Các yếu tố nguy cơ của bệnh suy tĩnh mạch
Các bệnh tĩnh mạch là một vấn đề quan trọng cho y học và xã hội, do bệnh ảnh hưởng đến nhiều người, đến sức lao động của xã hội. Chi phí nhập viện và điều trị của bệnh này cũng rất cao.
Ảnh minh họa
Những yếu tố gây bệnh
Người ta đã tính rằng, 35% số người làm việc và hơn 50% số người nghỉ hưu ở châu Âu mắc bệnh tĩnh mạch (Journal of International Medicine). Trong đó, 1% số nam giới và 4,5% nữ giới bị suy tĩnh mạch chi dưới.
Di truyền là mẫu số chung: Một số người về di truyền có thể mắc bệnh này. Điều này hiện nay đã được biết là do thay đổi về enzyme trong các mô liên kết. Nếu tính luôn các biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch thứ phát do tiến trình viêm tĩnh mạch ( huyết khối), thì cần mở rộng danh mục các yếu tố nguy cơ bao gồm phụ nữ cho con bú, phẫu thuật, khiếm khuyết gia đình và thay đổi trong các thành phần của tiến trình đông máu.
Nữ giới dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên hơn nam giới (tỷ lệ giữa nam: nữ là 1:2 đến 1:3). Sự khác biệt này có thể do cá hormone (estrogen, progesterone), thai nghén, đứng lâu, khối lượng cơ thấp hoặc sử dụng giày không thích hợp.
Phụ nữ có nguy cơ đứng lâu khi làm việc (các xí nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp nhuộm…) nguy cơ còn tăng lên nếu thêm vào đó các công việc nội trợ.
Tăng trọng là một yếu tố nguy cơ vì lực tác động từ phía trước để hút máu về bị giảm (cơ hoành ở vị trí hít vào) và các dòng trào ngược ly tâm phát sinh từ áp lực ở ruột lên các tĩnh mạch hông: Không có áp lực nào ở ổ bụng ảnh hưởng trực tiếp đến chỗ nối tĩnh mạch hiển – đùi vì tĩnh mạch chủ dưới không có valve và các tĩnh mạch hông có rất ít hoặc không có valve. Những người béo phì thường áp dụng chế độ ăn kiêng và ăn rất ít chất xơ. Điều này dẫn đến táo bón và hồi lưu do áp lực khung chậu.
Thời kỳ thai nghén bao gồm một cơ chế dẫn tới sự thay đổi trương lực tĩnh mạch do progesterone và tử cung mang thai chèn ép các tĩnh mạch hông và tĩnh mạch khung chậu. Mặc dù chưa chứng minh được là có mối liên quan trực tiếp giữa số lần mang thai và các tĩnh mạch giãn, những khoảng cách giữa 2 lần mang thai càng ngắn thì yếu tố nguy cơ càng tăng.
Chủng tộc có ảnh hưởng ít nhiều đến bệnh này trừ khi chúng được kết hợp với sự phát triển về kinh tế (các nước phát triển) và thay đổi cách sống.
Thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ như thai nghén.
Video đang HOT
Phẫu thuật có thể gây biến chứng (huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch huyết khối). Tuy vậy, gần đây, tầm quan trọng của yếu tố nguy cơ này đã giảm bớt. Nguyên nhân có thể do sự gia tăng phẫu thuật bệnh nhân ngoại trú hoặc dự phòng heparin. Thay đổi các yếu tố đông máu, thường là do di truyền có thể làm gia tăng các yếu tố nguy cơ (thiếu antithrombin III, protein C, protein S, thay đổi chức năng tiểu cầu…).
Về thống kê, chưa có những kết luận hiển nhiên là huyết khối tĩnh mạch sâu làm gia tăng hay làm giảm các yếu tố nguy cơ hoặc phái nào dễ bị mắc bệnh hơn. Mặc dù 1/3 các trường hợp huyết khối có thể được chẩn đoán trên lâm sàng, những tiến bộ trong các phương pháp cận lâm sàng trong thập niên vừa qua (siêu âm Doppler, siêu âm nhịp, chụp nhấp nháy tĩnh mạch) đã góp phần vào việc chẩn đoán một số bệnh trong 2/3 trường hợp còn lại chưa được chẩn đoán đúng mức.
Các phương pháp điều trị, can thiệp
Can thiệp với laser nội tĩnh mạch: Phương pháp ít xâm lấn, có khả năng loại bỏ hầu hết các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch như đau nhức, nặng nề, nổi gân xanh chỉ với thủ thuật đơn giản. Bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau đớn, xuống sức sau ca mổ bởi trước đây, khi điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bệnh nhân phải phẫu thuật rất phức tạp, mất nhiều máu và gây đau đớn, nhưng nguy cơ tái phát rất cao. Còn can thiệp nội mạch sẽ rất nhẹ nhàng, có thể xuất viện sau 1 ngày, không gây biến chứng và gần như không tái phát.
Chích xơ tĩnh mạch: Chất chích xơ khi vào lòng mạch sẽ tạo thành một phản ứng viêm, tác động vào thành mạch giống như một chất keo dán dính, làm phá hủy tĩnh mạch, có tác dụng tại chỗ. Chất gây xơ không đi đến vị trí khác mà chỉ khu trú ở vị trí muốn điều trị, không đi về tim làm nghẽn mạch máu ở tim. Điều trị bằng gây xơ tĩnh mạch an toàn, không có biến chứng lâu dài. Biến chứng tại chỗ là đau, viêm tĩnh mạch, viêm mô dưới da.
Loại bỏ tĩnh mạch suy bằng năng lượng sóng cao tần: Phương pháp hủy mô bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số nằm trong khoảng sóng âm thanh. Dòng điện từ máy được truyền vào mô cơ thể qua một điện cực dạng kim, dòng sóng radio được truyền vào đầu kim và sinh nhiệt. Nhiệt do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử đông phần mô cần hủy.
Ngoài ra còn một số phương pháp khác, trong đó có điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định tùy từng bệnh nhân cụ thể.
Phân loại các dạng đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi não không đủ ôxy khiến cho các tế bào não chết, não thiếu ôxy càng lâu tổn thương càng nhiều...
Hình: Internet
Phân loại đột quỵ
Theo thông tin từ BV Đa khoa quốc tế Vinmec, đột quỵ được phân loại như sau:
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ : Gây ra bởi tắc nghẽn trong động mạch, chiếm khoảng 85% số ca đột quỵ. Mặc dù có những đánh giá trên diện rộng, nhiều cơn đột quỵ thuộc dạng này vẫn còn chưa rõ nguyên nhân. May mắn thay, các liệu pháp dự phòng có hiệu quả cho tất cả các loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Đột quỵ do huyết khối: Một cục máu đông (huyết khối) hình thành trong một động mạch ở cổ hoặc não. Những động mạch này có thể có tích tụ chất béo, gọi là các mảng bám.
Đột quỵ do tắc mạch: Tắc nghẽn bởi các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể (thường là tim) và di chuyển đến não. Nguồn phổ biến thường là nhịp bất thường ở hai buồng phía trên của tim (rung tâm nhĩ), có thể làm hình thành cục máu đông.
Đột quỵ do xuất huyết: Xuất huyết có nghĩa là chảy máu. Loại đột quỵ này được gây ra bởi sự rò rỉ hoặc vết nứt trên một động mạch não hoặc trên bề mặt não. Những vết nứt này có thể là do phình mạch (một khu vực mỏng, yếu trên thành động mạch) hoặc bởi sự dị dạng của hệ thống mạch máu não.
Xuất huyết có thể xuất hiện ở trong não, hoặc trong khoảng không giữa não và lớp bảo vệ bên ngoài của nó. Khoảng 15% trường hợp đột quỵ là do xuất huyết.
Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) : Thường gọi là đột quỵ nhỏ, TIA thực chất là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, thường chỉ kéo dài vài phút. TIA được gây ra bởi sự giảm tạm thời dòng máu cung cấp cho một phần của não, và không gây ra tác dụng rõ rệt lâu dài.
Những cơn thiếu máu não thoáng qua được coi là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ cao hơn, và cần được đánh giá bởi một bác sĩ ngay.
Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ.
Dấu hiệu đột quỵ
Các triệu chứng đột quỵ rất dễ thấy vì chúng xảy ra nhanh. Các dấu hiệu đột quỵ gồm có:
- Liệt đột ngột hoặc suy yếu vùng mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là chỉ bị một bên. Nếu bạn không thể nâng hai tay qua đầu cùng một lúc, hoặc nếu bạn không thể cười một cách bình thường, bạn có thể đang bị đột quỵ.
- Lú lẫn đột ngột, khó nói hoặc khó hiểu. Nếu bạn không thể nhắc lại một câu đơn giản, bạn có thể đang bị đột quỵ.
- Nhìn không rõ đột ngột ở một hoặc cả hai mắt.
- Đi không vững hoặc mất thăng bằng và điều phối đột ngột.
- Đau đầu dữ dội đột ngột.
Đối với những người đã từng bị đột quỵ, cần phải lưu ý những dấu hiệu như trên, để cẩn thận trọng hơn. Người nhà cần theo dõi sát vì dễ bị đột quỵ lại. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định, khi thấy bất thường trong cơ thể cần đi khám ngay.
Xử trí tại nhà như thế nào?
Theo các bác sĩ BV Trung ương quân đội 108, nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái... Điều này có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm và nguy hiểm đến tính mạng.
Khi nghi ngờ người bệnh bị đột quỵ, người nhà hoặc những người ở cạnh bệnh nhân cần nhanh chóng để người bệnh không bị ngã gây chấn thương. Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.
Đối với người bị đột quỵ não, trong 3 giờ đầu thời gian là vàng, vì vậy hãy đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.
Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không.
Phòng ngừa đột quỵ như thế nào?
Theo website của BV 115 (TP.HCM), để phòng ngừa đột quỵ cần kiểm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi như: Tăng huyết áp, phát hiện sớm và điều trị bệnh tim, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, hẹp động mạch chủ có triệu chứng. Cần khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng một lầnđể tầm soát bệnh, uống đúng theo toa của bác sĩ, chỉ ngưng khi có ý kiến bác sĩ.
Cạnh đó, cần có một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, giảm lượng muối ăn vào.
Thay đổi lối sống, cai thuốc lá, uống rượu bia thích hợp, giảm stress, tránh ăn chất béo bão hòa, giảm muối, ăn nhiều rau quả và chất xơ, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục đều đặn ngày 30-60 phút/ 5 ngày/ tuần.
9 điều "cấm kỵ" khi tắm, biết mà tránh kẻo rước họa vào thân Tắm là việc làm cần thiết để giữ gìn vệ sinh cá nhân thế nhưng khi tắm cũng có những điều bạn cần đặc biệt lưu ý để tránh gặp phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Không tắm bằng nước quá nóng hay quá lạnh Mùa đông, thậm chí vào mùa hè nóng nực nhiều người vẫn giữ thói quen tắm...