Các trường ĐH tính toán tuyển sinh ra sao trong năm 2022?
Nhiều trường đại học cho biết chưa tính đến việc dừng sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong mùa tuyển sinh năm 2022. Tuy nhiên, đang lên phương án để giảm sự phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi này.
Bộ GD-ĐT vừa công bố phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022, trong đó đưa ra khuyến cáo các trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao có thể chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển; sau đó, cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn.
PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, khuyến cáo này của Bộ GD-ĐT hoàn toàn phù hợp với xu hướng tuyển sinh trong vài năm trở lại đây, khi tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học đang ngày càng mở rộng mạnh mẽ; các trường cũng ít phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.
“Trong những năm qua, các trường top đầu đã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ bằng việc bổ sung nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau để lựa chọn những thí sinh phù hợp nhất. Tôi cho rằng, những thay đổi này là điều tất yếu sẽ đến. Năm tới, chắc chắn các trường cũng sẽ đi theo đúng phương hướng của Bộ GD-ĐT và ngày càng độc lập, ít phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT hơn”.
Tuy nhiên, ông Triệu cho biết, việc có dừng/ giảm chỉ tiêu sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không vẫn là điều nhà trường đang tính toán.
“Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ đưa ra phương án tuyển sinh phù hợp để đảm bảo hài hòa xu hướng này. Tuy nhiên, những sự thay đổi vẫn phải đảm bảo có lộ trình, không gây sốc cho thí sinh và xã hội”, ông Triệu cho biết.
Đối với Trường ĐH Ngoại thương , PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo cho biết, nhà trường đã đa dạng hóa phương thức tuyển sinh kể từ năm 2020 và có 2 năm để trải nghiệm các phương thức tuyển sinh mới. Kết quả cho thấy những tín hiệu đáng mừng khi chọn lọc được những lứa thí sinh tốt, có năng lực phù hợp với các ngành đào tạo.
“Riêng trong mùa tuyển sinh năm 2021, Trường ĐH Ngoại thương đã tuyển sinh theo 6 phương thức khác nhau và phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm khoảng 30% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường. Trường đã rất chủ động trong việc tự chủ tuyển sinh và có nhiều phương án để thích nghi khi bối cảnh thay đổi”.
Bà Hiền cho hay, trong mùa tuyển sinh năm 2022, quan điểm của Trường ĐH Ngoại thương vẫn là giữ ổn định phương án tuyển sinh như những năm trước; trừ khi kỳ thi tốt nghiệp THPT có những thay đổi, nhà trường mới có phương án điều chỉnh.
Video đang HOT
“Dựa vào bản chất của kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhà trường sẽ đưa ra quyết định có tiếp tục sử dụng kết quả của kỳ thi này để chọn lọc học sinh hay không. Nếu đó vẫn là một kỳ thi đánh giá và phân loại được thí sinh, trường vẫn sẽ tiếp tục sử dụng phương thức này trong mùa tuyển sinh tới.
Dự kiến đến khoảng tháng 3/2022, trường sẽ công bố phương án tuyển sinh tới thí sinh. Tuy nhiên, để chuẩn bị tinh thần cho các em, nhà trường có thể sẽ công bố phương thức tuyển sinh sơ bộ trước đó khoảng 1 – 2 tháng”, PGS.TS Vũ Thị Hiền nói.
Điểm chuẩn đại học từ phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT tăng đột biến trong 2 năm qua
Đồng tình với khuyến cáo của Bộ GD-ĐT, đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, phương án sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để sơ tuyển, sàng lọc cũng là gợi ý hay cho các trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao đang mong muốn tìm kiếm công cụ tuyển sinh tốt hơn.
“Đây sẽ là bước đầu để sàng lọc người học có khả năng trúng tuyển vào trường. Sau đó, các trường sẽ tiếp tục đưa ra những hình thức chọn lọc bổ sung thông qua các bài kiểm tra năng khiếu, đánh giá năng lực. Như vậy, những trường top đầu chắc chắn sẽ chọn được người học vừa có năng lực, vừa phù hợp với ngành đào tạo mà kỳ thi bổ sung cũng không quá cồng kềnh”, PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay.
Tuy nhiên, theo ông Kiên, nếu chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, các trường cũng cần tính toán, cân nhắc giữa các phương thức tuyển sinh khác.
“Tôi cho rằng, việc tuyển sinh không nên mỗi trường đi theo một đường mà cần có sự thống nhất, có thể là đi theo các nhóm, để không gây khó khăn, rối loạn cho thí sinh.
Ngoài ra, các trường cũng không nên sử dụng quá nhiều phương thức tuyển sinh vì như thế có thể dẫn đến sự mất cân bằng giữa các phương thức do thiếu căn cứ để tính toán chỉ tiêu tuyển sinh”, ông Kiên cho hay.
Còn tại ĐH Quốc gia Hà Nội , GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo cho biết, dự kiến các phương thức tuyển sinh năm 2022 vẫn giữ ổn định giống như năm 2021, đồng thời ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ đẩy mạnh việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển những thí sinh có năng lực tốt vào các ngành, chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao và các ngành đào tạo “hot” hiện nay.
Như vậy, khi xét tuyển dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực, kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ chỉ là điều kiện đủ để thí sinh nhập học.
Dự kiến, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức 7 – 8 đợt thi đánh giá năng lực, khoảng từ tháng 2 đến tháng 8/2022. Điều này cũng hướng tới việc chia sẻ và hỗ trợ với các trường đại học khác có nhu cầu.
Ngoài ra, theo ông Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng đang tích cực triển khai tổ chức kỳ thi Olympic học sinh giỏi bậc THPT mang thương hiệu ĐH Quốc gia Hà Nội, từ đó chọn học sinh giỏi từ các trường THPT trên toàn quốc tham gia kỳ thi này để tuyển chọn nhân tài. Những em đoạt giải sẽ được xét tuyển thẳng vào học đại học tại các trường thành viên, khoa trực thuộc của ĐH Quốc gia Hà Nội.
ĐH Ngoại thương nói về việc xét tuyển kết hợp chứng chỉ IELTS, TOEFL
Nhiều ý kiến băn khoăn việc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ với điểm thi để xét tuyển đầu vào ở nhiều trường đại học liệu có phải là "thiên vị" không?
Một học sinh tên Khoa, Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho rằng, các phương thức xét tuyển thẳng hoặc tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có khi chiếm lên đến 40% chỉ tiêu của một số trường.
"Các bạn đi học các chứng chỉ quốc tế sẽ có lợi thế hơn so với các bạn còn lại. Việc xét tuyển kết hợp này thu hẹp cơ hội cho các học sinh không có chứng chỉ ngoại ngữ", Khoa băn khoăn.
Trả lời câu hỏi này của thí sinh, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cho hay, thực tế, cũng đã có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ là không công bằng.
Theo bà Hiền, việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ trong xét tuyển là hợp lý bởi đặt trong tương quan với thế giới, một trường đại học khi xét tuyển đầu vào thường dựa trên nhiều tiêu chí. Bên cạnh đó, chứng chỉ ngoại ngữ được đánh giá theo mức đánh giá toàn cầu nên hoàn toàn khách quan. Cùng với đó, các thí sinh không có điều kiện thi chứng chỉ vẫn có những lựa chọn khác như thi THPT, đánh giá năng lực,... để xét tuyển đầu vào.
"Như các nước có nền giáo dục phát triển, khi xét tuyển thí sinh vào một chuyên ngành, họ xét đồng thời rất nhiều tiêu chí: từ học bạ đến chứng chỉ quốc tế, cho đến các kỳ thi năng lực,... Chúng ta thấy việc đánh giá những chứng chỉ IELTS, TOEFL là khách quan, cho nên xu hướng sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ này vào xét tuyển thí sinh là tất yếu.
Tuy nhiên, thực tế là ở Việt Nam thì không phải ai, gia đình nào cũng có điều kiện, thời gian để đi học và thi để có các chứng chỉ này, do đó chúng ta vẫn còn những phương thức khác để xét tuyển.
Hiện, có rất nhiều trường đại học ở Việt Nam hiện nay vẫn để tỷ lệ chỉ tiêu lớn xét tuyển các thí sinh dùng điểm từ kỳ thi tốt nghiệp THPT, hay các kỳ thi đánh giá năng lực. Tức các thí sinh không có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vẫn hoàn toàn có đủ điều kiện và nhiều cách để vào được những trường đại học/chương trình mong muốn", bà Hiền nói.
PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương.
Ngoài ra, theo bà Hiền, hầu hết, những chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thường cũng chỉ dùng xét tuyển cho các chuyên ngành, những chương trìn đòi hỏi cao về khả năng Tiếng Anh.
"Các trường vẫn tuyển và dành chỉ tiêu cho các thí sinh chưa có điều kiện thể hiện được năng lực Tiếng Anh (có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế) bằng những phương thức xét tuyển khác. Các em vẫn có thể dùng những tổ hợp các môn thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào những chuyên ngành nhất định".
Do đó, bà Hiền cho rằng việc sử dụng những chứng chỉ này không phải là điều mang tính chất tiêu cực.
ĐH Ngoại thương giành giải 30.000 USD cuộc thi Sáng tạo kinh doanh toàn cầu Trường ĐH Ngoại thương vừa nhận danh hiệu "Trường ĐH xuất sắc tiêu biểu - Hạt nhân thay đổi tạo tác động lớn nhất" tại cuộc thi Sáng tạo kinh doanh xã hội toàn cầu năm 2020 và 2021 với giải thưởng trị giá 30.000 USD. Sáng tạo kinh doanh xã hội (Social Business Creation) là nền tảng đào tạo sáng tạo kinh...