Các nước nỗ lực tìm giải pháp cho tình hình ở Niger
Sau vụ đảo chính tại Niger lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum hồi tuần trước, các nước đang thúc đẩy nỗ lực nhằm sớm khôi phục trật tự hiến pháp tại quốc gia Tây Phi này.
Tổng thống Niger Mohamed Bazoum. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 31/7, các đại diện của Chính phủ Italy, bao gồm Thủ tướng Giorgia Meloni, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Antonio Tajani và Bộ trưởng Quốc phòng Guido Crosetto cùng những người đứng đầu các cơ quan tình báo của nước này đã thảo luận về tình hình ở Niger. Tại cuộc thảo luận này, các quan chức bày tỏ hy vọng về một giải pháp sẽ được đàm phán cho cuộc khủng hoảng tại Niger.
Văn phòng Thủ tướng Italy ra tuyên bố nêu rõ: “Italy hy vọng đạt được một giải pháp đàm phán cho cuộc khủng hoảng và thành lập một chính phủ được cộng đồng quốc tế công nhận ở Niger”.
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Italy Tajani cho biết ông đang thảo luận với Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell và Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna về một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Niger.
Video đang HOT
Tại Washington, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng có “cơ hội ít ỏi” để đảo ngược cuộc đảo chính tại Niger. Theo quan chức này, quan điểm và lập trường của Mỹ đối với tình hình ở Niger sẽ phụ thuộc vào việc liệu chính quyền được bầu một cách dân chủ tại nước này có được phục hồi trong những ngày và những tuần tới hay không. Ngoài ra, quan chức này nêu rõ Mỹ ủng hộ nỗ lực của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) nhằm khôi phục trật tự hiến pháp tại Niger.
Trước đó, các nhà lãnh đạo ECOWAS cảnh báo có thể sử dụng vũ lực nếu trong vòng 1 tuần chính quyền quân sự Niger không phục chức cho Tổng thống Mohammed Bazoum, đồng thời ECOWAS quyết định áp đặt biện pháp trừng phạt giới lãnh đạo quân sự Niger. Nội dung này được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của ECOWAS tại thủ đô Abuja (Nigeria) hôm 30/7.
Chính quyền quân sự tại Burkina Faso và Mali – hai nước láng giềng của Niger – cho rằng các động thái trên của ECOWAS có thể gây bất ổn đối với toàn bộ khu vực.
Dữ liệu của Liên hợp quốc (LHQ) cho thấy các biện pháp trừng phạt kinh tế của ECOWAS, bao gồm đình chỉ tất cả các giao dịch thương mại và tài chính giữa các quốc gia thành viên của khối này với Niger và đóng băng tài sản tại các ngân hàng trung ương khu vực, có thể có tác động sâu rộng đến người dân Niger, quốc gia nghèo thứ ba trên thế giới.
Ngày 26/7 vừa qua, các binh sĩ ở Niger đã phế truất Tổng thống Bazoum và giam giữ ông trong Dinh Tổng thống, đồng thời đóng cửa biên giới và ban bố lệnh giới nghiêm toàn quốc. Ngày 28/7, Tướng Abdourahamane Tchiani, người đứng đầu Lực lượng cận vệ của Tổng thống từ năm 2011, đã tuyên bố là nhà lãnh đạo mới của Niger trong giai đoạn chuyển tiếp và cảnh báo rằng bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn.
Ngày 31/7, chính quyền quân sự ở Niger cáo buộc Pháp tìm cách can thiệp quân sự. Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna đã bác bỏ cáo buộc này trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, đồng thời cho rằng “vẫn có khả năng” ông Bazoum được khôi phục quyền lãnh đạo.
Đức ngừng viện trợ tài chính cho Niger
Ngày 31/7, Đức tuyên bố ngừng viện trợ tài chính và hợp tác phát triển với Niger, sau vụ đảo chính lật đổ Tổng thống nước này Mohamed Bazoum hồi tuần trước, đồng thời cảnh báo Berlin có thể thực hiện các biện pháp bổ sung.
Đại tá Amadou Abdramane (ngồi), người phát ngôn của Hội đồng quốc gia bảo vệ tổ quốc (CNSP) tại Niger, tuyên bố đảo chính trên truyền hình quốc gia ngày 26/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức nêu rõ nước này đã "đình chỉ tất cả các khoản thanh toán, hỗ trợ trực tiếp cho chính quyền trung ương của Niger cho đến khi có thông báo mới... Dựa trên các diễn biến trong những ngày tới, chúng tôi có thể đưa ra thêm biện pháp". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết hiện chưa có kế hoạch sơ tán công dân hoặc binh lính ở Niger và đang chuẩn bị cho trường hợp căng thẳng leo thang ở quốc gia Tây Phi này. Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức cũng quyết định ngừng "hợp tác phát triển song phương" với Niger.
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) và Pháp cũng quyết định ngừng viện trợ tài chính cũng như hợp tác an ninh với Niger.
Trong một tuyên bố, EU cho biết sẽ buộc những người tiến hành đảo chính ở Niger chịu trách nhiệm về tất cả các cuộc tấn công nhằm vào dân thường, nhân viên ngoại giao và các đại sứ quán, sau khi những người biểu tình ủng hộ đảo chính tập hợp bên ngoài Đại sứ quán Pháp tại Niger.
Pháp cũng ra tuyên bố đã lên án cuộc đảo chính, đồng thời kêu gọi khôi phục trật tự Hiến pháp ở Niger, đưa ông Mohamed Bazoum trở lại vị trí Tổng thống.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định ưu tiên của Paris là an ninh của công dân và các cơ sở của nước này. Tuy nhiên, Paris chưa công bố bất kỳ ý định can thiệp quân sự nào.
Cũng trong ngày 31/7, Điện Kremlin đã ra tuyên bố kêu gọi tất cả các bên ở Niger kiềm chế, sớm khôi phục lại trật tự. Tuyên bố của Điện Kremlin nêu rõ tình hình tại Niger hiện rất đáng quan ngại.
Ngày 26/7 vừa qua, các binh sĩ ở Niger đã lật đổ Tổng thống Bazoum và giam giữ ông trong Dinh Tổng thống, đồng thời đóng cửa biên giới và ban bố lệnh giới nghiêm toàn quốc. Ngày 28/7, Tướng Abdourahamane Tchiani, người đứng đầu Lực lượng Cận vệ của Tổng thống từ năm 2011, đã tuyên bố là nhà lãnh đạo mới của quốc gia châu Phi trong giai đoạn chuyển tiếp và cảnh báo rằng bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn.
Khối Tây Phi ra tối hậu thư về can thiệp quân sự tại Niger Các nước Tây Phi cảnh báo sẽ can thiệp nếu như lực lượng của Tướng Abdourahamane Tchiani không rút lui và khôi phục lại quyền hiến pháp. Các binh sĩ và người biểu tình ủng hộ chính quyền quân sự tại Niamey, Niger, ngày 30/7. Ảnh: AFP Khối Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 quốc gia...