Các nhà lập pháp Mỹ chính thức chấm dứt chiến tranh Iraq
Thượng viện đã bỏ phiếu bãi bỏ các ủy quyền của quốc hội đối với các cuộc xâm lược Iraq năm 1991 và 2003 của Washington.
Các nhà hoạt động phản chiến tổ chức một cuộc biểu tình vào đầu tháng này tại Washington để kỷ niệm 20 năm ngày Mỹ xâm lược Iraq. (Ảnh: Getty Images)
Nhiều thập kỷ sau cuộc xâm lược Iraq năm 1991 và 2003 của Mỹ, Thượng viện nước này đã rút lại các ủy quyền của quốc hội cho các cuộc chiến tranh để ngăn các tổng thống tương lai sử dụng chúng để phát động thêm các cuộc xung đột quân sự.
Hôm 29/3, các nhà lập pháp đã bỏ phiếu với tỷ lệ 66-30 để bãi bỏ 2 ủy quyền sử dụng lực lượng quân sự (AUMF). Chiến tranh Iraq năm 2003, vốn là bất hợp pháp theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, do chính quyền của Tổng thống lúc bấy giờ là George W. Bush gây ra.
Video đang HOT
Chính quyền ông Bush khởi xướng cuộc chiến này dựa trên khẳng định sai lầm rằng nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein đang phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt có thể được sử dụng để chống lại Mỹ.
“Mỹ, Iraq, toàn thế giới đã thay đổi đáng kể kể từ năm 2002 và đã đến lúc luật pháp trong sách bắt kịp những thay đổi đó” – lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer, một đảng viên Đảng Dân chủ ở New York, cho biết trước cuộc bỏ phiếu hôm 29/3 – “những AUMF này đã hết hạn sử dụng”.
Ông nói thêm rằng việc duy trì các ủy quyền trên có hiệu lực sẽ tạo ra rủi ro rằng chính quyền trong tương lai sẽ lạm dụng chúng để phá vỡ thẩm quyền của quốc hội đối với các quyền lực về chiến tranh.
Tiếp theo, luật bãi bỏ này cần được thông qua tại Hạ viện trước khi đến bàn của Tổng thống Joe Biden để được ban hành. Nhà Trắng cho biết ông Biden ủng hộ việc chấm dứt AUMF.
Tuy nhiên, các thành viên của Thượng viện đã từ chối nỗ lực của Thượng nghị sĩ Rand Paul khi ông thúc đẩy việc bãi bỏ một AUMF riêng năm 2001 vốn cho phép cuộc chiến chống khủng bố của ông Bush.
Sự ủy quyền đó vẫn cung cấp cơ sở pháp lý cho các hoạt động chống khủng bố của Mỹ trên khắp thế giới. Ông Paul lập luận rằng bằng cách giữ nguyên AUMF, Quốc hội đang để ngỏ cho “chiến tranh ở mọi nơi, mọi lúc”.
Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đã sử dụng AUMF năm 2001 để giúp biện minh cho cuộc không kích năm 2020 giết chết tướng hàng đầu Qassem Soleimani của Iran khi ông ta đang ở Baghdad.
Nga ra điều kiện về chấm dứt xung đột với Ukraine
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin đã đưa ra danh sách gồm 10 bước mà Chính phủ Ukraine cần thực hiện để chấm dứt xung đột.
Tòa nhà Bộ Ngoại giao Nga.
Theo đài RT, danh sách nêu trên được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin RTVI ngày 29/3.
Theo đó, ông Galuzin nói rằng, để mang đến hòa bình cho Ukraine, các lực lượng quân sự của Ukraine phải ngừng giao tranh và phương Tây cũng phải ngừng mọi hoạt động cung cấp vũ khí cho Kiev.
Ngoài ra, nhà ngoại giao Nga cũng nêu ra một số điều kiện từng được đề cập từ sau khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022 như phi quân sự hóa Ukraine, Kiev phải cam kết không bao giờ gia nhập EU hoặc NATO và xác nhận tình trạng phi hạt nhân.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng cho rằng, Ukraine cần mở lại biên giới với Nga và khôi phục khung pháp lý trong quan hệ với Moscow và các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô.
Một điểm mới là lần đầu tiên, Nga đề cập đến việc dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt Nga; rút lại những tuyên bố, chấm dứt các vụ truy tố chống lại Nga cũng như các cá nhân và pháp nhân của nước này.
Trước đó, Chính phủ Ukraine đã đề xuất công thức hòa bình, trong đó bao gồm yêu cầu Nga rút toàn bộ khỏi tất cả các vùng lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố là của nước này, chi trả các khoản bồi thường...
Ngoại trưởng Venezuela kêu gọi chấm dứt các lệnh trừng phạt Caracas Ngoại trưởng Venezuela Yvan Gil ngày 24/3 đã kêu gọi chấm dứt các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến người dân nước này. Ngoại trưởng Venezuela Yvan Gil. (Nguồn: diplomatmagazine.eu) Ông Gil đưa ra lời kêu gọi trên khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Venezolana của Cộng hòa Dominica, nơi tổ chức cuộc họp Ngoại trưởng các nước nói tiếng Tây...