán hàng uy tín với những thông tin chất lương, xuất xứ hàng hoá rõ ràng với chính sách thanh toán, bảo hành, đổi trả minh bạch. Muốn như vậy, cần nắm thông tin qua các kênh như trang web bán hàng có được cấp giấy phép chính thức hay chưa, các nhận xét của những người đã từng mua hàng và dịch vụ trên web bán hàng này có tốt hay không, chính sách bảo hành, đổi trả khi sản phẩm không vừa ý hay lỗi có thuận lợi hay không?
Bạn cần phải xem xét kỹ những yếu tố trên để quyết định có mua hàng hàng không, chứ không chỉ vì những khuyến mại "khủng" về giá mà lại nhắm mắt chọn bừa rồi lại mua phải hàng không như ý, khiếu nại gây phiền toái.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, các khiếu nại, phản ánh của người dùng khi mua sắm online chủ yếu tập trung vào các nhóm hành vi như cung cấp thông tin giao dịch sai về xuất xứ hàng hóa, giá cả, khuyến mãi (thông tin sai về giá để thu hút người tiêu dùng, thực tế không có hàng hoặc có rất ít hàng hóa được bán với giá được khuyến mại, quảng cáo); hàng nhận được không giống với quảng cáo về hình dáng, tính năng, công dụng, thông số kỹ thuật...
Cẩn trọng trong thanh toán
Chúng ta hãy luôn mua hàng và thanh toán online tại những trang lớn, có uy tín. Bởi khi bạn thanh toán họ sẽ xác nhận đơn hàng nhanh, gửi thư hoặc nhắn tin xác nhận đã thanh toán, cung cấp thông tin giao hàng kèm thời gian giao hàng.
Khi đặt mua một món đồ online, hãy chắc chắn bạn sẽ quan tâm đến phương thức thanh toán COD (ghi tắt của chữ cash on delivery, có nghĩa là nhận hàng rồi mới giao tiền). Phương pháp này an toàn cho người tiêu dùng và không lo mất tiền, mất thời gian khi món hàng có vấn đề.
Còn nếu bạn muốn thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng cho những giao dịch trên các trang bán hàng mà bạn mới mua hàng lần đầu thì hãy dùng thẻ Debit trước (tức là loại thẻ nạp tiền bao nhiêu tiêu bấy nhiêu), để lỡ giao dịch bị thất bại, thẻ bị lỗi hay website bị hack thì số tiền trong thẻ không nhiều sẽ giảm thiểu nguy cơ mất tiền hơn.
Một lời khuyến nữa là đừng bao giờ sử dụng máy tính hoặc các thiết bị di động trong môi trường công cộng (mạng lan hoặc wifi). Khi bạn nhập thông tin thẻ tín dụng vào thanh toán, trình duyệt của chiếc máy tính đó sẽ lưu lại trong bộ nhớ tạm, kẻ xấu có thể lôi bộ nhớ tạm đó ra xem, thậm chí là xem thông tin thẻ của các máy tính trong cùng đường truyền internet. Hệ quả là bạn sẽ bị mất thông tin thẻ và cuối cùng là mất tiền oan mà không hiểu lý do vì sao. Hãy dùng máy tính của riêng bạn để mua hàng.
Theo Nguồn tổng hợp
Những lý do bạn cần biết để chọn mua và không mua tablet hiện nay! Trên thị trường chúng tôi muốn nhấn mạnh cho bạn rằng trong bài này tablet có nghĩa là tablet đúng nghĩa, chúng tôi không bao gồm những máy tính Windows có màn hình cảm ứng hiện đại hay có thể gập lại để chuyển hóa giữa hình dạng khác nhau. Trong bài này mình nói về những chiếc tablet chạy iOS hoặc Android,...