Các thương hiệu thời trang nhanh như H&M và Zara “gặp hạn” lớn vì dịch Covid-19
Theo một phân tích của hãng nghiên cứu tài chính UBS, các thương hiệu thời trang nhanh đang chịu tác động lớn từ dịch Covid-19, đặc biệt là các thương hiệu lớn như H&M, Inditex và thương hiệu con Zara.
Hồi tháng trước, UBS đã chia sẻ một nghiên cứu cho thấy các nhà bán lẻ Châu Âu sẽ là những người chịu thiệt hại nhiều nhất. Đứng đầu là H&M, Inditex và nhà bán lẻ đồ gia dụng Dunelm (Anh Quốc). Kết luận này được UBS đưa ra sau khi phân tích doanh số bán hàng tại thị trường Trung Quốc, tổng giá trị sản phẩm và số lượng hàng tồn quay vòng nhanh ra sao. UBS cũng cân nhắc tất cả các yếu tố tác động tiềm năng.
Giá trị của các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc là yếu tố quan trọng nhất. Dịch Covid-19 buộc các nhà máy sản xuất hàng thời trang nhanh phải đóng cửa trên khắp Trung Quốc, khiến chuỗi cung thời trang tại Trung Quốc bị xáo trộn mạnh. Ngay cả khi các nhà máy đã dần mở cửa trở lại, công suất vẫn chưa thể đạt mức tối đa.
Theo UBS, thị trường Trung Quốc hiện chiếm tới 50% tổng giá trị sản phẩm bán ra của H&M và chỉ đứng hai sau Dunelm.
Nhìn vào tổng giá trị thay vì tỷ lệ phần trăm các mặt hàng tại một quốc gia giúp việc đánh giá sự phụ thuộc chính xác hơn. Các nhà bán lẻ thời trang nhanh như Dunelm thường sản xuất các mặt hàng có chi phí cao tại Trung Quốc, vì tại đây có nhiều nhà máy đủ năng lực sản xuất sản phẩm may mặc phức tạp như áo khoác. Trong khi đó, hãng chọn sản xuất các loại hàng may mặc cơ bản như áo phông ở các quốc gia khác.
Video đang HOT
Biểu đồ cho thấy tác động của Dịch Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến các nhà bán lẻ thời trang ở Châu Âu
Nhiều sản phẩm có thể đến từ các quốc gia khác. Nhưng nếu bạn nhìn vào lượng hàng tồn kho và xét về giá bán của chúng tại các cửa hàng, bạn sẽ thấy thế cân bằng đã bị thay đổi.
Inditex mặt khác chỉ chiếm 10% tổng giá trị hàng hóa từ Trung Quốc. Nhưng thương hiệu này lại có tỷ lệ hàng tồn kho cao nhất. Thương hiệu lớn nhất của hãng là Zara có thể biến một thiết kế thành sản phẩm hoàn chỉnh nhanh hơn nhiều so với các đối thủ và nhanh chóng đưa sản phẩm đó lên gian hàng trực tuyến của mình. Nhưng tất nhiên Zara cũng dựa vào chuỗi cung ứng để vạch ra các chiến lược sản phẩm. UBS ước tính, Inditex có tỷ lệ doanh số chiếm tới 8,7% tại thị trường Trung Quốc, cao hơn H&M là 6,1%.
Hiện rất khó để có thể dự đoán tác động của dịch Covid-19 với ngành thời trang nhanh trên thế giới, bởi tình hình dịch bệnh có thể thay đổi theo từng ngày và từng giờ. Tuy nhiên, H&M cho biết, hãng chưa ghi nhận tình trạng chậm trễ về nguồn cung nào cho tới thời điểm này.
Trên thực tế, Trung Quốc với vị thế là nhà sản xuất dệt may lớn nhất thế giới chính là chìa khóa giải quyết mọi khó khăn cho các hãng. Nếu Trung Quốc “khỏe mạnh”, ngành thời trang thế giới sẽ được hưởng lợi. Trung Quốc đang là nhà cung cấp nguyên liệu thô lớn nhất cho các nhà sản xuất hàng may mặc trên thế giới. Trong đó các thương hiệu đồ thể thao có khả năng gặp rủi ro cao nhất bởi họ có ít sự lựa chọn thay thế đối với các loại vải và chất liệu đặc biệt chỉ có ở Trung Quốc.
Trong khi đó, một số nhà máy dệt may ở Campuchia và Myanmar đã cảnh báo, họ có thể phải ngừng hoạt động nếu nguồn cung nguyên liệu thô từ Trung Quốc không sớm phục hồi.
Theo VN Review
Cuộc chiến mới trên thị trường tivi
Nhiều thương hiệu mới xuất hiện khiến thị trường tivi nhộn nhịp trở lại sau một thời gian trầm lắng
Cuối tháng 10 vừa qua, hãng điện tử Thái Lan Casper chính thức đưa mặt hàng tivi thông minh với nhiều tính năng hiện đại và mức giá khá mềm vào kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể, hãng cho biết sẽ phân phối các dòng tivi Iris, Aster, Veron với kích cỡ 65', (inch), 55', 50', 43' và 32'.
Hãng này đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2016 với các mặt hàng máy lạnh và máy nước nóng. Toàn bộ sản phẩm Casper đều được sản xuất và lắp ráp tại các nhà máy ở thành phố Rayong và Prachinburi của Thái Lan, nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam.
Vài tháng trước, CooCaa tự giới thiệu là thương hiệu tivi bán chạy hàng đầu Indonesia cũng gia nhập thị trường tivi thông minh Việt Nam thông qua kênh phân phối độc quyền Lazada, giá bán thuộc phân khúc bình dân dao động từ 4-11 triệu đồng tương ứng với kích thước từ 32 - 55 inch. Hiện tại thương hiệu này đang đẩy mạnh giảm giá, khuyến mại để tăng doanh số dịp mua sắm cuối năm.
Những thương hiệu tivi mới lẫn cũ, bình dân và cao cấp đang cạnh tranh quyết liệt với nhau về giá cả trong mùa mua sắm cuối năm
Trong khi đó, dù chưa công bố chính thức nhưng thị trường đã xuất hiện nhiều hình ảnh mẫu tivi Vsmart của Tập đoàn Vingroup kèm theo thông tin hãng sắp trình làng trong thời gian tới, thu hút sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng. Theo thông tin chia sẻ trên các diễn đàn công nghệ, Vsmart TV không hề kém cạnh các ông lớn khác như Samsung, LG hay Sony nhờ được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, màn hình lớn 55 inch có độ phân giải 4K, hỗ trợ hình ảnh HDR, âm thanh dolby atmos...
Sự xuất hiện của những thương hiệu tivi mới khiến thị trường này trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, đặc biệt trong mùa mua sắm cuối năm. Giới kinh doanh hàng điện tử cho biết sau sự cố Asanzo vướng lùm xùm về xuất xứ, nhiều hãng điện tử đã rầm rộ thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, tặng quà, cạnh tranh nhau quyết liệt để giành giật thị phần và tăng doanh số ở phân khúc bình dân.
Những thương hiệu sẵng sàng "đạp" giá, tức dòm ngó giá của đối thủ để điều chỉnh giá bán hấp dẫn hơn. Ông Đỗ Thanh Tùng, hoạt động trong ngành điện tử lâu năm, cho biết một chiếc tivi có giá thành 3,3 triệu đồng nhưng họ chấp nhận bán lỗ chỉ còn 3 triệu đồng để cạnh tranh.
Các thương hiệu này không chỉ cạnh tranh nhau về giá mà còn o bế khách hàng về chính sách hậu mãi, như Casper, Sanco chấp nhận cho khách hàng đổi trả trong 100 ngày sử dụng hoặc TCL tăng thời gian bảo hành từ 2 năm lên 3 năm. Các thương hiệu này còn tăng cường chăm sóc khách hàng bằng chính sách bảo hành, bảo dưỡng tận nhà hoàn toàn miễn phí.
Ông Lê Hoàng Minh, chủ doanh nghiệp tại TP HCM chuyên cung cấp mặt hàng tivi cho thị trường các tỉnh, cho biết những thương hiệu tivi bình dân được bán chủ yếu ở thị trường các tỉnh, vùng nông thôn. Ngoài ra, còn được bán nhiều trên các trang thương mại điện tử và được khách hàng mua nhiều do có mức giá thấp hơn khá nhiều so với tivi thương hiệu mạnh. Cũng theo ông Minh, số lượng tivi giá rẻ này chiếm khoảng 10% tổng số lượng tivi bán ra trên thị trường.
Giới kinh doanh hàng điện tử cho rằng mặt hàng tivi hiện nay khá đơn giản, không quá nhiều phức tạp. Do đó, tivi cho dù có giá rẻ nhưng chất lượng tạm chấp nhận được, độ bền tương đối, sử dụng năm, bảy năm vẫn bảo đảm. Tuy nhiên, về màu sắc, hình ảnh, âm thanh chưa thể nào bắt kịp các thương hiệu mạnh hiện có trên thị trường.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện không chỉ có các loại tivi giá rẻ cạnh tranh nhau quyết liệt mà ngay cả các hãng tivi tên tuổi lớn như Samsung, LG, Sony... cũng tham gia cuộc giảm giá khá mạnh ở những dòng tivi thông minh, 4K vốn đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Cụ thể, ở thời điểm hiện tại, người tiêu dùng không khó để tìm mua những chiếc tivi thông minh 50-55 inch với độ phân giải lớn như Full HD hay 4K ở mức giá trên dưới 10 triệu đồng. Thậm chí, những chiếc tivi màn hình lớn 65-75 inch cũng chỉ khoảng hơn 15 triệu đồng thay vì vài chục triệu đồng như thời gian trước.
Nhiều thương hiệu tivi nổi tiếng một thời như Philips, Sharp, Toshiba, Panasonic có sức cạnh tranh không cao nên cũng giảm giá mạnh để duy trì thị phần, như tivi trên 50 inch của Sharp hiện nay có mức giá khá rẻ chưa tới 9 triệu đồng hoặc tivi 50 inch 4K của Philips cũng chỉ khoảng 7,9-10,9 triệu đồng.
Theo Người Lao Động
Hà Giang không còn hiện tượng thu mua cam non Người dân không bán cam non đầu vụ giúp cam đảm bảo chất lượng đưa ra thị trường để giữ uy tín cam sành Hà Giang. Bước vào vụ cam 2019 - 2020 này, qua tìm hiểu tại các xã trọng điểm trồng cam của Hà Giang, đã qua hai vụ cam sành không còn có hiện tượng thu mua cam non như...