Các nhà khoa học Nga cảnh báo về khả năng bùng phát dịch bệnh mới
Con người có nguy cơ phải đối mặt với thảm họa mới ngay cả khi và nền kinh tế chưa thực sự phục hồi sau một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Theo một chuyên gia Nga trong bài “Các nhà khoa học cảnh báo: Sau COVID-19, trên thế giới sẽ xuất hiện các coronavirus chủng mới”, đăng trên trang svpressa.ru ngày 7/4/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, sau COVID-19, nhân loại chuẩn bị sẵn sàng vì thế kỷ 21 trở thành “lịch sử của thảm họa”. Đại dịch COVID-19 tấn công toàn bộ hành tinh sẽ không phải là nạn dịch cuối cùng và nhân loại cần chuẩn bị đối phó với dịch bệnh mới, có nghĩa là sự sụp đổ hiện tại của hệ thống kinh tế thế giới và hàng chục ngàn người chết chỉ là chỉ dấu đầu tiên của một loạt các thảm họa.
Virus được khoa học phát hiện vào cuối thế kỷ 19 chính là các thủ phạm gây ra các bệnh như cúm và bệnh dại. Về sau, các nhà khoa học đã học cách nhận biết các loại virus khác nhau, phân loại chúng và thậm chí tạo ra các chủng mới trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu sâu mức độ phức tạp cấu trúc của các ký sinh trùng này. Qua hàng thập kỷ làm việc nghiêm túc, các chuyên gia đã có thể phân lập và mô tả hơn 6 nghìn loại virus khác nhau.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu phân lập và mô tả hơn 6 nghìn loại virus khác nhau; Nguồn: Tass
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, trên thế giới có thể tồn tại vài triệu loài virus khác nhau. Không có cách nào để mô tả tất cả, nhưng các chuyên gia đã học cách sử dụng các thuật toán và chương trình máy tính để nhận ra các gien virus cụ thể và từ đó, dự đoán sự xuất hiện của một số bệnh này hoặc bệnh khác. Một trong những loại virus được coi nguy hiểm nhất truyền từ động vật sang người là virus corona – được đặt tên do các các gai của nó tua tủa, gợi nhớ chiếc vương miện.
Đại dịch COVID-19 là đại dịch thứ ba của virus corona trong thế kỷ qua. Vào năm 2002-2003, nhân loại đã trải qua hội chứng hô hấp cấp tính hoặc SARS do virus corona (SARS-CoV) gây ra, ảnh hưởng đến 29 quốc gia, tổng cộng 8.098 trường hợp được ghi nhận, trong đó 774 trường hợp tử vong. Bất hạnh tiếp theo là sự bùng phát của hội chứng hô hấp Trung Đông vào những năm 2013-2015, nguyên nhân là do virus corona MERS-CoV truyền qua dơi. Trên thế giới có hơn 2.500 người bị bệnh, trong đó ít nhất 900 người chết.
Các nhà khoa học từ Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc và Trung tâm Phòng dịch cúm và các mối đe dọa mới của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ đã áp dụng mô hình toán học để đánh giá các mối đe dọa tiềm tàng và phát hiện ra rằng động vật có thể truyền khoảng 1,7 triệu virus corona, trong đó khoảng nửa triệu có thể nguy hiểm đối với con người.
Video đang HOT
Ở Mỹ, các nhà nghiên cứu đã đề nghị nguồn kinh phí 1 tỷ USD để nghiên cứu phân loại các mầm bệnh này nhằm tạo ra một cơ sở dữ liệu tổng hợp về các đột biến gien và phát triển các cơ chế chung để chống lại các loại virus khác nhau. Đồng thời, nó được lên kế hoạch để phân lập các loại virus sống ở các loài động vật khác nhau để xác định các mối nguy tiềm ẩn của sự xuất hiện bệnh. Điều này áp dụng trước hết cho các nơi có săn bắn động vật hoang dã và khu chăn nuôi.
Dơi, ve, rắn … là những động vật mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm; Nguồn: sciencemag.org
Đồng thời, các nhà khoa học nhận ra rằng công việc phía trước là vô cùng khó khăn, đặc biệt là khó có thể thu thập thông tin đầy đủ và cần thiết từ tất cả các nơi xa xôi trên hành tinh. Nhưng rắc rối chính ở đây là sự lây lan của coronavirus gắn với hoạt động kinh tế của con người và lối sống hiện đại. Gia tăng dân số đang nhanh chóng đẩy lùi rừng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp, làm tăng đáng kể cơ hội tiếp xúc của con người với động vật.
Đồng thời, người yêu thích du lịch hiện đại và dĩ nhiên, thương mại quốc tế cũng góp phần chuyển mầm bệnh qua khoảng cách xa. Trước đây, mọi người chủ yếu ăn thức ăn được canh tác ngay bên cạnh; bây giờ, trong các siêu thị Nga, có cả thịt được chuyển đến từ Nam Mỹ. Một mặt, con người đã tạo cho mình một môi trường để kiếm tiền dễ dàng hơn và tăng tiêu dùng thông qua trao đổi hàng hóa trên toàn thế giới. Mặt khác, đó là một kênh truyền nhanh coronavirus từ động vật sang người và lây lan nhanh chóng bệnh dịch từ lục địa này sang lục địa khác.
Các tài liệu chính thức của WHO chỉ ra rằng, hệ thống giao thông và phong cách quản lý hiện tại góp phần lan truyền dịch bệnh. Con người cần phải nghĩ về đại dịch giống như nghĩ về biến đổi khí hậu, vì đây là một mối đe dọa mang tính sống còn đối với loài người, theo chuyên gia virus học Peter Daszak – cố vấn của WHO. Sau khi dịch hạch bất ngờ bùng phát ở Madagascar năm 2017 đã cướp đi sinh mạng của hơn 200 người, WHO đã gọi thế kỷ 21 hiện tại là một “lịch sử thảm họa lâu dài”.
Ở Nga, mùa đông ấm hơn nên ve phát triển sớm và mạnh; Nguồn: elets-adm.ru
Hiện tại, các chuyên gia không có ý kiến thống nhất về vấn đề khi nào nhân loại sẽ phải đối mặt với một đại dịch mới. Một số người nói rằng sau đại dịch COVID-19, nhân loại có thể hy vọng hai thập kỷ nghỉ ngơi. Nhưng có những nhà khoa học cảnh báo về một đợt bùng phát mới của virus corona truyền từ động vật vào đầu năm tới. Cùng ngày 7/4/2020, theo bài “Người Nga cảnh báo về khả năng bùng phát dịch bệnh do ve” trên trang tvzvezda.ru, Giáo sư Alexander Gorelov – Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu dịch tễ học trung ương của Rospotrebnadzor (Nga) – cho rằng, sự xuất hiện của các bệnh nhiễm virus nguy hiểm mới rất khó dự đoán, vì nó phụ thuộc vào một số yếu tố và trong hầu hết trường hợp, thường có sự tham gia các động vật.
Do mùa đông quá ấm, bọ ve đã trở nên hoạt động mạnh ở Nga, có thể gây ra sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Vị Giáo sư nói thêm rằng, phần lớn các bệnh truyền nhiễm bùng phát ở miền Nam do ở đó hiện diện các điều kiện thuận lợi, nhưng khi chúng bắt đầu truyền từ người sang người, sẽ không còn biên giới về mặt địa lý. Trước đó đã có báo cáo rằng, do thời tiết ấm áp bất thường được quan sát thấy ở khu vực miền Trung của Nga, bọ ve bắt đầu phát triển sớm; người mang một số mầm bệnh nguy hiểm đã được ghi nhận, bao gồm cả ở Moscow.
Dịch bệnh Covid-19 hiện tại rõ ràng đã gây những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu. Nhưng nguy cơ phải đối mặt với một thảm họa mới là hoàn toàn có thể ngay cả khi con người và nền kinh tế chưa thực sự phục hồi sau một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Điều này có nghĩa là trong mọi trường hợp, nhân loại sẽ phải lắng nghe tư vấn của các nhà khoa học và suy nghĩ về việc thay đổi chính các nguyên tắc quản lý nền kinh tế và tiêu dùng của mình./.
CTV Lê Ngọc
"Quát vật" đánh chìm tàu hải quân Nga, thủy thủ đoàn hốt hoảng tháo chạy
Một nhóm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu Nga đã phải bỏ chạy thoát thân khỏi cuộc tấn công của một con hải mã sau khi con thú này đánh chìm tàu hải quân của họ ở Bắc Cực.
Một tàu hải quân Nga đã bị hải mã tấn công khi thám hiểm Bắc Cực
Cụ thể, theo Express, con tàu hải quân Nga đã bị tấn công và có thể bị một con hải mã đánh chìm trong một cuộc thám hiểm khoa học ở Bắc Cực. Khi vụ việc xảy ra, thủy thủ đoàn từ Hạm đội phương Bắc của Nga đang tham gia một nhiệm vụ chung với Hiệp hội Địa lý Nga ở quần đảo Franz Josef Land ở Bắc Băng Dương vào tuần trước.
Các quan chức quân đội Nga cho biết con tàu bị tấn công khi các nhà nghiên cứu đang đổ bộ xuống mũi Heller trên hòn đảo Wilczek Land thuộc quần đảo trên.
"Nhóm các nhà nghiên cứu phải chạy trốn khỏi con hải mã cái tấn công vào tàu thám hiểm để bảo vệ đàn con của mình", theo thông cáo của quân đội Nga.
Hải quân Nga cho biết đoàn thám hiểm đã tránh được những rắc rối nghiêm trọng mà không làm hại đàn hải mã.
Tuy nhiên, Hiệp hội Địa lý Nga cho biết vụ tấn công vẫn gây ra "thương vong" cho con tàu đổ bộ. Nó bị đâm chìm nhưng không gây ra bi kịch cho đoàn thám hiểm.
"Tàu (đổ bộ) đã chìm nhưng vẫn tránh được bi kịch", Barents Observer dẫn tuyên bố của Hiệp hội Địa lý Nga cho biết.
Tất cả các thành viên đoàn thám hiểm đã lên bờ an toàn. Cuộc thám hiểm tiếp tục diễn ra.
Theo một bài báo năm 2018 trên tạp chí Ambio về tương tác giữa hải mã với con người, loài vật này được đánh giá là hung dữ, đặc biệt nếu con của chúng bị đe dọa.
Theo danviet
Hiểm họa mới của Covid-19: Virus SARS-CoV-2 có khả năng "hồi sinh"? Các ca "tái dương tính" với SARS-CoV-2 đặt ra những câu hỏi hóc búa cho các nhà khoa học và tạo ra thách thức mới với cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay. Những kết quả phức tạp từ Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy một số bệnh nhân đã hồi phục nhưng sau đó tái dương tính với SARS-CoV-2. Thực tế này...