Các vụ sạt lở đất thảm khốc trên thế giới
Lở đất (landslide) được định nghĩa là hiện tượng địa chất bao gồm một loạt các chuyển động của khối đất như đá rơi, sụp sườn núi và lũ bùn đá…
Hiện trường sạt lở núi tại Thủy điện Rào Trăng 3. Ảnh: TTXVN phát
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, trong 5 loại tai biến tự nhiên, chính xác hơn là tai biến địa chất, thì lở đất được xếp thứ tư, sau động đất, phun trào núi lửa, tuyết lở và đứng trước hố sụt.
Thông thường mái dốc đồi, núi nằm ở trạng thái ổn định tương đối. Do tác động dần dần của sự phong hóa (nước làm mềm đất) hay kiến tạo (khe nứt phát triển) thì liên kết của mái dốc vào khối chính của đồi, núi không thắng được trọng lực, dẫn đến lở đất, đá.
Tại khu vực miền núi lở đất hay xảy ra vào mùa mưa hay mùa tuyết tan và có thể tạo ra lũ bùn đá.
* Lở đất trên thế giới
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) vào năm 2010 đã bắt đầu công bố bộ bản đồ về tình trạng sạt lở đất trên thế giới dựa vào dữ liệu từ các báo cáo về tình trạng lở đất khắp toàn cầu.
Các đợt mưa kéo dài bên cạnh việc gây ra lũ ống, lũ quét thì còn là nguyên nhân tạo ra những trận sạt lở đất rất nghiêm trọng. Sạt lở đất thường không có quy mô lớn như động đất, núi lửa, bão mà diễn ra đơn lẻ tại các vùng đồi núi có kết cấu đất yếu. Vì vậy, công tác dự báo và phòng ngừa gặp khó khăn.
Từ giữa năm 2007 đến năm 2015 trên thế giới đã có hơn 25.000 người thiệt mạng do các vụ lở đất. Các khu vực thường xảy ra sạt lở đất tập trung chủ yếu ở châu Á và Đông Nam Á, nơi có mùa mưa kéo dài và thường xuyên chịu tác động của các cơn bão nhiệt đới.
Riêng tại Nhật Bản mỗi năm có 1.000 – 1.500 trận sạt lở đất làm hàng chục người thiệt mạng. Năm 2018 đã xảy ra một vụ sạt lở đất lớn tại tỉnh Hiroshima làm hơn 80 người chết.
Các vụ sạt lở đất thảm khốc trên thế giới
Năm 2020: Ngày 2/7, tại một mỏ khai thác đá quý ở làng Sate Mu, thị trấn Hpakant, thuộc bang Kachin (Myanmar) đã xảy ra vụ lở đất do trời mưa to. Vách đá cao hơn 300m đã đổ sập xuống và chôn vùi hơn 100 người đang làm việc trong mỏ.
Năm 2019: Ngày 25/1, đập hồ chứa chất thải tại mỏ quặng sắt Corrego do Feijao ở bang Minas Gerais (Brazil), bị vỡ đã làm tràn hàng nghìn mét khối bùn và nước xuống khu vực dân cư xung quanh khiến 270 người thiệt mạng.
Ngày 6/1, một vụ sập hầm đào vàng ở tỉnh Badakhshan (Afghanistan) khiến ít nhất 30 người thiệt mạng.
Năm 2017: Ngày 14/8, ít nhất 312 người đã thiệt mạng trong một trận lở đất ở chân núi Sugar Loaf, thuộc thị trấn Regent ( Sierra Leone).
Ngày 13/8, một vụ lở đất đã chôn vùi 2 chiếc xe khách tại bang Himachal Pradesh (Ấn Độ) khiến 47 người thiệt mạng.
Ngày 13/6, ảnh hưởng của cơn áp thấp tại Vịnh Bengal gây ra mưa lớn đã dẫn đến lở đất trên khắp các tỉnh miền núi ở phía Đông Nam (Bangladesh) làm 158 người thiệt mạng.
Ngày 12/3, tổng cộng 73 người thiệt mạng và 28 người bị thương trong một vụ lở đất xảy ra tại một bãi rác ở vùng ngoại ô thủ đô Addis Ababa (Ethiopia).
Năm 2016: Ngày 24/5, một vụ lở đất xảy ra tại khu mỏ ngọc ở thị trấn Hpakant, bang Kachin (Myanmar), làm 11 người thiệt mạng và chôn vùi khoảng 100 người khác.
Năm 2015: Ngày 25/12, tại một mỏ khai thác đá quý ở làng Sate Mu, thuộc bang Kachin (Myanmar), đã xảy ra một vụ lở đất làm ít nhất 116 người chết.
Ngày 21/11, một vụ lở đất xảy ra tại khu vực khai thác mỏ ngọc bích hẻo lánh ở Hpakant, bang miền Bắc Kachin (Myanmar) đã chôn vùi khoảng 80 hộ gia đình ở làng Sankhatku, làm ít nhất 90 người thiệt mạng và nhiều người mất tích.
Ngày 5/11, một con đập xử lý chất thải tại một khu mỏ thuộc bang Minas Gerais (Brazil) bị vỡ khiến 19 người thiệt mạng.
Năm 2014: Ngày 13/5, một vụ tai nạn sập hầm mỏ tại Soma, thuộc tỉnh Manisa (Thổ Nhĩ Kỳ) làm 301 người thiệt mạng.
Năm 2008: Ngày 8/9, vụ tai nạn tràn bùn đã xảy ra ở huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) khiến 277 người thiệt mạng.
Năm 2007: Ngày 18/11, một vụ nổ khí metal xảy ra xảy ra ở độ sâu khoảng 1.000m dưới mặt đất tại mỏ than Zasyadko ở khu vực Donetsk (Ukraine) làm 101 người thiệt mạng.
Năm 1997: Ngày 19/7, một vụ sập mỏ khai thác vàng ở vùng Tây Bắc Kagera (Tanzania) khiến hơn 100 thợ mỏ thiệt mạng.
Nhân chứng kể phút bùn đổ sụp gây 'sóng thần' ở Myanmar
Đống bùn thải ở mỏ khai thác lộ thiên bang Kachin đổ sập xuống hồ nước bên dưới, gây "sóng thần" nhấn chìm những công nhân gần đó.
Maung Khaing, một thợ mỏ 38 tuổi chứng kiến thảm họa, cho biết khi anh chuẩn bị chụp bức ảnh về gò đất trông có vẻ sắp đổ sụp sáng nay, mọi người bắt đầu la thất thanh "Chạy, chạy đi!".
"Trong vòng một phút, tất cả những người ở chân núi biến mất", Maung nói qua điện thoại. "Trong lòng tôi trống rỗng, tôi vẫn còn nổi da gà. Có nhiều người mắc kẹt trong bùn kêu cứu nhưng không ai có thể giúp họ".
Sau những trận mưa lớn tại khu mỏ ở thị trấn Hpakant, miền bắc Myanmar, giáp biên giới Trung Quốc, bùn thải từ khai thác mỏ cao tới gần 80 mét đổ sụp xuống khu mỏ lộ thiên, ập xuống hồ nước mưa bên dưới và tạo cảnh tượng như sóng thần. Đợt sóng ào tới, nhấn chìm những thợ mỏ đang làm việc ở chân núi trong nước và bùn lầy.
Lực lượng cứu nạn đưa thi thể nạn nhân từ mỏ khai thác ngọc bích bang Kachin ra ngoài. Ảnh: Reuters.
Vụ sạt lở xảy ra khi các thợ mỏ đang tìm kiếm đá quý trên địa hình đồi núi hiểm trở. Hoạt động đào bới khai thác ngọc bích trước đó đã khiến nền đất trên sườn núi nơi đây bị suy yếu và sụp xuống khi mưa lớn.
126 thi thể đã được tìm thấy. Giới chức ước tính hàng trăm người có thể đã thiệt mạng, trong khi một số người được cứu sống. Những bức ảnh do trang tin tức quân sự Myanmar chia sẻ cho thấy thi thể thợ mỏ được quấn bạt xếp thành hàng dài. Một số nạn nhân bị mất giày, có thể do lực của khối bùn nước nhấn chìm họ.
Thi thể các thợ mỏ được xếp thành hàng dài sau vụ sạt lở ở mỏ khai thác ngọc bích bang Kachin, Myanmar hôm nay. Ảnh: AP.
Than Hlaing, một người tham gia hỗ trợ tại hiện trường, cho biết đa số nạn nhân thiệt mạng là người làm việc tự do, nhặt đá quý sót lại từ quặng của một công ty khai thác lớn. Khoảng 100 người vẫn mất tích và 30 người đã nhập viện.
Theo Than Hlaing, một quan chức địa phương đã cảnh báo mọi người không nên đến mỏ hôm nay vì thời tiết xấu. Cảnh sát cũng nói rằng số người chết có thể còn cao hơn nếu giới chức hôm trước không cảnh báo người dân tránh xa các hố khai thác.
"Không có hy vọng các gia đình được bồi thường vì họ là những người khai thác tự do", Than nói. "Tôi không thấy cách nào để thoát khỏi vòng lẩn quẩn này. Mọi người chấp nhận rủi ro, đi vào các bãi bùn thải nhặt đá quý, vì họ không có lựa chọn nào khác".
Các mỏ ngọc bích lộ thiên tạo ra vô số hố đào tại Hpakant, khiến khu vực này có diện mạo như Mặt Trăng. Hàng chục người chết mỗi năm khi khai thác ngọc bích, ngành công nghiệp sinh lợi nhuận cao nhưng quản lý kém, sử dụng lao động nhập cư lương thấp để tạo ra loại đá quý rất được ưa chuộng ở Trung Quốc.
Sự cố sập hầm mỏ thường xuyên xảy ra ở khu vực khai thác ngọc bích của bang Kachin. Hơn 50 người chết trong vụ sập mỏ năm ngoái và hàng chục người bị cuốn đi năm 2018. Ít nhất 120 người bị chôn vùi sau vụ sạt lở bùn thải năm 2015.
Bùn đất đổ sập xuống hồ nước gây sóng thần tại mỏ khai thác ngọc bích ở Myanmar hôm nay. Video: Editorji.
Bão Saudel trút mưa, gây lũ lụt, sạt lở ở Philippines Bão Saudel đổ bộ đảo chính Luzon của Philippines mang theo mưa lớn gây lũ lụt và sạt lở tại một số khu vực, buộc giới chức sơ tán dân. Bão Saudel, tên Philippines là Pepito, đổ bộ bán đảo San Ildefonso ở Casiguran, tỉnh Aurora thuộc trung tâm đảo chính Luzon, miền bắc Philippines, vào 21h ngày 20/10, khiến hơn 300 người...