Xử lý nước thải thủy hải sản bằng vi sinh vật chịu mặn
Nhóm nghiên cứu phân lập được 45 chủng vi khuẩn xử lý nước thải thủy hải sản.
Dùng vi sinh vật xử lý nước thải nhiễm mặn.
Nhóm nghiên cứu Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường (Trường ĐH Công nghiệp TPHCM) đã phân lập được 45 chủng vi khuẩn xử lý nước thải thủy hải sản.
Lọc ra chủng vi khuẩn sống
Nước thải ngành chế biến thủy hải sản chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và thành phần chủ yếu là protein, chất béo. Trong đó, chất béo khó bị phân hủy bởi vi sinh vật.
Nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá.
Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy dẫn đến thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực.
Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước.
Các loại nước thải có độ mặn cao thường gặp là nước thải dệt nhuộm, thuộc da, nhà máy chế biến thủy – hải sản, rau củ quả, sản xuất nước mắm, nước thải ao nuôi thủy sản nước mặn… Theo PGS.TS Lê Hùng Anh, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường, đặc trưng chung của các loại nước thải này là có độ mặn tính theo nồng độ NaCl từ 3 – 30gr/l.
Trong đó, nước thải từ quá trình chế biến thủy sản nhiễm mặn rất cao, chứa nhiều chất hữu cơ, chất thải rắn và dầu mỡ. Mặt khác, nhiều nhà máy chế biến ở gần biển do thiếu nước ngọt nên sử dụng nước biển sục rửa hệ thống máy móc, càng làm tăng độ mặn của nước thải. Ở Việt Nam, công nghệ xử lý nước thải nhiễm mặn vẫn còn khá mới mẻ.
Hướng đi của nhóm nghiên cứu là sử dụng vi sinh vật để xử lý nước thải nhiễm mặn. Nhóm lấy mẫu nước thải sau (từ cảng cá Vàm Láng và Nhà máy sơ chế thủy hải sản Minh Thắng ở Tiền Giang) và dùng phương pháp cấy truyền nhiều lần để phân lập được từng chủng vi khuẩn thuần. Sau đó, nhóm theo dõi khả năng phát triển và chịu mặn của các chủng vi khuẩn đã phân lập.
Video đang HOT
PGS.TS Lê Hùng Anh cho biết, từ 10 mẫu nước thải, nhóm nghiên cứu đã phân lập được 45 chủng vi khuẩn. Tất cả 45 chủng đều phát triển tốt ở độ mặn 1%, 33 chủng phát triển được ở độ mặn 3%, 14 chủng chịu được độ mặn 5%, 12 chủng chịu được độ mặn 7%, và đặc biệt có 3 chủng phát triển được ở độ mặn 9%.
Trong số đó, nhóm tuyển chọn 10 chủng có khả năng thích nghi với nồng độ muối tăng dần. Sau khi đánh giá khả năng xử lý nước thải của 10 chủng vi khuẩn nói trên (hiệu suất xử lý, khả năng chịu mặn, nhiệt độ…), nhóm chọn ra 6 chủng vi khuẩn để sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý nước thải nhiễm mặn. Chế phẩm có độ tinh sạch cao, mức độ thuần các chủng ổn định sau 6 tháng bảo quản nhiệt độ phòng.
Xử lý nước thải nhanh chóng
PGS.TS Lê Hùng Anh cho biết, kết quả thử nghiệm chế phẩm cho thấy, với tỷ lệ pha loãng 1:10 (xử lý 1m3 nước thải cần 100L chế phẩm đã hòa tan, hay 10 kg chế phẩm dạng rắn) hoặc 1:50 (sử dụng 2 kg chế phẩm/m3 nước thải cần xử lý) khi bổ sung vào hệ thống xử lý, cho hiệu suất xử lý lần lượt là 88,75% và 80,35% trong 72 giờ.
Trong chế phẩm, nhóm vi khuẩn quang hợp chiếm chủ đạo. Các vi sinh vật thuộc nhóm này có chứng năng biến năng lượng từ ánh sáng Mặt trời (quang năng), chuyển hóa thành năng lượng hóa học tham gia vào các phản ứng sinh hóa năng lượng của cây trồng. Các sản phẩm thải ra của quá trình trao đổi chất của vi khuẩn quang hợp, chính là dinh dưỡng của các hệ vi sinh vật khác trong chế phẩm.
Vi khuẩn lactic chính là vi sinh vật được ứng dụng trong quá trình lên men lactic chế biến, ủ thức ăn cho gia súc, gia cầm. Vi khuẩn lactic tiết ra các chất ức chế, ngăn ngừa các vi sinh vật gây thối, gây mùi, gây bệnh phát triển (do sinh ra acid lactic), đồng thời ức chế và tiêu diệt một số nấm gây bệnh hại cây trồng như: Fusarium (làm yếu cây, chết cây, cây còi cọc…).
Trong chế phẩm còn có nhóm xạ khuẩn. Loại vi sinh vật là trung gian giữa vi khuẩn và nấm chính là nhóm xạ khuẩn. Nhóm xạ khuẩn tham gia hoạt động rất mạnh trong quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ: Xenlluloz, tinh bột, lignin… Trong quá trình trao đổi chất, các vi sinh vật thuộc nhóm xạ khuẩn còn sinh ra các chất kháng sinh, có tác dụng diệt nấm bệnh và vi khuẩn gây hại.
Chức năng chính của nấm men trong chế phẩm sinh học là tham gia vào các quá trình trao đổi chất, sản sinh ra vitamin, acid amin, các chất có hoạt tính sinh học (kích thích tố sinh học).
Nhóm nấm sợi là loại nấm sản sinh ra men (enzyme), tiêu biểu như: Aspergillus, Pennicillium… nhờ các enzyme này mà tinh bột, xenlluloz, lignin, protein, lipit… thủy phân dễ dàng và nhanh chóng tạo ra các dưỡng chất có lợi cho môi trường.
Nấm sợi tham gia vào quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ, khử mùi hôi thối của rác thải, nước thải. Mỗi loại vi sinh vật có trong chế phẩm lại cộng sinh, tương hỗ nhau trong cùng một môi trường.
Bí quyết sở hữu làn da sáng mịn lại có thể xuất phát từ 'trong bụng', làm đúng bạn sẽ có da khỏe mạnh
Nếu đang điều trị bệnh về da, bạn nên nghĩ đến chuyện ăn uống để tăng cường tác động của phương pháp điều trị đó.
Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt và chỉ dựa vào thực phẩm bổ sung có thể không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề về da.
Ăn thực phẩm giàu men vi sinh, prebiotic và chất xơ có thể hữu ích trong việc kiểm soát một số tình trạng da, chẳng hạn như bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Mặc dù nghiên cứu vẫn còn hạn chế nhưng một số bằng chứng cho thấy men vi sinh và prebiotic có thể nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột để giảm khô da.
Thời gian gần đây, trên nền tảng mạng xã hội Tiktok rộ lên từ khóa #glowdrink (được hiểu là "đồ uống sáng da"). Các chủ tài khoản thay nhau chia sẻ công thức làm đồ uống với tác dụng đem lại làn da sáng, mịn màng và giảm đầy hơi. Một số người có ảnh hưởng cho biết rằng đồ uống này - thường được làm từ các loại thực phẩm giàu chất xơ như táo, cần tây và rau xanh - đã giúp họ loại bỏ mụn nang trên da, làm cho làn da của họ sáng lên. Bởi lẽ những thực phẩm này tốt cho đường ruột, mà đường ruột khỏe thì da cũng đẹp.
Thức uống giúp đường ruột khỏe mạnh cũng có tác dụng với làn da?
Trong khi nghiên cứu vẫn đang được tiến hành thì một số kết luận khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa sức khỏe đường ruột và làn da. Trong bài thuyết trình tại Hội nghị và Triển lãm Thực phẩm, Dinh dưỡng hàng năm (FNCE) tại Mỹ, Robyn Johnson, chuyên gia dinh dưỡng chức năng tạiTexas (Mỹ), cho biết: Cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ là nền tảng cho làn da khỏe mạnh.
Johnson đã can thiệp vào chế độ ăn uống và lối sống để kiểm soát bệnh vẩy nến của chính mình.
Vẩy nến là một bệnh về da tự miễn gây ra các mảng bong tróc, kích ứng trên da.
Cô giải thích rằng, nhiều người áp dụng chế độ ăn kiêng khắc nghiệt để kiểm soát bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm. Tuy nhiên, những kiểu ăn này không phải lúc nào cũng hiệu quả trong việc giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, thậm chí còn có thể dẫn đến ăn uống khắt khe, thiếu dưỡng chất.
"Thực phẩm có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tật nếu môi trường đường ruột và hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá, tạo ra phản ứng miễn dịch. Thay vì đổ lỗi cho thức ăn, giải pháp tốt hơn là giải quyết vấn đề môi trường đường ruột", Johson chia sẻ thêm trong một email gửi tới trang Verywell.
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sức khỏe đường ruột và làn da còn hạn chế nhưng nhiều nghiên cứu đã được tiến hành. Một nghiên cứu năm 2019 (đăng trên trang jdsjournal.com) cho thấy rằng việc cho chuột ăn "chế độ ăn kiểu phương Tây" góp phần tăng tình trạng viêm da.
Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2015 cho thấy những người mắc bệnh vẩy nến có "hệ vi sinh vật đường ruột bị thay đổi". Điều này khiến nhiều chuyên gia về da và dinh dưỡng tin rằng mô hình chế độ ăn uống hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột đa dạng sẽ tăng cường sức khỏe của da.
Probiotic hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh cũng có thể cải thiện làn da của bạn
Một số nghiên cứu gợi ý rằng bệnh vẩy nến hoặc các triệu chứng bệnh chàm có thể cải thiện khi sử dụng men vi sinh - vi khuẩn sống được cho là hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.
Nghiên cứu cho thấy đồ uống sữa lên men giàu men vi sinh và prebiotic. Đây là những chất dinh dưỡng nuôi sống vi khuẩn trong ruột, có thể làm giảm tình trạng khô da.
Johnson nói: "Thực phẩm là thứ tốt nhất để bắt đầu nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong đường ruột". Cô cho biết thêm, sữa chua và dưa cải bắp rất giàu men vi sinh, trong khi các loại trái cây, rau quả như "tỏi, hành, quả mọng, đậu và chuối" là nguồn cung cấp prebiotic dồi dào.
Theo Rajani Katta, bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận và là giảng viên lâm sàng tại Đại học Baylor, vẫn còn quá nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về chủng loại, liều lượng, thời gian để bổ sung men vi sinh và prebiotic. Tuy nhiên, Katta khuyến nghị nên ăn thực phẩm giàu chất xơ vì vi khuẩn đường ruột có thể biến chất xơ thành axit béo chuỗi ngắn giúp củng cố cả niêm mạc ruột cũng như hàng rào bảo vệ da.
Katta nói: "Có sự khác biệt ở mỗi người, nhưng theo nguyên tắc chung, nếu đang điều trị bệnh về da, bạn nên nghĩ đến chuyện ăn uống để tăng cường tác động của phương pháp điều trị đó".
Vitamin C có tác dụng gì cho làn da của bạn?
Vitamin C - còn được gọi là axit ascorbic - là một chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể và làn da của bạn khỏe mạnh. Nếu bạn tò mò về tác dụng của vitamin C đối với làn da của mình thì chất chống oxy hóa đáng kinh ngạc này có rất nhiều lợi ích, bao gồm cả khả năng:
- Tăng cường sản xuất collagen
- Giảm sự xuất hiện của các đốm đen
- Giảm sự xuất hiện của lão hóa sớm
- Bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời
- Thúc đẩy quá trình lành vết thương
- Giữ nước cho da
- Giảm mẩn đỏ
Vitamin C có lợi cho làn da của bạn cho dù làn da của bạn là khô, da dầu hay da hỗn hợp. Bạn có thể bổ sung vitamin C cho da thông qua ăn uống. Thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như cam và quả mọng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, kể cả sức khỏe làn da.
Ngộ độc thực phẩm cần nhập viện ngay khi có dấu hiệu sau Vụ ngộ độc sau ăn bánh đêm Trung thu tại TPHCM khiến bé gái 6 tuổi tử vong và gần 50 người bị rối loạn tiêu hóa làm nhiều người lo lắng. Vậy ngộ độc thực phẩm khi nào cần nhập viện ngay? Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn, là tình trạng gây ra do ăn, uống...