Các nước Arab-Hồi giáo từ chối coi hành động của Israel là “tự vệ”
Hội nghị thượng đỉnh các nước Arab- Hồi giáo do Arab Saudi chủ trì đã kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Gaza và bác bỏ việc biện minh cho hành động của Israel chống lại người Palestine là “hành động tự vệ”.
Thái tử Arab Mohammed bin Salman (phải) chào đón Tổng thống Palestine tại sự kiện. Ảnh AP.
Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ngày 11/11 (giờ địa phương) đã lên án “sự tấn công của Israel đối với Dải Gaza, tội ác chiến tranh và các vụ thảm sát dã man và vô nhân đạo”, theo thông cáo hội nghị.
Ngoài ra, các nước tham gia cũng kêu gọi chấm dứt cuộc bao vây ở Gaza, cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất này và tạm dừng cung cấp vũ khí cho Israel.
Video đang HOT
Các nhà lãnh đạo yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua “một nghị quyết mang tính quyết định và mang tính ràng buộc” để ngăn chặn “sự xâm lược” của Israel ở Gaza.
Ban đầu, dự kiến chỉ có 22 thành viên của Liên đoàn Arab tham gia, nhưng sau đó hội nghị có sự tham gia của đại diện Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), một hiệp hội hơn gồm 57 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số.
Trong bài phát biểu khai mạc, Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman đã kêu gọi ngừng ngay lập tức các hoạt động quân sự ở Gaza và thả tất cả những người bị giam giữ và tù nhân.
“Đây là một thảm họa nhân đạo cho thấy sự thất bại của cộng đồng quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong việc chấm dứt hành vi vi phạm trắng trợn luật nhân đạo quốc tế của Israel cũng như chứng minh các tiêu chuẩn kép được thế giới áp dụng”, Thái tử Arab nhấn mạnh.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh rằng Israel đang đáp trả nhưng lại tấn công trẻ sơ sinh, trẻ em và phụ nữ ở Gaza, đồng thời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Ông nói thêm: “Điều khẩn cấp ở Gaza không phải là tạm dừng trong vài giờ, mà chúng tôi cần một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn”.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nhấn mạnh rằng ngoài Gaza, các cuộc tấn công của lực lượng Israel ở Bờ Tây bị chiếm đóng cũng ngày càng leo thang và kêu gọi Mỹ chấm dứt các hành động hỗ trợ Israel
Xung đột Hamas - Israel: Ấn Độ, Mỹ ủng hộ 'khoảng dừng nhân đạo'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ và Mỹ đã ký một tuyên bố chung bày tỏ ủng hộ "khoảng dừng nhân đạo" trong cuộc xung đột Hamas - Israel, và nhằm "ngăn xung đột lan rộng" ở Trung Đông.
Bốc dỡ hàng viện trợ tại Dải Gaza ngày 2/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh của Ấn Độ cùng với Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J Austin của Mỹ tham dự Đối thoại cấp bộ trưởng Ấn-Mỹ 2 2 vào ngày 10/11 tại thủ đô New Delhi. Tuyên bố cũng kêu gọi Hamas thả những người bị bắt làm con tin. Các bộ trưởng cũng đã cam kết tiếp tục phối hợp với các đối tác trong khu vực về hỗ trợ nhân đạo nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân Palestine ở Dải Gaza. Họ bày tỏ ủng hộ thực hiện "khoảng dừng nhân đạo" vì lý do nhân đạo và cam kết tiếp tục phối hợp ngoại giao chặt chẽ, trong đó với cả các đối tác quan trọng trong khu vực, để ngăn xung đột lan rộng, duy trì sự ổn định ở Trung Đông và nỗ lực hướng tới một giải pháp chính trị và hòa bình lâu dài.
Ngoại trưởng Jaishankar đã nhắc lại quan điểm của Ấn Độ rằng nước này luôn ủng hộ giải pháp hai nhà nước và sớm nối lại đối thoại. Ông cho biết thêm Ấn Độ đã gửi khoảng 38 tấn hàng viện trợ nhân đạo để hỗ trợ Dải Gaza. Theo ông Jaishankar, Ấn Độ đã yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt luật nhân đạo quốc tế, giảm leo thang tình hình và đồng thời lên án những hành động gây thương vong cho dân thường.
Trong khi đó, ngày 10/11, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết chính quyền Palestine có thể đóng một vai trò trong việc quản lý Dải Gaza, với điều kiện là có một giải pháp chính trị toàn diện, trong đó tính cả khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng. Ông cho rằng chính quyền Palestine có thể là một phần của giải pháp chính trị toàn diện hơn với tư cách là một Nhà nước Palestine độc lập. Theo ông Abbas, Gaza là một phần không thể thiếu của Nhà nước Palestine trong tương lai và Palestine sẽ đảm nhận toàn bộ trách nhiệm trong khuôn khổ một giải pháp chính trị toàn diện, bao gồm cả Bờ Tây, Đông Jerusalem và Gaza. Ông Abbas cũng cho rằng cần phải tổ chức một hội nghị hòa bình quốc tế để vạch ra các mốc thời gian cụ thể được cộng đồng quốc tế hỗ trợ.
Về phía Israel, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cùng ngày tuyên bố Quân đội Israel (IDF) sẽ nắm quyền kiểm soát Dải Gaza sau khi xung đột Hamas - Israel kết thúc.
Trong cuộc họp tại Tel Aviv với lãnh đạo các thị trấn gần Gaza, Thủ tướng Netanyahu cho hay Israel sẽ kiểm soát an ninh toàn bộ Dải Gaza, trong đó có cả việc phi quân sự hóa hoàn toàn vùng lãnh thổ này.
EC đề xuất 5 nguyên tắc định hướng tương lai của Dải Gaza Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 6/11, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đề xuất 5 nguyên tắc cơ bản để định hướng tương lai của Dải Gaza sau khi cuộc xung đột Israel-Hamas kết thúc. Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống Gaza, ngày 4/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN Các nguyên tắc, được gắn...