Các trường mầm non chia sẻ giải pháp hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần
Ngày 2/11 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo ‘Giải pháp hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cơ sở giáo dục mầm non’.
Hội thảo ” Giải pháp hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cơ sở giáo dục mầm non”.
Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em mầm non và việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cơ sở giáo dục mầm non ( GDMN); đề xuất giải pháp hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Theo Vụ Giáo dục Mầm non (GDMN), Bộ GD&ĐT đã thực hiện công tác chỉ đạo việc triển khai thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường trong cấp học giáo dục mầm non. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn giáo viên mầm non đều nhận thức đúng về ảnh hưởng xấu của việc sử dụng đồ nhựa thường xuyên, đặc biệt là đồ nhựa sử dụng một lần đối với sức khỏe và môi trường.
Video đang HOT
Tham luận tại Hội thảo của các đại biểu.
Tham luận tại Hội thảo, Viện nghiên cứu, hợp tác và phát triển giáo dục đã nêu ra thực trạng về sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cơ sở GDMN. Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học sư phạm Hà Nội đưa ra phương pháp sử dụng học liệu sách tranh trong giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em mầm non. Trường Cao Đẳng Sư phạm Trung ương nêu lên kinh nghiệm trong công tác đào tạo giáo viên mầm non về các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường.
Từ thực tế các nhà trường, Trường Mầm non Tràng An, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội nêu lên thực trạng vấn đề rác thải nhựa trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của trường.
Nhiều giải pháp hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cơ sở GDMN.
Trường Mầm non Đoàn Thị Điểm, Tây Hồ, Hà Nội; Trường Mầm non Steame Garten, Hà Nội; Trường Mầm non tư thục Trăng Đỏ, Cầu Giấy, Hà Nội có giải pháp hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cơ sở GDMN. Trường Mầm non Vinschool The Harmony có giải pháp thay thế các sản phẩm từ nhựa dùng một lần trong các hoạt động giáo dục trẻ em.
Trường Mầm non Hoa Hồng, Thanh Xuân, Hà Nội trình bày kinh nghiệm quản lý tổ chức hoạt động nhằm giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong cơ sở GDMN…
Trường Mầm non Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội trình bày công tác tuyên truyền cha mẹ trẻ em về việc hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cơ sở GDMN. Trường Mầm non Ái Quốc, Tp Hải Dương đưa ra thực trạng và giải pháp khai thác và sử dụng đồ chơi, học liệu cho trẻ mầm non hướng đến giảm thiểu sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cơ sở GDMN.
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ GD Mầm non Nguyễn Bá Minh đánh giá cao các tham luận của đại biểu. Đặc biệt là các trường mầm non đã có những giải pháp hết sức thiết thực và ý nghĩa. Tuy nhiên các cơ sở GDMN cần có các hoạt động cụ thể liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường gắn với thực hiện Chủ đề xây dựng trường mầm non “xanh, an toàn, thân thiện”, gắn với Chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Thực tế cho thấy sự cần thiết phải tuyên truyền cho GVMN và trẻ em về ảnh hưởng của rác thải nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người, chính vì thế các cấp quản lý và cơ sở GDMN cần đẩy mạnh các hoạt động này. Đây là Hội thảo khởi đầu cho các hoạt động liên quan tới giáo dục bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục mầm non. Bộ GD&ĐT sẽ ban hành văn bản hướng dẫn về nội dung xây dựng trường mầm non gắn với bảo vệ môi trường. – PGS.TS Nguyễn Bá Minh
Ninh Bình chọn 3 đơn vị thử nghiệm chương trình giáo dục Mầm non mới
Sở GD&ĐT Ninh Bình đã chọn 3 đơn vị: Phòng GD&ĐT thành phố Ninh Bình, Tam Điệp, huyện Kim Sơn thử nghiệm Chương trình GD Mầm non mới.
Chương trình Giáo dục Mầm non mới sẽ được thử nghiệm tại Ninh Bình
Mỗi địa phương chọn 2 trường (1 trường thuận lợi, 1 trường khó khăn), mỗi trường chọn 4 nhóm lớp thực hiện thử nghiệm, bao gồm 1 nhóm nhà trẻ, 1 lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, 1 lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, 1 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.
Các trường thử nghiệm sẽ thực hiện một số nội dung mới của Chương trình GD Mầm non (MN) mới: Cụ thể hóa kết quả mong đợi trong Chương trình GDMN mới theo từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ em tại địa phương; Cụ thể hóa khung nội dung giáo dục trong Chương trình GDMN mới thành nội dung giáo dục cho từng độ tuổi, phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ em và văn hóa địa phương.
Xây dựng hệ thống nội dung tích hợp dưới dạng chủ đề, sự kiện, dự án phù hợp với kinh nghiệm sống của trẻ em, bối cảnh văn hóa địa phương. Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn ở từng cơ sở GDMN.
Thực hành phương pháp chăm sóc, giáo dục đáp ứng và phương pháp tổ chức cho trẻ em học qua chơi và trải nghiệm ở từng lĩnh vực Thể chất; Toán; Khám phá khoa học và công nghệ; Ngôn ngữ; Tình cảm - xã hội; Nghệ Thuật ở các nhóm, lớp thử nghiệm.
Thực hành đánh giá sự phát triển của trẻ em hàng ngày và theo quá trình để hỗ trợ trẻ em phát triển liên tục trong các nhóm, lớp thử nghiệm trường đối chứng thực hiện Chương trình GDMN hiện hành.
Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non tham gia thử nghiệm Chương trình GDMN mới, gồm 2 cán bộ lãnh đạo của Sở GD&ĐT và Phòng GDMN thuộc Sở, 3 cán bộ quản lý giáo dục của 3 quận/huyện là địa bàn thử nghiệm; 6 cán bộ quản lý của 3 trường mầm non thử nghiệm và 24 giáo viên mầm non của 4 lớp được lựa chọn thử nghiệm của 3 trường; 6 cán bộ quản lý của 3 trường mầm non đối chứng.
Thời gian thí điểm từ tháng 10/2022 đến tháng 5/2023. Giai đoạn 1 từ 20/10/2022 đến 20/12/2022. Giai đoạn 2 từ tháng 02/2023 đến tháng 5/2023.
Liên kết trường sư phạm với trường mầm non để nâng cao chất lượng đào tạo Ngày 28/10 tại TPHCM đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế liên kết trường sư phạm với trường mầm non rèn nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Gắn lý luận với thực tiễn Diễn văn khai mạc của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương TPHCM, Nguyễn Nguyên Bình cho biết: Thực hành thực tập rèn luyện nghiệp...