Các trường đại học tốt nhất ở Hà Lan năm 2021
Trung tâm nghiên cứu và Đại học Wagening ( Hà Lan) đứng đầu danh sách đại học tốt nhất ở Hà Lan năm 2021 của Times Higher Education (THE).
Du học Hà Lan đang ngày càng trở nên phổ biến đối với sinh viên quốc tế, một phần là do có rất nhiều trường đại học hàng đầu thế giới của Hà Lan giảng dạy bằng tiếng Anh.
Theo bảng xếp hạng đại học trên thế giới năm 2021 của Times Higher Education, 13 trường đại học ở Hà Lan đều nằm trong số 250 trường hàng đầu thế giới.
Dưới đây là 5 trường đại học top đầu của Hà Lan:
1.Trung tâm nghiên cứu và Đại học Wageningen
Khuôn viên Kinh doanh và Khoa học tại Trung tâm nghiên cứu và Đại học Wageningen (Ảnh: Website trường)
Trung tâm nghiên cứu và Đại học Wageningen là trường đại học tốt nhất ở Hà Lan và là một trong những trường quốc tế hàng đầu trong lĩnh Nông nghiệp và Lâm nghiệp theo Xếp hạng Đại học thế giới QS.
Hầu hết các chương trình cử nhân Đại học được giảng dạy bằng tiếng Hà Lan và tiếng Anh, nhưng khoảng 40 chương trình Đại học và sau Đại học chỉ được dạy bằng tiếng Anh.
Trường đại học thu hút một lượng đáng kể sinh viên quốc tế với khoảng 27% tổng số sinh viên đến từ nước ngoài.
Trường cung cấp 20 chương trình Đại học khác nhau về kinh doanh, phát triển quốc tế và khoa học sức khỏe. Có 37 chương trình ở cấp độ Thạc sĩ, tất cả đều được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Thị trấn Wageningen nằm ở trung tâm của đất nước. Mỗi năm, vào tháng 5, thị trấn tổ chức một lễ hội thu hút hàng nghìn du khách, kỷ niệm nơi đây là địa điểm giải phóng Hà Lan vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai.
Video đang HOT
2. Đại học Amsterdam
Đại học Amesterdam là trường đại học lâu đời thứ ba tại đất nước Hà Lan. (Ảnh: Website trường)
Được thành lập vào năm 1632, Đại học Amesterdam là trường đại học lâu đời thứ ba tại đất nước Hà Lan.
Tính đến nay, trường có khoảng 24.000 sinh viên và là trường có số lượng tuyển sinh lớn nhất tại xứ sở hoa tulip.
Đại học Amesterdam xếp hạng thứ 62 theo Bảng xếp hạng Đại học thế giới 2020 và được xếp hạng cao đối với các ngành liên quan đến nghệ thuật, nhân văn và khoa học xã hội.
Trường cung cấp khoảng 150 văn bằng được giảng dạy bằng tiếng Anh, thu hút hơn 3000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia.
Cơ sở chính của trường nằm ở trung tâm Amesterdam, với các tòa nhà đại học nằm rải rác xung quanh thành phố, mang lại sự hòa nhập giữa sinh viên và người dân địa phương.
Thư viện trung tâm của Đại học Amesterdam chứa hơn 4 triệu cuốn sách và hàng nghìn bản thảo, thư từ, bản đồ và các tác phẩm hiếm có.
Trường Đại học Amesterdam hiện có 5 viện bảo tàng.
3. Đại học Leiden
Được thành lập vào năm 1575, Đại học Leiden là trường đại học lâu đời nhất ở Hà Lan.
Trong gần 450 năm tồn tại, ngôi trường này đã tạo được một danh tiếng vững chắc.
Các cựu sinh viên của Đại học Leiden nổi tiếng có thể kể đến là các thành viên của hoàng gia Hà Lan: Vua Willem Alexander, Công chúa Beatrix van Oranje-Nassau và Hoàng thân Constantijn van Oranje-Nassau, cũng như cựu Tổng thư ký NATO, Giáo sư Jaap de Hoop Scheffer và Thủ tướng Hà Lan hiện tại Mark Rutte.
Trường cung cấp hơn 200 văn bằng được giảng dạy bằng tiếng Anh tại các trường Đại học, cả ở bậc Đại học và sau Đại học.
Đại học Leiden nắm giữ được vị trí hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học đời sống, y học, khoa học quốc tế, luật xã hội, luật quốc tế, thiên văn học.
Leiden luôn tự hào về phong cách giảng dạy chú trọng việc học cá nhân và làm việc nhóm nhỏ.
4. Đại học Erasmus Rotterdam
Đại học Erasmus Rotterdam (Hà Lan). (Ảnh: Website trường)
Đại học Erasmus Rotterdam là trường đại học công lập nằm ở Rotterdam. Trường được đặt theo tên của nhà thần học và nhà nghiên cứu khoa học nhân văn Desiderius Erasmus Roterodamus.
Được thành lập vào năm 1913 với tên gọi là Trường Thương mại Hà Lan, trường được đổi tên một vài lần trước khi trở thành Đại học Erasmus vào năm 1973.
Trường có 7 khoa tập trung vào 4 lĩnh vực sau: sức khỏe, thịnh vượng, quản trị và văn hóa.
Đội ngũ giảng viên của trường bao gồm một số nhà khoa học và chính trị gia nổi tiếng, ví dụ như người đạt giải Nobel Jan Tinbergen và cựu thủ tướng Jan Peter Balkenende.
5. Đại học Utrecht
Đại học Utrecht được thành lập vào năm 1636 và là một trong những trường đại học nghiên cứu nổi bật nhất tại Hà Lan.
Trường cung cấp hơn 90 chương trình sau đại học và 12 chương trình đại học. Tất cả các chương trình đều được giảng dạy bằng tiếng Anh; bao gồm nhiều lĩnh vực học thuật trong đó có khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, luật, quản trị, nhân văn.
Tại trường đại học, có nhiều hiệp hội và câu lạc bộ sinh viên khác nhau như nghệ thuật biểu diễn, thể thao, nghệ thuật và nhiều lĩnh vực quan tâm khác.
Du học và làm giàu
Được du học ở các nước tiên tiến là mơ ước của nhiều thanh niên Việt Nam có khát vọng, cũng như bất cứ ai cũng muốn mình sở hữu một khối tài sản lớn.
Ảnh minh họa/INT
Nhưng được du học ở nước ngoài hoặc trở thành người giàu có hoàn toàn không thể muốn là có ngay. Thế mà không ít bạn trẻ hiện nay luôn ôm giấc mơ rất viển vông ấy để rồi phải trả giá đắt.
Gần đây, trong sinh viên tại một số trường đại học ở TPHCM rỉ tai nhau về chuyện khởi nghiệp mà không cần vốn nhiều nhưng vẫn giàu nhanh. Có một nhóm "team khởi nghiệp 360" với hàng trăm thành viên rất "chuyên nghiệp" trong việc rỉ tai các bạn trẻ, mời họ tham gia vào nhóm để... làm giàu. Lạ một điều là, các tiêu chí để đổi đời bằng con đường du học hoặc làm giàu nhanh do nhóm "team khởi nghiệp 360" này đưa ra rất là tù mù nhưng vẫn có nhiều sinh viên "dính bẫy".
Chẳng hạn như muốn du học tại một trường đại học của Hà Lan, chỉ cần "đóng sở hụi" từ 200 triệu đến 400 triệu đồng là bạn có thể... lên đường. Giấy "tiếp nhận" từ ngôi trường mà bạn đăng ký theo học ấy sẽ được "gửi tận tay" sau thời gian ngắn nếu bạn đồng ý đóng số tiền trên. Nhiều sinh viên nghe nói đến du học Hà Lan, có cả giấy tiếp nhận bằng "dấu đỏ" hẳn hoi đã vội tin ngay. Có em nhà rất nghèo đã về kỳ kèo cha mẹ bán tống bán tháo tài sản dành dụm hoặc vay mượn cho được số tiền ấy để đi du học mà quên mất rằng, ba cái giấy có "dấu đỏ" ấy, bọn ma cô chúng chỉ làm xiếc trong 30 giây là có ngay.
Nếu một chị bán xôi mà tin vào câu chuyện hoang đường kia thì còn có thể chấp nhận nhưng với một sinh viên đại học, họ làm chủ hầu hết các loại máy tính, rất rành các trang mạng, không khó để họ tìm hiểu các website của những trường đại học mà họ muốn theo học, ấy thế mà vẫn tin vào những lời đường mật rất trời ơi của đám ma cô lừa đảo kia.
Phải trả lời được câu hỏi là với vốn tiếng Anh chỉ hỏi đường cho khỏi lạc, khi "qua bển" ngồi vào giảng đường mà thầy giáo nói toàn bằng tiếng Anh thì liệu mình có học được không? Có trường đại học nào ở một nước châu Âu tiên tiến như Hà Lan mà mức học phí chỉ có 200 đến 400 triệu đồng không? Chỉ cần "nhắp chuột" thôi là bạn sẽ có câu trả lời ngay.
Cũng như không có một "khởi nghiệp" nào là không cần vốn mà vẫn giàu nhanh cả. Ấy thế mà, hằng ngày vẫn có hàng trăm sinh viên tụ về các địa chỉ ở quận 12, quận Bình Tân của TPHCM để nghe các "giảng viên" rao giảng về chuyện "khởi nghiệp". Tiếp sau các lớp học này là... mua bán hàng đa cấp. Mà bán hàng đa cấp thì cũng là một dạng của lừa phỉnh nhau, người trước lừa người sau mà thôi.
Thanh niên, nhất là những em có may mắn đặt được chân vào các trường đại học, nhất thiết phải có khát vọng. Không khát vọng làm giàu thì cũng nuôi khát vọng về đường học vấn, nhưng nhất thiết phải được đánh đổi bằng sức lực, trí tuệ và cần phải có thời gian. Không nên nuôi hoang tưởng của mình bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt từ cha mẹ như thế.
Hai trường lớn Trung Quốc dẫn đầu top 10 đại học tốt nhất châu Á 2020 Nếu như Đại học Thanh Hoa giữ vững phong độ thì ĐH Bắc Kinh tăng liền 3 bậc để giữ những vị trí cao nhất tại bảng xếp hạng 500 đại học tốt nhất châu Á 2020 do Times Higher Education (THE) bình chọn. Tạp chí Times Higher Education (THE) vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất châu...