Cách bôi vitamin E dưỡng ẩm da, chống lão hóa
Vitamin E không chỉ tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn là trợ thủ đắc lực cho một làn da khỏe đẹp rạng ngời.
1. Lợi ích làn da có được từ vitamin E
Sử dụng vitamin E chăm sóc làn da là một trong những liệu pháp lành tính, đơn giản và hiệu quả. Vitamin E giàu hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm, giúp dưỡng ẩm và trẻ hóa làn da.
Các công dụng của vitamin E đối với làn da như sau:
- Giảm thâm sạm da: Các vấn đề về hormone và yếu tố môi trường là một trong những nguyên nhân gây tăng sắc tố da (melanin) dẫn đến sự hình thành các nốt thâm sạm trên da. Thoa vitamin E ngoài da có tác dụng hỗ trợ giảm sắc tố, nhờ đó giúp cải thiện làn da thâm sạm, không đều màu.
- Giảm nếp nhăn , làm chậm lão hóa:Vitamin E đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết cấu da và duy trì làn da trẻ trung. Với thành phần giàu các hoạt chất chống oxy hóa, vitamin E có hiệu quả làm chậm quá trình lão hóa và giảm nếp nhăn.
- Dưỡng ẩm, nuôi dưỡng làn da: Vitamin E giúp bổ sung độ ẩm, giảm thiểu và ngăn ngừa các tình trạng da khô, bong tróc. Hơn thế, vitamin E còn thúc đẩy sự tái tạo các tế bào mới trên những vùng da bị khô, nứt nẻ như da mặt và môi. Với hoạt chất kháng viêm, vitamin E hỗ trợ làm dịu các tình trạng da kích ứng, như chàm và vảy nến.
- Làm dịu làn da cháy nắng : Thoa vitamin E lên những vùng da cháy nắng có hiệu quả xoa dịu và giảm bỏng rát một cách nhanh chóng.
Vitamin E giàu hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp dưỡng ẩm và trẻ hóa làn da.
2. Các cách ứng dụng vitamin E đơn giản và hiệu quả
Video đang HOT
Vitamin E có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể ứng dụng một cách dưới đây:
- Dùng vitamin E như serum dưỡng da: Lấy vài giọt vitamin E vào lòng bàn tay, nhẹ nhàng thoa lên mặt, đặc biệt các vùng mắt, trán và môi. Dùng đầu ngón tay massage để dưỡng chất thẩm thấu và để qua đêm. Bổ sung vitamin E vào chu trình chăm sóc da hằng ngày sẽ hỗ trợ dưỡng ẩm cho làn da và đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa.
- Kết hợp cùng kem dưỡng da: Kết hợp 3-4 giọt vitamin E cùng các loại kem dưỡng da vào ban đêm để tăng hiệu quả làm đẹp cho làn da. Sự kết hợp này có thể giúp làn da trở nên tươi trẻ, mịn màng hơn, đặc biệt giúp giảm các quầng thâm dưới mắt hiệu quả.
- Sử dụng để xoa dịu làn da bị cháy nắng: Kết hợp vài giọt vitamin E cùng ½ cốc sữa chua và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh. Thoa đều hỗn hợp lên vùng da cháy nắng, rửa sạch mặt sau khoảng 15 phút. Cách này sẽ giúp làm dịu da, giảm cảm giác nóng rát khó chịu do cháy nắng gây ra.
Sử dụng vitamin E chăm sóc làn da là một trong những liệu pháp lành tính, đơn giản và hiệu quả.
3. Một số lưu ý khi sử dụng vitamin E
Vitamin E có thể không phù hợp đối với làn da nhạy cảm và có thể gây kích ứng mẩn đỏ. Vì vậy, bạn hãy thoa một ít vitamin E lên mu bàn tay khoảng 30 phút để kiểm tra sự an toàn của hoạt chất đối với làn da.
Ngoài ra, đối với người da dầu nên hạn chế sử dụng vitamin E. Dưỡng chất này có hiệu quả dưỡng ẩm và duy trì vẻ tươi trẻ cho làn da khô và da thường khi sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với làn da dầu chỉ nên sử dụng vitamin E từ 1-2 lần/tuần để tránh tình trạng dư dầu và bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông trên da.
Khi sử dụng vitamin E chăm sóc da, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trường hợp cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu trên da ngay sau khi thoa vitamin E, hãy chườm da với đá lạnh để xoa dịu nhanh chóng các tình trạng kích ứng.
- Thời điểm thoa vitamin E tốt nhất là trước giờ ngủ 30 phút và để qua đêm. Lưu ý sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để rửa sạch dầu trên da vào sáng hôm sau.
- Vitamin E là gốc dầu, có thể gây dính nhớp. Nếu sử dụng vitamin E qua đêm, bạn nên dùng một chiếc khăn che phủ gối để tránh dầu dính ra xung quanh.
Bôi kem chống nắng có hại gì không?
Sử dụng kem chống nắng là biện pháp phòng ngừa để bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia cực tím.
Bên cạnh những lợi ích như ngăn ngừa cháy nắng và lão hóa sớm, trong một số trường hợp, kem chống nắng cũng có thể tiềm ẩn rủi ro...
1. Lợi ích của kem chống nắng
Tia UV có trong ánh nắng mặt trời gồm UVA và UVB có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho da, gây cháy nắng, lão hóa da và tăng nguy cơ ung thư da.
Kem chống nắng dùng để bôi lên da nhằm bảo vệ da khỏi bức xạ cực tím (UV) bằng cách hấp thụ và/hoặc phản xạ bức xạ này.
Kem chống nắng là chất bảo vệ da khỏi tác hại của bức xạ tia cực tím mặt trời.
Khi được sử dụng theo chỉ dẫn, kem chống nắng có thể ngăn ngừa:
Sạm da: Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các tế bào melanocytes sẽ tăng cường sản xuất sắc tố melanin để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Tiếp xúc với ánh nắng càng lâu thì số lượng melanin tối màu sinh ra càng nhiều, có nghĩa là làn da sẽ trở nên sạm đen và thiếu sức sống.
Da khô , bong tróc: Da khô cũng là một trong những tác hại của việc không dùng kem chống nắng. Theo đó, khi không thoa kem chống nắng, da sẽ bị tia UVA (chiếm 95% trong ánh nắng mặt trời) tấn công và kích thích sản xuất men tiêu hủy cấu trúc nền (MMPs). Khi được kích thích, loại men này sẽ phát triển và khiến phân tử giữ nước proteoglycans bị đứt gãy. Do phân tử nước đã bị tổn thương nên da cũng vì thế mà trở nên khô và dễ bong tróc.
Da lão hóa , nhăn nheo: Bên cạnh phân tử giữ nước, men MMPs còn làm làm đứt gãy cả protein dạng sợi (collagen, elastin, laminin, fibronectin). Trong khi đó, protein dạng sợi rất cần thiết để da trông căng mọng, trẻ trung. Vì thế, da nhăn nheo, nhanh lão hóa cũng là hệ quả do việc không "phòng thủ" kỹ càng trước ánh nắng mặt trời.
Da bị cháy nắng : Thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc quá nhiều với tia UV. Một vài ngày sau khi da bị cháy nắng, làn da sẽ bắt đầu bong tróc và ngứa là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng loại bỏ các tế bào bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Theo Tổ chức Ung thư da, mỗi vết cháy nắng đều là dấu hiệu làn da đang bị tổn thương, có thể dẫn đến da lão hóa sớm và ung thư da.
Nám , tàn nhang: Nám và tàn nhang cũng là một trong những tác hại của việc không dùng kem chống nắng gây ra. Theo thời gian, melanin tối màu tích tụ càng dày đặc, các vết nám và tàn nhang sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, rõ rệt và khó để điều trị, đặc biệt là các vùng da như gò má, trán, cằm...
Giảm nguy cơ ung thư da : Khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, tia cực tím sẽ làm tổn thương DNA của tế bào da và gây ra các đột biến. Các tế bào bị đột biến này sẽ phát triển ngoài tầm kiểm soát và tạo thành một khối các tế bào ung thư da.
2. Cẩn trọng nguy cơ dị ứng kem chống nắng
Bên cạnh những lợi ích bảo vệ da kem chống nắng cũng tiềm ẩn những rủi ro. Một số thành phần có trong kem chống nắng có thể gây kích ứng da đối với một số người, đặc biệt là những người có da nhạy cảm, da dễ nổi mụn.
Nhiều loại kem chống nắng chứa các hợp chất hóa học có khản năng gây kích ứng da.
Do nhiều loại kem chống nắng chứa các hợp chất hóa học như oxybenzone, avobenzone, octinoxate, và các thành phần khác đã được chứng minh là có thể gây kích ứng cho da một số người, đặc biệt là người có làn da nhạy cảm. Ngoài khả năng gây dị ứng cao, các hợp chất hóa học này ngày càng được chú ý vì khả năng gây rối loạn nội tiết và gây độc cho môi trường.
Một số kem chống nắng còn có chứa các chất phụ gia và hương liệu để tạo mùi hấp dẫn. Những thành phần này cũng có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm. Các triệu chứng của dị ứng da có thể khá đa dạng, nhưng nhìn chung có thể quan sát thấy bao gồm: Mẩn đỏ, kích ứng, cảm giác ngứa ran hoặc nóng rát, nổi mụn nhỏ, cảm giác khô hoặc căng.
Những triệu chứng này có thể xuất hiện ngay sau khi sử dụng sản phẩm nhưng cũng có thể xuất hiện vài ngày sau hoặc thậm chí nhiều năm sau.
Vì vậy, để tránh kích ứng da khi sử dụng kem chống nắng, nên:
Lựa chọn sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm nếu có làn da dễ bị kích ứng.
Kiểm tra kỹ thành phần trước khi mua và chọn các sản phẩm không chứa các chất gây kích ứng.
Thử nghiệm sản phẩm trên một vùng nhỏ của da trước khi sử dụng để kiểm tra có phản ứng bất thường hay không.
Không sử dụng sản phẩm quá hạn. Nếu kem chống nắng đã hết hạn sử dụng, không nên tiếp tục sử dụng vì có thể không còn hiệu quả và gây tác dụng phụ.
Tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài việc sử dụng kem chống nắng, cần đội mũ nón, áo che mặt và kính râm để bảo vệ da khỏi ánh nắng trực tiếp.
Trong quá trình sử dụng, nếu có bất kỳ triệu chứng kích ứng nào, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn, xác định nguyên nhân gây kích ứng và điều trị kịp thời.
Thói quen chăm sóc da tốt nhất cho chị em bước sang tuổi 40 Khi chúng ta bắt đầu bước sang tuổi 40, cần đặc biệt chú ý tới việc chăm sóc da. Dưới đây là một số thói quen chăm sóc da tốt nhất cho lứa tuổi này, để duy trì vẻ đẹp và làn da sáng mịn. 1. Quy trình chăm sóc da khác nhau tùy theo độ tuổi Khác với độ tuổi 20, phụ...