Các nước Ả Rập đối mặt khủng hoảng nợ 94 tỉ USD vì giá dầu
Các thành viên giàu dầu thô thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) có thể sẽ gặp khó trong việc tái cấp tài chính 94 tỉ USD nợ trong hai năm tới.
Các nước Ả Rập còn đối mặt với khả năng thâm hụt 395 tỉ USD trong hai năm tới – Ảnh: Reuters
Bloomberg trích nhận định trong báo cáo của ngân hàng HSBC cho hay 6 thành viên thuộc GCC sẽ phải tái cấp tài chính 52 tỉ USD trái phiếu và 42 tỉ USD khoản vay hợp vốn, chủ yếu ở Ả Rập Xê Út và Qatar. Tái cấp tài chính là việc trả hết một khoản nợ vay bằng tiền có được từ một khoản vay mới, thường cùng quy mô độ lớn tài chính.
Các nước vùng vịnh Ba Tư thuộc GCC, gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), còn đối mặt với thâm hụt 395 tỉ USD trong cùng giai đoạn. Sáu quốc gia trên sẽ gặp khó trong việc tái cấp tài chính 94 tỉ USD nợ trong hai năm tới vì khu vực này đối mặt với tăng trưởng chậm, lãi suất tăng cao và xếp hạng tín nhiệm bị hạ trong thời gian gần đây.
Chuyên gia kinh tế về Trung Đông Simon Williams thuộc ngân hàng HSBC cho hay: “Với việc Vùng Vịnh hoạt động như một thị trường tín dụng duy nhất, thách thức tái cấp tài chính sẽ được cảm nhận rộng rãi hơn, bị phức tạp hóa bằng việc thắt chặt thanh khoản khu vực, lãi suất tăng cao và xếp hạng tín nhiệm hạ xuống gần đây”.
Video đang HOT
Các nước thuộc GCC cùng nhau sản xuất 1/4 lượng dầu tiêu thụ trên thế giới, đang bị buộc phải dùng các biện pháp chưa từng có để vực dậy tình hình tài chính công khi giá dầu thô đang chật vật tăng lại từ mức thấp nhất trong 12 năm trở lại đây. Các nước này bao gồm cả Ả Rập Xê Út và Oman cũng chịu ảnh hưởng từ một loạt các đợt xếp hạng tín nhiệm giữa lúc hàng tỉ USD “tháo chạy” khỏi hệ thống ngân hàng khu vực.
Các nước Vùng Vịnh có khoảng 610 tỉ USD dư nợ trong trái phiếu bằng ngoại tệ và các khoản vay hợp vốn. Con số này bao gồm khoản nợ tài chính và doanh nghiệp cũng như nợ chính phủ, chủ yếu ở UAE, Bahrain và Qatar, theo HSBC. Ngân hàng này cho rằng các nước GCC sẽ có một đợt phát hành trái phiếu chính phủ nước ngoài để xoay sở trước tình hình thâm hụt ngân sách.
Thu Thảo
Theo Thanhien
Giá dầu giảm liền 5% sau bình luận của một quan chức Iran
Các cường quốc dầu thô thế giới vẫn đang trong mâu thuẫn sâu sắc. Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zangeneh mới đây gọi ý tưởng đóng băng sản lượng do Ả Rập Xê Út khởi động là 'trò đùa'. Giá dầu giảm 5% xuống 31,75 USD/thùng sau bình luận của ông này.
Dù ủng hộ, Iran vẫn thể hiện nước này không sẵn sàng tham gia thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu - Ảnh: Reuters
CNN dẫn nguồn từ đài truyền hình quốc gia Press TV của Iran cho hay ông Zangeneh châm chọc ý tưởng đóng băng sản lượng dầu thô của các quan chức dầu mỏ hàng đầu Ả Rập Xê Út trong khi Mỹ thì hoan nghênh ý tưởng này.
"Đóng băng sản lượng là hành động khởi đầu một quá trình. Có thể không có sự tham gia của tất cả các quốc gia, nhưng hầu hết các nước quan trọng sẽ đóng băng sản lượng", Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Ali al-Naimi nói tại hội nghị về dầu mỏ IHS CERAWeek tại Houston, bang Texas (Mỹ). Ông Ali al-Naimi nói thêm rằng các nước quan trọng kể trên bao gồm cả Iran.
Bất đồng mới nhất trong nội bộ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đánh tan hi vọng ở Phố Wall, rằng các nước sản xuất dầu sẽ giảm bớt dư thừa nguồn cung để cứu giá cả thị trường. Giá dầu giảm 5% xuống 31,75 USD/thùng sau bình luận của quan chức Iran.
Iran là nước đang háo hức bơm dầu nhiều trở lại sau khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế. Song sự quay lại thị trường của nước này đến giữa thời gian tồi tệ của thị trường vốn đã "ngập" trong dư cung.
Tuần trước, giá dầu tăng mạnh trong thời gian ngắn sau khi Ả Rập Xê Út và Nga đạt thỏa thuận tạm thời giữ sản lượng ổn định, nếu các nhà sản xuất khác cũng làm tương tự. Ông Al-Naimi cho biết ông tin rằng sẽ có nhiều nước đồng ý đóng băng hạn ngạch ngay từ tháng tới.
Dù Iran ban đầu lên tiếng ủng hộ thỏa thuận, bình luận mới nhất của ông Zangeneh cho thấy nước này không muốn tham gia. "Đây giống như là một trò đùa, vì họ nói với chúng tôi họ sẽ đóng băng sản lượng trên mức 10 triệu thùng/ngày và họ bảo rằng chúng tôi cũng phải đóng băng hạn ngạch ở mức 1 triệu thùng/ngày", ông Zangeneh nói.
Bất đồng giữa Ả Rập Xê Út và Iran nhấn mạnh sự chia rẽ sâu sắc ở nội bộ OPEC, khiến các thỏa thuận gần như không thể được thực thi.
Mặt khác, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út nói rằng nước này sẽ không cắt giảm sản lượng, vì hiện "có ít sự tin cậy hơn mức bình thường" giữa các nhà sản xuất dầu mỏ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
CEO doanh nghiệp Nga: Nga nên ngừng 'cầu nguyện' để giá dầu tăng Đừng chờ đợi giá dầu tăng hay kỳ vọng sử dụng đồng rúp (RUB) mất giá như một công cụ để thúc đẩy xuất khẩu Nga, giám đốc điều hành hãng Rusal (Russian Aluminum) Oleg Deripaska cho biết. CEO Rusal (Russian Aluminum) Oleg Deripaska - Ảnh chụp màn hình trang Russia Today Theo Russia Today, ông Oleg Deripaska nói tại một diễn đàn...