Các ngân hàng trung ương có nên xem xét phát hành tiền kỹ số?
Các ngân hàng trung ương nên xem xét phát hành tiền tệ kỹ thuật số vì tiền giấy đang đối mặt với một ‘bước ngoặt lịch sử’, theo Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde.
Trong một bài phát biểu tại Singapore Fintech Festival vào hôm thứ Tư vừa qua, bà Lagarde nhấn mạnh đến bản chất thay đổi của tiền khi nhu cầu tiền vật chất đang giảm trên toàn thế giới. Bà cho rằng các ngân hàng trung ương có vai trò cung cấp tiền cho nền kinh tế kỹ thuật số.
“Tôi tin rằng chúng ta nên xem xét khả năng phát hành tiền tệ kỹ thuật số”, bà Lagarde nói.
Bà cho biết một loại tiền kỹ thuật số được ngân hàng trung ương hỗ trợ có thể giúp thúc đẩy sự tiếp cận tài chính cho mọi người, sự bảo mật và quyền riêng tư trong các khoản thanh toán như là một thay thế chi phí thấp và hiệu quả cho tiền giấy. Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo về những rủi ro đối với sự ổn định và đổi mới tài chính.
“Thông điệp của tôi là: mặc dù tiền kỹ thuật số hiện không phổ biến, nhưng chúng ta nên nghiên cứu kỹ thêm, một cách nghiêm túc, cẩn thận và sáng tạo”, bà Lagarde cho hay.
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang cân nhắc xem sự tăng lên của những khoản thanh toán không dùng tiền mặt ảnh hưởng như thế nào đến vai trò truyền thống của tiền giấy và việc quản lý nguồn cung tiền. Bà Lagarde chỉ ra rằng các ngân hàng trung ương ở Trung Quốc, Canada, Thụy Điển và Uruguay đang “hào hứng chấp nhận sự thay đổi và lối suy nghĩ mới” về cách mà họ có thể cung cấp tiền kỹ thuật số cho công chúng.
Video đang HOT
Chẳng hạn, ngân hàng trung ương của Thụy Điển, Riksbank, đang lên kế hoạch thử nghiệm một phiên bản tiền tệ kỹ thuật số gọi là e-krona vào năm 2019. Thụy Điển được coi là một trong những xã hội ít dùng tiền mặt nhất trên thế giới, khi chỉ có 13% người dân Thụy Điển sử dụng tiền mặt cho lần mua gần đây nhất của họ trong một cửa hàng, theo một cuộc khảo sát mới nhất từ Riksbank.
Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương hỗ trợ
Tiền gửi được giữ tại các ngân hàng thương mại hiện đã là “kỹ thuật số”, nhưng một đồng tiền kỹ thuật số có thể được hỗ trợ bởi chính phủ giống như cách mà tiền mặt đang được “hưởng”, bà Lagarde nói. Tiền kỹ thuật số có thể xuất hiện dưới dạng một token do nhà nước hỗ trợ, hoặc thông qua tài khoản được giữ trực tiếp tại ngân hàng trung ương.
Mặt khác, những loại tiền điện tử như Bitcoin hiện cung cấp một tùy chọn “phi tập trung”, nghĩa là chúng không được kiểm soát bởi một cơ quan trung ương. Bà Lagarde cho biết bản thân mình “không hoàn toàn được thuyết phục” về những đồng tiền điện tử được dựa vào “sự tin tưởng dành cho công nghệ”.
“Quy định phù hợp dành cho các thực thể này vẫn sẽ là trụ cột của sự tin tưởng”, bà nói.
‘Ngay lập tức, an toàn, rẻ và bán vô danh’
Để thúc đẩy sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ tài chính, bà Lagarde cho biết các ngân hàng trung ương có thể hợp tác với tư nhân. Các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể quản lý tài sản của khách hàng trong khi chính phủ thực hiện những giao dịch kỹ thuật số, bà gợi ý. Sự sắp xếp này sẽ tiếp tục khuyến khích đổi mới ở các ngân hàng và những công ty khởi nghiệp, trong khi cho phép các ngân hàng trung ương tập trung vào lợi thế của họ.
“Lợi thế là rõ ràng. Thanh toán của bạn sẽ được xử lý ngay lập tức, an toàn, rẻ và bán vô danh”, bà Lagarde nói.
Cũng vào hôm thứ Tư vừa qua, IMF đã phát hành một bài viết mới xem xét đến trường hợp tiền kỹ thuật số được ngân hàng trung ương hỗ trợ. Bài viết này thấy rằng còn quá sớm để đưa ra những kết luận về các lợi ích “ròng” vì mọi quốc gia đều phải đối mặt với những hoàn cảnh đặc biệt xung quanh việc sử dụng tiền mặt và chấp nhận tiền điện tử. Bà cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần phải cởi mở về những thay đổi trong bối cảnh tài chính này.
“Công nghệ sẽ thay đổi, và sẽ thay đổi chúng ta, vì vậy chúng ta cũng nên thay đổi”, bà kết luận.
Theo Thời đại/CNBC
Australia giữ nguyên lãi suất thấp lỷ lục
Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA- tức ngân hàng trung ương) đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục 1,5%.
Ngày 6/11, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA- tức ngân hàng trung ương) đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục 1,5%, trong một động thái được dự báo trước đó và đánh dấu tháng thứ 27 RBA duy trì chính sách ổn định, trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát và tiền lương tăng cao.
Thống đốc RBA Philip Lowe cho biết lạm phát của Australia vẫn duy trì ở mức thấp và ổn định. Theo đó, lạm phát được kỳ vọng sẽ tăng trong vòng khoảng một vài năm tới với tốc độ tăng vừa phải.
Lạm phát vẫn ở mức thấp hơn mục tiêu 2-3% của RBA, trong lúc tiền lương dường như không theo kịp giá tiêu dùng dù lượng công việc tăng cao.
Ông Lowe cũng lạc quan về triển vọng việc làm ở Australia khi nền kinh tế phát triển theo xu hướng tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giảm xuống mức 4,75% vào năm 2020, con số được cải thiện rất nhiều so với mức 5,25% vào giữa năm 2010 được đưa ra hồi tháng Tám.
Tâm lý lạc quan về thị trường việc làm được thổi bùng sau khi số liệu mới nhất cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tháng Chín bất ngờ giảm xuống 5%, nhờ tăng trưởng việc làm trong năm qua và có thêm người lao động tìm được việc làm.
RBA sẽ đưa ra các dự báo mới nhất về kinh tế nước này vào ngày 9/11 tới. Trước đó, Thống đốc Lowe đưa ra khuyến cáo về triển vọng nền kinh tế Australia, lưu ý lạm phát sẽ tăng nhẹ lên mức 2,25% vào năm 2019 và tăng cao hơn nữa vào các năm sau đó.
Kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng quanh mức 3,5% trong vòng hai năm tới, trước khi giảm xuống trong năm 2020 do nguồn thu từ ngành xuất khẩu nguyên liệu chủ lực sụt giảm.
Q.Chung (Theo Reuters)
Dow Jones tăng vọt gần 400 điểm Phiên tăng điểm ấn tượng này đã giúp các chỉ số lấy lại được phần nào số điểm đã mất của phiên giảm thê thảm liền trước. Ảnh: GettyImages Phiên giao dịch ngày thứ Năm, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh, lấy lại được phần lớn số điểm đã mất trong phiên trước đó. Phiên ngày thứ Tư,...