Các trường huyện An Dương ‘dài cổ’ chờ trang thiết bị Giáo dục phổ thông mới
Chỉ còn vài ngày nữa sẽ kết thúc năm học, song các trường tại huyện An Dương (Hải Phòng) vẫn chưa nhận được trang thiết bị chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của một số hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện An Dương (Hải Phòng) về việc cấp phát trang thiết bị cho Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Theo đó, chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm học 2021-2022, các trường vẫn chưa nhận được bất kỳ trang thiết bị Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Việc này khiến các trường gặp khó, bởi việc cấp phát trang thiết bị dạy học không theo kịp việc triển khai dạy và học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 trong năm học 2020-2021 và lớp 2, 6 trong năm học 2021-2022.
Sắp kết thúc năm học 2021-2022, các trường tiểu học, trung học cơ sở tại huyện An Dương vẫn chưa nhận được trang thiết bị cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới (Ảnh: PL)
Theo tìm hiểu của phóng viên, để chuẩn bị đón Chương trình Giáo dục phổ thông mới được triển khai đối với lớp 1 từ năm học 2020-2021, các trường tiểu học ở huyện An Dương đã rà soát, lập danh sách đề xuất cấp trang thiết bị gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.
Hiệu trưởng một trường tiểu học cho biết, sau hai năm triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với lớp 1, lớp 2 và sắp tới là với lớp 3, nhà trường hết sức khó khăn về con người và khó khăn về nhu cầu tài chính trong đó có trang thiết bị dạy học.
“Từ năm đầu triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với lớp 1, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Dương đã có thu thập thông tin về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, những trang thiết bị mà các nhà trường đề xuất vẫn chỉ nằm trên giấy tờ thôi.
Trường đã làm rất nhiều biểu mẫu báo cáo cả về cơ sở vật chất nhưng rất lạ ở chỗ sắp hết năm học rồi mà trường vẫn chưa được cấp bất cứ một trang thiết bị nào.
Giáo viên lớp 1, 2 của nhà trường đều đặt câu hỏi về việc đến bao giờ mới được cấp trang thiết bị dạy học.
Cuộc họp nào tôi cũng đề xuất, trong báo cáo năm học nào cũng đề xuất, thậm chí đoàn kiểm tra nào về tôi cũng đề xuất.
Tôi thấy rất lạ và không biết việc cấp phát trang thiết bị vướng mắc ở đâu!”, vị hiệu trưởng này nói.
Ghi nhận tại Trường Tiểu học Bắc Sơn (huyện An Dương, Hải Phòng), trước mỗi năm học, nhà trường đều rà soát, thống kê và đề xuất cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu để đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau hai năm triển khai chương trình mới, nhà trường vẫn chưa được cấp phát bất cứ trang thiết bị nào.
Cô giáo Hoàng Thị Hương – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Sơn cho biết: “Không được cấp phát trang thiết bị nên nhà trường phải chủ động khắc phục khó khăn.
Những bộ đồ dùng phục vụ môn Toán, Tiếng Việt, nhà trường vận động phụ huynh chủ động mua cho con. Tận dụng các thiết bị cũ để sử dụng cho môn Âm nhạc, giáo dục thể chất.
Về học liệu để giảng dạy, giáo viên sẽ tìm tòi, tham khảo trên mạng để đảm bảo triển khai sát, đúng yêu cầu của chương trình mới.
Nhà trường cũng sử dụng quỹ văn phòng phẩm để mua sắm, bổ sung một phần thiết bị dạy học cho giáo viên.
Trong năm học tới, nếu được cấp phát đầy đủ các danh mục thiết bị chương trình Giáo dục phổ thông 2018, giáo viên sẽ có điều kiện giảng dạy tốt hơn, học liệu phong phú hơn”.
Tại Trường Tiểu học Quốc Tuấn (huyện An Dương, Hải Phòng), năm 2019, nhà trường đề xuất 46 hạng mục thiết bị cho 8 môn học dành cho giáo viên và học sinh lớp 1 nhưng đến hiện tại vẫn chưa được cấp phát.
Thiếu trang thiết bị cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới, các trường gặp khó khăn trong dạy và học (Ảnh: PL)
Qua tìm hiểu của phóng viên, không chỉ các trường tiểu học, khối trung học cơ sở cũng chưa nhận được bất cứ trang thiết bị nào để phục vụ học sinh lớp 6 theo học Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Mạnh Hùng – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Dương xác nhận, đến thời điểm hiện tại, phòng chưa triển khai cấp phát trang thiết bị dạy học phục vụ Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Theo ông Hùng, thứ nhất là các trang thiết bị cũ vẫn tận dụng được cho chương trình mới và các nhà trường có thể chủ động bổ sung bằng nguồn ngân sách.
Thứ hai, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã thống kê tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường.
Đợt vừa rồi, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã hỗ trợ trang thiết bị cho 1, 2 trường tiểu học.
Còn lại, Phòng Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Phòng Tài chính huyện An Dương để mua sắm, bổ sung thiết bị. Hiện tại, huyện vẫn đang trong quy trình triển khai cấp phát trang thiết bị.
Việc cấp phát trang thiết bị thuộc hạng mục đầu tư công. Sau khi tổng hợp danh sách thiết bị, báo giá sẽ do bộ phận đầu tư công làm nếu các khâu này bị chậm thì sẽ chậm cấp phát.
Bước đầu phải đề xuất chủ trương đầu tư, sau đó kỳ thứ 2 mới đề xuất bố trí vốn. Vốn thuộc các quận, huyện nhưng muốn chi được phải qua đầu tư công.
Trách nhiệm thống kê, báo cáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị hằng năm là nghĩa vụ của mỗi nhà trường. Trách nhiệm tổng hợp và trình về đầu mục là của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Cần thiết phải giám sát tối cao đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Trước thực tế đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông còn nhiều điểm chưa phù hợp, các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần thiết phải giám sát tối cao hoạt động này, nhằm đánh giá đầy đủ, kịp thời ưu, khuyết điểm, từ đó có định hướng để tiếp tục thực hiện tốt công tác có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) phát biểu thảo luận tại hội trường. (Ảnh: DUY LINH)
Giải quyết bức xúc trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Theo Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023 tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội Khóa XV, đối với dự kiến chương trình giám sát năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.
Trong đó, một số đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội đưa chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vào chương trình giám sát tối cao trong năm 2023 của Quốc hội, trước những bức xúc trong nhân dân và cử tri về hoạt động này.
Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là nội dung cốt lõi trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông, có tầm quan trọng và ý nghĩa hết sức to lớn, nhưng việc thực hiện trong thời gian qua đang cho thấy nhiều điểm chưa phù hợp, gây bức xúc trong nhân dân và cử tri.
Đại biểu nêu dẫn chứng, từ khi đổi mới, thực tế cho thấy sách giáo khoa còn in sai, nhiều ngôn từ chưa phù hợp, hình ảnh chưa chuẩn mực. Hơn nữa, có quá nhiều bộ sách được đề nghị sử dụng, gây ra sự lúng túng trong việc lựa chọn cho cả phụ huynh và các các sở giáo dục.
Ngoài ra, từ khi đổi mới, sách giáo khoa không còn được sử dụng lại, nên hằng năm ước tính toàn xã hội phải chi hàng nghìn tỷ đồng để mua sắm sách giáo khoa mới, gây ra sự lãng phí rất lớn, đặc biệt gây khó khăn cho các gia đình nghèo có con đi học.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)
Đồng tình với kiến nghị cần giám sát tối cao chuyên đề này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) phân tích, 2 Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được thực hiện trong thời gian khá dài. Theo lộ trình được quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 thì sau 2 năm nữa sẽ hoàn thành chu trình đầu tiên đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở toàn bộ các cấp học phổ thông.
Do đó, theo đại biểu, việc Quốc hội thực hiện giám sát tối cao vào thời điểm này sẽ giúp đánh giá được đầy đủ, kịp thời ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện các Nghị quyết trên, từ đó có định hướng chỉ đạo tiếp tục đổi mới hiệu quả trong những năm tiếp theo.
Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức để triển khai các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, thực tế kết quả triển khai còn một số vấn đề được báo chí và đại biểu Quốc hội đã đặt ra từ kỳ họp trước nhưng chưa được giải quyết, như những sai sót trong 3 bộ sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6, hay những bất cập trong lựa chọn sách giáo khoa.
Đại biểu cho rằng, những vấn đề này nên được thảo luận rộng rãi ở Quốc hội để thu nhận ý kiến từ nhiều chiều và để cử tri cả nước được biết. Qua giám sát, Quốc hội có thể khẳng định những việc ngành giáo dục đã thực hiện đúng, đồng thời chỉ ra những hạn chế, những điểm cần khắc phục để hỗ trợ ngành thực hiện tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, qua giám sát, Quốc hội cũng có thể rà soát để xem xét điều chỉnh các nghị quyết hoặc bổ sung chính sách nếu cần thiết.
Tiếp tục triển khai giám sát chuyên đề tại địa phương
Đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)
Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2021, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) khẳng định, những đổi mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm qua nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của cử tri và nhân dân cả nước cùng các cơ quan, địa phương, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan giám sát, đơn vị được giám sát, tạo sự đồng thuận, thống nhất, chủ động trong tổ chức thực hiện.
Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biểu Hoàng Quốc Khánh đề nghị Quốc hội cần tiếp tục nâng cao chất lượng các báo cáo thẩm tra giám sát, đồng thời sớm nghiên cứu để ban hành hoặc trình Quốc hội ban hành Đề án đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội để triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Liên quan đến thực hiện giám sát chuyên đề năm 2023, đại biểu cũng đề nghị tiếp tục giao cho Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố triển khai các cuộc giám sát chuyên đề tại địa phương. Trong đó, Đoàn đại biểu Quốc hội chủ trì giám sát và thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố cùng phối hợp giám sát về cùng 1 nội dung, bảo đảm không trùng lặp và hợp lý trong tổ chức phục vụ của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) phát biểu thảo luận tại hội trường. (Ảnh: DUY LINH)
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) đánh giá, với việc thực hiện các giám sát chuyên đề ở địa phương, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã hết sức có trách nhiệm đối với việc thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao. Song trong quá trình thực hiện đã có những khó khăn, hạn chế khi tiến hành giám sát ở địa phương như số lượng đại biểu ở mỗi Đoàn ít, thiếu chuyên gia ở địa phương, việc có được các tài liệu như kết quả kiểm toán thanh tra ở địa phương cũng rất hạn chế.
Ngoài ra, một số vấn đề theo đề cương của Đoàn giám sát khi giám sát ở địa phương không thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương mà thuộc thẩm quyền của trung ương, cho nên Đoàn đại biểu Quốc hội khó có thể đưa ra kết luận.
Do đó, đại biểu Nguyễn Hải Dũng đề nghị có đề cương giám sát riêng cho địa phương, cho phép địa phương lựa chọn một số nội dung cụ thể trong nội dung chung của Đoàn giám sát phù hợp với tình hình ở địa phương để tiến hành giám sát.
Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến tăng học phí bậc THCS gấp 5 lần hiện nay Nếu được thông qua, từ năm học tới, học phí bậc trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể tăng cao gấp 5 lần so với mức hiện tại. Ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Sở này vừa ký văn bản gửi các cơ...