Các nhà khảo cổ mừng đến suýt ngất xỉu vì tìm được 15 đồng tiền vàng, bạc 2.000 năm tuổi
Qua kết quả ghi nhận từ máy phát hiện kim loại, các nhà khảo cổ học đã tìm ra một ‘kho’ tiền xu chứa 15 đồng bao gồm vàng và bạc tại Llangoed trên đảo Anglesey, Anh.
Các nhà khảo cổ vui sướng suýt ngất vì tìm được 15 đồng tiền vàng, bạc có tuổi đời khoảng 2.000 năm
Những đồng tiền này được gọi là “stater”, được tìm thấy rải rác ở một góc cánh đồng bởi Peter Cockton, Lloyd Roberts và Tim Watson, sau khi tìm thấy, 3 người đã báo cáo về phát hiện của họ cho chương trình Portable Antiquities Scheme. Kho tiền này đã được công nhận là một “kho báu” bởi thẩm phán trưởng của tòa án Tây Bắc Wales, Kate Robertson, vào ngày 9/8/2023.
Lloyd Roberts là người đã tìm thấy hai đồng xu đầu tiên, anh cho biết: “Sau hơn 14 năm tìm kiếm lịch sử, việc tìm thấy một đồng tiền vàng stater luôn là ước mơ lớn nhất của tôi. Tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến một ngày mà tôi sẽ tìm thấy nó, huống chi là ở Anglesey. Cái cảm xúc ngạc nhiên, sốc, vui sướng đến suýt ngất của tôi khi tôi gọi Peter sau khi đào lên một đồng tiền stater vàng nguyên vẹn, thực sự không thể được diễn tả chỉ bằng lời nói.
Các nhà khảo cổ học đã tìm ra một “kho” tiền xu chứa 15 đồng bao gồm vàng và bạc tại Llangoed trên đảo Anglesey, Anh.
Anh nói thêm: “Chỉ là một đồng xu đó thôi đã là đủ để biến năm nay thành một trong những thời điểm đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi, ấy thế nhưng tôi lại tiếp tục tìm ra một đồng khác trong tín hiệu tiếp theo, sau đó Peter đã tìm thấy tổng cộng 3 đồng. Sau khi liên hệ với Chương trình Portable Antiquities Scheme, chúng tôi đã đứng ngồi không yên, vừa uống cà phê vừa tưởng tượng về môi trường và cuộc sống của người dân cách đây hơn 2.000 năm.”
Tim Watson, người đã tìm thấy 10 đồng xu còn lại chia sẻ: “Tôi mới bắt đầu sử dụng thiết bị phát hiện kim loại cách đây không lâu do được bố tôi khuyến khích thử nghiệm trong thời gian phong tỏa. Tôi đã đi qua cánh đồng này vài lần và không tìm thấy gì đáng chú ý, sau đó với tín hiệu từ máy, tôi đã tìm thấy một đồng vàng.
Video đang HOT
“Tôi vội vàng về nhà để cho vợ thấy thành quả của mình, và chúng tôi đều kinh ngạc trước đồng xu này, nó không giống bất cứ thứ gì tôi đã tìm thấy, nó được bảo quản nguyên vẹn với các hình ảnh cách điệu khác thường. Tôi đã quyết định nâng cấp thiết bị phát hiện kim loại của mình, và thành quả hoàn toàn xứng đáng với công sức tôi bỏ ra, vì tôi đã tiếp tục tìm thấy chín đồng xu khác tại cùng khu vực trong những tuần tiếp theo.”
Khi có thêm nhiều đồng xu được phát hiện, Trung tâm Khảo cổ học Gwynedd đã có chuyến ghé thăm cánh đồng nơi “kho báu” được tìm thấy cùng với ông Watson và chủ sở hữu đất Gwyn Jones. Chuyến thăm này nhằm kiểm tra các đặc điểm khảo cổ học hiện ra trên mặt đất, chúng có thể cung cấp thêm manh mối về những đồng xu.
Vào thời điểm phát hiện ban đầu, nơi đây là một đồng cỏ, lần cày xới cuối cùng là cách đây 15 năm. Các đồng xu đã được giao cho Chương trình Portable Antiquities Scheme (PAS Cymru) trước khi được đưa đến Amgueddfa Cymru – Bảo tàng Wales để làm báo cáo cho thẩm phán.
Cận cảnh một đồng xu bằng vàng có tuổi đời hơn 2.000 năm tuổi.
Sean Derby, nhà khảo cổ học hồ sơ môi trường lịch sử và PAS đã tìm thấy một bản ghi chép tại Ủy ban khảo cổ học Gwynedd: “Mặc dù khu vực xung quanh vị trí phát hiện “kho báu” không mang lại bất kỳ manh mối nào về nguồn gốc của những đồng xu, thông tin được biết cho đến hiện tại là chúng nằm trong một khu vực có hoạt động tiền sử từ đầu thời kì La Mã.”
Các đồng tiền được đúc từ năm thứ 60 TCN đến năm thứ 20 TCN tại ba cung điện khác nhau trên lãnh thổ ngày nay của Lincolnshire. Chúng được cho là thuộc tộc Corieltauvi, người đã cư trú ở khu vực địa lý của vùng Đông Midlands hiện đại trong thời kỳ đồ sắt muộn.
Thiết kế của mỗi đồng tiền ẩn chứa ngụ ý, tạo ra từ đồng tiền vàng của Philip II của Macedonia, thể hiện hình ảnh về Apollo trên mặt trước và xe ngựa hai con và người điều khiển xe trên mặt sau. Mặt trước của các đồng tiền “stater” có hình vòng hoa và tóc của Apollo, trong khi mặt sau là một con ngựa có đầu ba cạnh với các biểu tượng xung quanh. Các biểu tượng này là những đặc điểm phân biệt chính để phân loại các loại đồng tiền.
Các bộ tộc thời kỳ đồ sắt cư trú tại xứ Wales hiện đại không tự đúc ra tiền của họ và hiếm khi sử dụng đồng tiền của các bộ tộc khác, vì vậy việc tìm thấy những đồng tiền trong thời kỳ này ở xứ Wales là hiếm. Đồng tiền trong thời kỳ đồ sắt hiếm khi được tìm thấy tại các khu định cư tiền Roma ở Anh.
Có thể loại tiền này không được sử dụng cho các giao dịch hàng ngày như cách con người hiện đại sử dụng ngày nay. Thay vào đó, các nhà khảo cổ học cho rằng chúng được sử dụng làm quà tặng giữa các con người thuộc tầng lớp thượng lưu để tượng trưng cho sự liên minh, lòng trung thành hoặc làm vật hiến tế cho các vị thần, mặc dù trong một số trường hợp chúng có thể đã được sử dụng để mua các đồ vật có giá trị cao.
Đào bãi rác, choáng vì tìm thấy 'kho báu' 1.800 tuổi
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 'kho báu' với nhiều đồ tạo tác cổ đại vô cùng quý giá trong một bãi rác vốn là mỏ đá thời La Mã.
"Kho báu" cổ vật có niên đại 1.800 năm bao gồm các bức tượng nhỏ nữ thần Venus, lò nung của thợ gốm, tiền xu và kim cài quần áo,... vừa được khai quật ở thành phố Rennes - Pháp.
Vị trí khai quật là một mỏ đá phiến sét cổ đại đã bị người La Mã bỏ hoang từ thế kỷ thứ II sau Công Nguyên, sau đó biến thành một bãi rác khổng lồ qua hàng thế kỷ. Rất có thể những thứ nói trên được người cổ đại vứt bỏ, tuy nhiên sau 1.800 năm, chúng trở thành những cổ vật vô giá, nhất là lại được bảo tồn trong tình trạng rất tốt.
Theo các dữ liệu lịch sử, thành phố ở miền Tây Bắc nước Pháp này được thành lập vào thế kỷ I sau Công Nguyên với tên gọi "thị trấn La Mã Condate Riedonum". Các ngôi nhà, bức tường và các tòa nhà công cộng của thị trấn cổ được xây nên bằng rất nhiều đá, với một phần cấu trúc được bảo tồn cho tới ngày nay.
Mỏ đá - bãi rác cổ này được chú ý vào đầu tháng 3, khi các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Khảo cổ học bảo tồn Quốc gia Pháp (Inrap) công bố rằng một mỏ đá gần đó có khả năng là nơi đã khai thác đá phục vụ cho quá trình xây dựng thị trấn.
Jason Farr, nhà khảo cổ học La Mã tại Đại học Saint Mary ở Halifax, Canada, chuyên gia về các mỏ đá cổ đại, người không tham gia vào công việc khai quật, cho biết: "Người La Mã nổi tiếng với việc phát triển các mỏ đá trên khắp Địa Trung Hải. Hầu hết các mỏ đá trong thế giới La Mã là công việc địa phương, cung cấp số lượng lớn đá xây dựng cho các thị trấn và trang trại gần đó. Những bức tường đá rất được Người La Mã ưa chuộng. Khi đá được sử dụng hết, mỏ đá bị bỏ hoang vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên và trở thành một bãi rác lớn".
Những bức tượng thần vệ nữ (Venus) vừa được phát hiện ở thành phố Rennes (Pháp).
Tại địa điểm khảo cổ này, các nhà khảo cổ học của Inrap đã phát hiện nhiều mảnh vỡ của chậu và đĩa, một số đồng xu, một số ghim quần áo, cũng như một số bức tượng nhỏ bằng đất nung, trong đó có hai bức tượng mô tả thần Vệ nữ trong các vai trò khác nhau. Được biết đến như nữ thần tình yêu trong thời kỳ La Mã, Venus trở nên "thân thiết" với các vị vua và thường là biểu tượng của quyền lực La Mã.
Nhà khảo cổ học Jason Farr nói: "Bởi vì chúng rất gần các thị trấn nên các mỏ đá thường xuyên được tái sử dụng. Mỏ đá lộ thiên thời Trung cổ (thế kỷ 14 đến thế kỷ 15), mỏ đá Rennes đã bị lấp hoàn toàn".
Các nhà khảo cổ học của Inrap cũng tìm thấy tàn tích của các tòa nhà bằng gỗ, lò nướng và giếng cho thấy khu vực này đã được tái sử dụng để sản xuất thủ công.
Theo các nhà khảo cổ, ngoài kho hiện vật có niên đại hàng thế kỷ, mỏ đá Rennes còn quan trọng vì nó đóng góp rất nhiều cho những hiểu biết về quá trình xây dựng, khai mỏ của người La Mã ngày xưa, những công việc mà họ đã nổi tiếng khắp thế giới. Nhiều mỏ đá như vậy đã được họ tạo nên khắp vùng Địa Trung Hải.
Bí ẩn lời nguyền xác ướp trong lăng mộ Vua Ai Cập Tutankhamun Năm 1922, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter đã tìm thấy thứ mà ông đã bỏ suốt 6 năm tìm kiếm: lăng mộ Vua Tutankhamun. Lăng mộ nép mình trong Valley of the Kings (Thung lũng các vị vua) gần Luxor (Ai Cập) và kho báu trong lăng mộ vẫn được coi là một trong những phát hiện huyền thoại nhất...