Cách chăm sóc trẻ mọc răng
Răng của trẻ nhỏ bắt đầu mọc từ 6 tháng cho đến khi 3 tuổi. Đấy là bộ răng sữa. Khoảng thời gian này, các bậc phụ huynh rất vất vả vì ngoài một số ít trẻ không gặp phiền phức gì nhiều khi mọc răng thì đa số trẻ bị đau đớn và khó chịu.
Răng của trẻ con dễ bị sâu hơn răng người lớn và dễ bị chấn thương hơn do chạy nhảy, đùa nghịch, vì vậy cần phải được quan tâm, chăm sóc chu đáo. Nếu trẻ em được giáo dục tốt về ý thức giữ gìn sức khoẻ răng miệng ngay từ khi còn nhỏ thì điều đó sẽ trở thành thói quen tự nhiên khi lớn lên.
Trình tự mọc răng của trẻ như thế nào?
Trẻ bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới trước tiên rồi đến răng cửa hàm trên, tiếp theo là răng cối sữa thứ nhất, sau đó là răng nanh. Khi mọc đến răng cối sữa thứ hai cũng là lúc bộ răng sữa đã mọc đủ, khi đó trẻ đã được khoảng 3 tuổi. Thông thường thì bé bắt đầu mọc răng khi được khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ mọc răng lúc mới 4 tháng tuổi và đến 1 tuổi đã mọc đầy đủ bộ răng sữa. Hoặc có trẻ không mọc một chiếc răng nào mãi cho đến khi được 2 tuổi. Các răng khác sẽ tiếp tục mọc lên theo đúng trình tự. Nếu lợi (nướu) của trẻ dày hơn các bạn cùng tuổi thì răng sẽ khó mọc hơn, nhưng cũng không cần phải lo lắng gì cả, vì cuối cùng răng cũng sẽ mọc.
Trình tự mọc răng của trẻ
Những triệu chứng thường gặp khi mọc răng
Trẻ con có thể biểu hiện đủ thứ triệu chứng khi mọc răng. Có những biểu hiện dễ dàng nhận ra là do răng đang mọc, nhưng có những triệu chứng dường như chẳng có gì liên quan đến mọc răng. Đầu tiên, phần lợi bên trên răng sắp mọc sẽ bị sưng đỏ lên, ở một số trẻ có thể lợi còn bị chảy máu một chút. Thỉnh thoảng, một bên má hoặc cả hai bên má của trẻ có thể bị ửng đỏ và hơi nóng, trẻ hay quấy khóc. Một vài triệu chứng khác cũng hay gặp là đi phân lỏng, nổi rôm sảy, có thể sốt nhẹ và sổ mũi.
Cha mẹ cần phải nắm được tiến trình mọc răng của trẻ, nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng của sự mọc răng để giúp cho trẻ bớt khó chịu ngay từ đầu. Khi trẻ mọc răng không chỉ có các bậc phụ huynh đau đầu vì trẻ hay quấy khóc, cáu bẳn, mà bản thân trẻ cũng thật sự rất khó chịu. Ngoài cảm giác đau, trẻ còn phải chịu đựng một số triệu chứng khác khiến chúng cảm thấy trong người rất khó ở.
Trẻ mọc răng có nên dùng thuốc?
Video đang HOT
Thuốc paracetamol có tác dụng giảm đau và an toàn khi dùng cho trẻ. Sử dụng paracetamol đúng liều lượng với tuổi và cân nặng sẽ giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó chịu này dễ dàng hơn, đặc biệt là buổi tối nhờ bớt đau, bé và cả cha mẹ sẽ được ngủ ngon. Dược sĩ hoặc bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn liều dùng thích hợp với trẻ. Ngoài ra, một vài loại thuốc khác tương tự cũng có bán rộng rãi tại các cửa hàng và hiệu thuốc.
Những điều cần lưu ý khi trẻ mọc răng
Trong giai đoạn mọc răng, trẻ bị “ngứa” răng và lợi nên muốn cắn và nhai vật gì đó cho đỡ khó chịu. Vì vậy, bố mẹ nên tìm mua cho trẻ những vật để cắn an toàn, ví dụ như vòng cắn nhựa hay những cục cắn nhựa kích thước lớn có hình trái táo chẳng hạn. Bố mẹ có thể cho trẻ gặm những mẩu bánh mì nướng khô hay bánh quy cũng được, miễn là bất cứ vật gì đưa cho trẻ cắn thì phải an toàn và phù hợp với lứa tuổi.
Khi trẻ mọc răng bố mẹ có thể cho trẻ gặm những mẩu bánh mì nướng khô hay bánh quy cũng được. (Ảnhminh họa)
Ngoài ra còn có một số loại gel và bột mọc răng được bán trong các hiệu thuốc và siêu thị lớn. Bạn nên cho bé dùng thử vài loại và chọn ra loại mà bé thấy dễ chịu nhất. Cách làm đơn giản là bạn chỉ việc bôi một ít bột hoặc gel vào đầu ngón tay và chà nhẹ lên lợi của bé.
Một điều nữa là có thể bé sẽ trở nên biếng ăn, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì tình trạng này chỉ kéo dài trong 1 2 ngày đầu. Khi răng đã mọc lên được rồi thì bé sẽ ăn lại như bình thường. Những ngày này, bạn chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước, cho ăn cháo nghiền hoặc thức ăn mềm, dễ tiêu hoá, hấp thu.
Theo vietbao
Trẻ em có cần chỉnh nha?
Do bẩm sinh, chấn thương, chăm sóc răng miệng chưa tốt, răng trẻ có thể gặp phải tình trạng răng mọc chen chúc, răng mọc ngầm, mọc kẹt, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sức khỏe. Vậy tuổi nào xử lý các rắc rối này là hiệu quả và ít tốn kém nhất?
Giai đoạn răng sữa
Giai đoạn này là từ khi trẻ mọc răng sữa đầu tiên cho đến khi 5 tuổi. Đây là giai đoạn tiền đề cho một bộ răng vĩnh viễn.
Lúc này, trẻ sẽ có 10 răng trên và 10 răng dưới. Cùng với sự lớn lên của trẻ, răng sữa thường có những khe hở giữa các răng. Điều này là tốt vì nó giúp cho răng vĩnh viễn có đủ chỗ để mọc lên sau này.
Giai đoạn này tập trung kiểm soát sâu răng là chính, ít khi chỉ định điều trị chỉnh nha vì chỉnh nha là nhằm mục đích chỉnh răng vĩnh viễn.
Giai đoạn răng hỗn hợp
Giai đoạn này từ 6-12 tuổi.
Những răng vĩnh viễn đầu tiên sẽ mọc là răng cối lớn trong cùng (răng số 6), răng cửa hàm dưới và răng cửa hàm trên.
Khoảng 9 tuổi đến 12 tuổi, trẻ bắt đầu mọc các răng còn lại: răng nanh, răng cối nhỏ thứ nhất và thứ hai (bác sĩ thường gọi là răng 3,4,5).
Ở độ tuổi này, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chỉnh nha sớm, để kiểm tra xem có răng ngầm hay thiếu răng bẩm sinh (chủ yếu là răng cửa bên hàm trên hoặc răng cối nhỏ thứ 2). Cách tốt nhất để phát hiện là chụp phim toàn cảnh Panorex khi trẻ đến khám định kỳ ở giai đoạn này. Chụp Panorex cũng giúp phát hiện răng ngầm, răng dư, và những nguyên nhân khác làm cho răng không mọc lên được.
Trẻ cũng có thể có những sai lệch ban đầu như răng chen chúc, răng cắn chéo, hay khoảng hở giữa các răng.
Khoảng hở giữa các răng là một hiện tượng không quá nghiêm trọng. Do răng vĩnh viễn khi mọc lên thường sẽ đóng lại các khoảng này. Chỉ khi răng vĩnh viễn đã mọc đủ mà vẫn còn khoảng hở thì mới nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chỉnh nha vì đôi khi răng nanh ngầm cũng làm cho răng cửa vĩnh viễn bị thưa.
Hiện tượng răng chen chúc, mọc không ngay ngắn thường ít khi phải điều trị vì lưỡi sẽ đẩy răng vào đúng vị trí của nó trên cung hàm sau khi nhổ răng sữa. Nếu sau khi răng đã mọc ra đầy đủ hết thân răng mà vẫn chen chúc, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chỉnh nha.
Với trường hợp răng cắn chéo, chỉ có điều trị đưa răng về đúng vị trí khớp cắn mới không ảnh hưởng tới khả năng nhai cũng như khớp thái dương hàm.
Ở giai đoạn này, trẻ nên được chỉnh nha sớm nếu có xu hướng phát triển xương theo khuynh hướng sai lệch hô, hoặc móm, răng chen chúc,...
Giai đoạn răng vĩnh viễn: trên 12 tuổi
(Răng sữa đã được thay thế bởi các răng vĩnh viễn)
Bộ răng sẽ mọc thêm răng cối lớn thứ hai (răng số 7) vào lúc 12-13 tuổi, và cuối cùng là răng cối lớn thứ ba (răng số 8 hay răng khôn) vào lúc 18 tuổi.
Trong giai đoạn này những vấn đề phát triển xương hàm (như hô hoặc móm) và răng (răng chen chúc, cắn sâu, cắn hở, v.v...) sẽ biểu hiện rõ rệt hơn. Vì vậy, đây là giai đoạn mà phụ huynh đưa trẻ đến gặp bác sĩ chỉnh nha nhiều nhất.
Như vậy, kết quả chỉnh nha đạt được sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phụ huynh đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên về chỉnh nha. Đưa trẻ đến đúng thời điểm hoặc đến sớm có thể giúp bác sĩ kiểm soát được sự tăng trưởng của răng và xương, nhờ đó kế hoạch điều trị đạt được tốt nhất mà không phải nhổ răng hoặc phẫu thuật. Đưa trẻ đến muộn sẽ làm bác sĩ thụ động hơn, và kế hoạch đề ra chủ yếu là sửa chữa những sai lệch, chứ không còn là ngăn chặn và định hướng phát triển nữa.
Theo Dân Trí
Giúp trẻ bớt đau Giúp trẻ bớt đau Khi trẻ bị đau - như cắt bao quy đầu, tiêm vắc xin hoặc mọc răng, cha mẹ có thể thực hiện một số cách các chuyên gia thuộc Trường đại học Michigan (Mỹ) đưa ra để an ủi trẻ, làm dịu cơn đau của trẻ, theo healthday.com: bế trẻ và cố gắng tiếp xúc qua da với trẻ...