Cách ăn này khiến người Việt làm hỏng tim nhanh hơn
Việc gia tăng số lượng người Việt mắc các bệnh lý tim mạch có nguyên nhân từ thói quen ăn uống, sinh hoạt.
BS. Ngô Tuấn Anh, Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết tại Việt Nam, bên cạnh bệnh thấp tim và các bệnh van tim do thấp còn chiếm khá cao, các bệnh lý mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi và phình động mạch chủ ngực, bụng đang trở thành nhóm bệnh chính gây tử vong.
Việc gia tăng số lượng người Việt mắc các bệnh lý tim mạch có nguyên nhân từ thói quen ăn uống, sinh hoạt.
1. Ăn nhiều muối
Muối là kẻ thù hàng đầu của người mắc bệnh lý tim mạch, cũng như đe doạ sức khoẻ một người bình thường có thể bị tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ. Đó là bởi khi ăn nhiều muối, hàm lượng nước trong máu tăng gây áp lực lên mạch máu, làm tăng thể tích máu, tim phải hoạt động nhiều hơn.
Ăn nhiều muối là thói quen xấu có thể gây bệnh tim mạch.
Khi mạch máu bị thu hẹp có nghĩa là ít oxy và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào, làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, đột quỵ và đau tim.
Trong khi đó, theo Bộ Y tế, trung bình mỗi người Việt hàng ngày đang ăn tới gần 10g muối, gần gấp đôi so với khuyến nghị của thế giới là 5g. Trung bình trong 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp, cứ 3 ca tử vong thì một do bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch máu não.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia cho hay, ăn quá 5g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một thìa 5g muối chứa khoảng 2.000mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành. Trẻ nhỏ dưới một tuổi, lượng muối được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo dưới 1,5g và trẻ sơ sinh ăn dưới 0,3g muối.
2. Ăn nhiều nội tạng động vật
Nội tạng động vật (tim, gan, lòng, não,…) được xác định có chứa nhiều dinh dưỡng (tuỳ bộ phận) song chứa lượng lớn chất béo bão hòa và cholesterol, thường xuyên ăn sẽ làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo chỉ nên bổ sung lượng chất béo bão hòa bằng 5-6% lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Đây là lý do người Mỹ không ăn hoặc ăn rất ít nội tạng.
Nội tạng động vật nếu ăn nhiều dễ “nạp” vào người nhiều cholesteron.
Lượng sử dụng nội tạng động vật phù hợp với mỗi người theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng với người trưởng thành chỉ nên ăn 2-3 lần trong tuần (khoảng 50-70g/lần), trẻ em ăn 2 lần một tuần (khoảng 30-50g/lần).
Các chuyên gia cũng khuyên người già, người thừa cân, béo phì, người bị rối loạn mỡ máu hoặc mắc bệnh lý tim mạch tốt nhất không nên dùng các món ăn chế biến từ phủ tạng động vật.
3. Ăn nhiều đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn
Video đang HOT
Một số nghiên cứu đã liên kết việc tiêu thụ các loại thực phẩm chiên, như khoai tây chiên, gà chiên và đồ ăn nhẹ chiên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Phương pháp chiên thông thường tạo ra chất béo trans, một loại chất béo làm gia tăng cholesterol xấu và hạ thấp cholesterol tốt.
Nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chứa các loại dầu hydro hóa một phần, không an toàn và chứa một lượng lớn chất béo bão hòa.
Những loại dầu hóa học sẽ dẫn tới béo phì và mức cholesterol cao, do đó nó có thể dẫn đến sự phát triển của các vấn đề về tim mạch hay bệnh tiểu đường.
4. Ăn nhiều đường, đồ ngọt
Bột đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, năng lượng được cung cấp phải tương ứng với hoạt động của cơ thể. Khi dư thừa, một phần glucid sẽ được dự trữ trong các bắp thịt và gan, phần khác sẽ được chuyển thành axit béo hoặc triglycerit làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể.
Ăn thừa chất đường được xác định là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu đã chứng minh khi lượng đường được ăn nhiều hơn sẽ làm tăng đáng kể huyết áp tâm thu (6,9 mm Hg) và huyết áp tâm trương (5,6 mm Hg). Theo nghiên cứu, những ai ăn nhiều calo (từ 25% calo trở lên) sẽ tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch gấp 3 lần.
Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người hiện nay cao gấp từ 2 – 8 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), do thói quen ăn uống các chế phẩm ăn nhanh và làm sẵn. Với thanh thiếu niên, mức tiêu thụ đường hiện tại có thể cao gấp từ 6 – 16 lần.
Đường làm tăng nguy cơ bị phù nề, khiến ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim. Do đó, nên hạn chế ăn các đồ ngọt như kẹo, chocolate, bánh gato, bánh ngọt, bánh quy, mật ong, bánh mỳ ngọt, kem. Những thực phẩm này chứa chất béo và hàm lượng calo cao.
Chế độ ăn hợp lý giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch
- Giảm muối: chế độ ăn giảm muối giúp giảm và kiểm soát tăng huyết áp.
- Giàu kali: thiếu kali làm ảnh hưởng tới huyết áp, gây rối loạn nhịp tim. Chế độ ăn bổ sung kali giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Các thức ăn giàu kali bao gồm chuối, cam, lê, mận chín…
- Nhiều rau, trái cây, ngũ cốc.
- Tránh thức ăn chế biến sẵn.
- Dùng dầu ăn thay vì dùng mỡ động vật để tránh chất béo bão hòa.
- Mua thịt chưa chế biến, chế biến bằng đồ không có chất béo bão hòa và transfat.
- Tránh thức ăn và đồ uống có nhiều đường.
- Không dùng bơ kèm mayonaise khi chế biến thức ăn, chỉ nên dùng một trong hai thứ này mà thôi.
- Có thể uống rượu với lượng rượu vừa phải.
- Nếu có thể, nên đến bác sỹ dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn hợp lý.
(Nguồn: Viện Tim mạch Quốc gia)
Quỳnh An
Theo giadinh.net
Cô gái 23 tuổi suýt mắc ung thư chỉ vì thói quen dùng đồ lót quá "kỳ dị"
Đồ lót dù là thứ đồ mặc bên trong nhưng lại vô cùng quan trọng với chị em phụ nữ. Trong thực tế, đã có nhiều phụ nữ phải nhập viện vì những thói quen tai hại khi dùng đồ lót, trường hợp của cô gái trẻ dưới đây là một ví dụ.
Theo Sina, một cô gái 23 tuổi người Hồ Bắc, Trung Quốc đã đến khoa Phụ khoa của Bệnh viện Vũ Hán khi 1 tháng không có kinh nguyệt, "vùng kín" nóng rát và tiết ra rất nhiều dịch.
Trong quá trình tìm hiểu lịch sử y tế, các bác sĩ phát hiện cô gái trẻ đã từng đến bệnh viện khám cách đây 1 năm và cũng có dấu hiệu tương tự. Lúc đó cô cho biết mình có cảm giác như đang đau dạ dày, vùng dưới rất rát và tiết ra dịch lạ. Tuy nhiên, sau lần kiểm tra đó cô nghĩ mình đã ổn nên không chú ý vào việc điều trị dứt điểm.
Bệnh nhân nữ tại bệnh viện.
Gần đây, tình trạng sức khỏe của cô ngày một tồi tệ, khi cảm thấy quá khó chịu, cô đã nhờ bạn đưa mình vào viện khám. Bác sĩ Hoàng, trưởng khoa Phụ Khoa cho biết, sau khi khám cho cô gái trẻ, bà phát hiện ra rằng cô gái này đã bị tổn thương tiền ung thư âm hộ. Điều mà bà thấy lạ là bệnh nhân mắc bệnh này thường là phụ nữ mãn kinh trên 50 tuổi, trường hợp mắc bệnh trẻ tuổi như cô gái trên thì quả là hiếm.
" Đây là một trường hợp bệnh kỳ lạ nhất là tôi từng gặp", bác sĩ Hoàng nói.
Bác sĩ Hoàng, trưởng khoa Phụ Khoa.
Sau một loạt các chẩn đoán, các bác sĩ kết luận nguyên nhân khiến cô gái trẻ mắc bệnh đến từ thói quen sinh hoạt. Ai cũng phải sốc trước lời "thú tội" của cô gái trẻ về thói quen hàng ngày của mình: "Tôi thường thay đồ lót 1 tháng/lần. Ngay cả khi có kinh nguyệt, tôi chỉ thay băng vệ sinh và vẫn tiếp tục dùng đồ lót cũ. Hàng ngày, tôi thường xuyên thức khuya và hút thuốc".
Theo bác sĩ Hoàng, thói quen xấu khiến cho hệ miễn dịch của cô gái 23 tuổi bị suy giảm vì thế cô dễ nhiễm virus mắc bệnh. May mắn thay, cuộc phẫu thuật cho cô gái thành công, bác sĩ đã loại bỏ hết các tổn thương tiền ung thư âm hộ, bệnh nhân trẻ này đang dần hồi phục sức khỏe.
Bác sĩ Hoàng cũng nhắc nhở phụ nữ nên chú ý đến thói quen sức khỏe của mình và phát triển thói quen sống thật tốt, như vậy mới có thể tránh mắc phải các bệnh phụ khoa.
Không chỉ thói quen lười thay đồ lót, những sai lầm tai hại dưới đây cũng sẽ khiến chị em mắc bệnh phụ khoa:
- Mặc quần lót quá chật: Mặc quần lót chật sẽ gây ra cảm giác khó chịu và kích ứng da do sự tiếp xúc của bề mặt âm đạo với quần lót quá chật. Thêm vào đó, quần lót quá chật khiến cho hoạt động lưu thông máu bị hạn chế, sự bó sát làm cho vùng kín không được lưu thông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Mặc quần lót có nhiều màu sặc sỡ: Thông thường, nội y sặc sỡ thường được nhuộm màu và có thể chứa một số hóa chất độc hại để giữ màu lâu hơn. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng những chất này có thể phai ra, ngấm vào vùng kín, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Chọn chất liệu không phù hợp: Các chuyên gia khuyên chúng ta nên sử dụng các loại quần lót được làm từ chất liệu coton bởi chúng thấm hút cực nhanh, thông thoáng khi sử dụng và ít gây ra các bệnh viêm nhiễm do nấm mốc và vi khuẩn.
- Phơi đồ lót trong nhà vệ sinh: Môi trường trong nhà tắm thường ẩm ướt, đây chính là nơi để các loại vi khuẩn như nấm mốc phát triển. Chúng sẽ làm cho chị em bị viêm nhiễm, gây ra cảm giác ngứa, khó chịu. Tốt nhất, chị em nên phơi quần lót ngoài ánh sáng và môi trường thoáng mát để đảm bảo cho quần của bạn được khô thoáng, sạch sẽ và không còn điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Bao lâu nên thay mới nội y?
Thông thường, đồ lót cần được thay mới sau 3-6 tháng sử dụng. Tùy theo mức độ sử dụng thường xuyên của loại quần áo này với mỗi người là khác nhau và thời gian đó có thể xê dịch chút ít.
Theo một nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng:
- Quần lót mặc thường xuyên, sau khi sử dụng giặt 30 lần thì nên vứt đi.
- Quần lót thỉnh thoảng mặc (mỗi tuần khoảng 1 lần), khoảng nửa năm nên thay đổi sang quần mới.
- Quần lót mua về cất dưới đáy tủ, 1 năm sau không kể có mặc hay không thì cũng nên vứt đi.
- Quần lót chuyên dụng cho tập luyện thể dục tốt nhất chỉ nên mặc 20 lần.
- Quần lót dùng trong những ngày kinh nguyệt chỉ mặc 15 lần là có thể vứt đi.
Khi sử dụng đồ lót cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Không nên giặt quần lót và phơi nơi thiếu ánh sáng vì như thế sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển.
- Không nên mặc quần lót quá 12 tiếng.
- Hạn chế sử dụng quần lót lọt khe, vì vừa gây khó chịu vừa không có tác dụng bảo vệ "vùng kín" của chị em.
Theo Sina/baodansinh
5 giờ "cân não" nối cánh tay đứt lìa cho người đàn ông 40 tuổi Người đàn ông 40 tuổi bị tai nạn đứt rời cánh tay. Tưởng như bị tàn phế suốt đời nhưng cánh tay của anh được "hồi sinh" sau 5 giờ phẫu thuật. Anh H.V.N. (40 tuổi, ở Quảng Ninh) bị tai nạn lao động do dây tời cuốn, khiến cánh tay phải bị nhổ giật đứt rời hoàn toàn. Vết thương nặng, cánh...