Các ngân hàng đã hỗ trợ khách hàng vượt khó khăn và phục hồi sau đại dịch Covid-19 thế nào?: Kỳ 1- Vietcombank
Hiện Vietcombank đã lên kế hoạch và tập trung tối đa nguồn lực hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh như vận tải, du lịch, khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,…
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 4/2020 đã có 17.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Riêng tháng 4 có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất với số lượng lên đến 3.810 doanh nghiệp, tăng 11,3% so với tháng trước. Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới cũng được ghi nhận lên đến 37.600 doanh nghiệp. Điều này cho thấy tín hiệu tích cực của nền kinh tế – một bộ phận doanh nghiệp đang tái khởi động để chuẩn bị đón cơ hội kinh doanh mới khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Trước đó, xác định cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp SME là chìa khóa giải cứu, khơi thông dòng chảy kinh tế, ngoài việc kêu gọi sự đồng hành của cộng đồng này, Nhà nước và Chính Phủ cũng đã đưa ra những giải pháp, những chính sách đồng bộ để hỗ trợ việc tái hoạt động, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và bền vững hơn để đồng hành cùng đất nước trong công cuộc tái thiết nền kinh tế.
Cụ thể, nhóm giải pháp sẽ tập trung vào các chính sách tài khóa (tạm hoãn thu thuế VAT, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân); các chính sách tín dụng (tái cấu trúc nợ, giảm phí, giảm lãi suất); các chính sách hỗ trợ người lao động,…
Với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, ngành ngân hàng thời gian qua cũng đã tích cực vào cuộc để hỗ trợ các doanh nghiệp với hàng loạt các biện pháp tổng thể, trong đó đặc biệt quan tâm tới chính sách tín dụng để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phục hồi sau dịch bệnh.
Theo Ngân hàng Nhà nước, toàn hệ thống tới nay đã cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ được thực hiện cho 166.544 khách hàng, với dư nợ là 62.835 tỷ đồng; miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ là 14.368 khách hàng, với dư nợ là 12.319 tỷ đồng; thực hiện hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho khách hàng là 289.204 khách hàng, với dư nợ là 948.407 tỷ đồng; số lãi dự kiến hạ cho khách hàng là 3.530 tỷ đồng; cho vay mới với lãi suất ưu đãi 146.571 khách hàng, với doanh số cho vay là 511.230 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cũng theo NHNN, đến nay đã có 50 tổ chức tín dụng, trong đó có 43 ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cùng 7 công ty tài chính, cho thuê tài chính đã đăng ký để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid 19.
Kỳ 1: Vietcombank
Vietcombank là ngân hàng tích cực với các động thái tiên phong và mạnh mẽ hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Điển hình như ngay từ đầu tháng 2 đã thực hiện giảm lãi suất cho các khách hàng, sau đó là gói tín dụng 26 nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi với lãi suất chỉ từ 6,5%/năm (vay ngắn hạn) hoặc 7%/năm với vay trung, dài hạn; sau đó lại giảm tiếp lãi suất đợt 2 cho các doanh nghiệp. Qua 2 đợt giảm lãi suất, ước tính có khoảng 300.000 tỷ đồng, tương đương 50% tổng dư nợ của Vietcombank được hỗ trợ. Ngân hàng tính toán “hi sinh” khoảng hơn 2.240 tỷ đồng qua 2 đợt giảm lãi suất này để để chia sẻ khó khăn với khách hàng.
Riêng với nhóm khách hàng SME, nếu vay từ nay đến hết 31/3/2021 ngân hàng cho vay ưu đãi với các kỳ hạn cố định lãi suất khác nhau, trải dài từ 18 tháng cho đến 120 tháng, với lãi suất ưu đãi chỉ từ 8,4%/năm. Đây là một trong những chương trình ưu đãi lớn, hữu ích trong tình hình biến động của thị trường, giúp các khách hàng chủ động trong kế hoạch tài chính và kinh doanh.
Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ đồng hành cùng với khách hàng vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid 19, Vietcombank còn giảm phí giao dịch chuyển tiền VND trong nước ngoài hệ thống cho khách hàng tổ chức, doanh nghiệp đối với kênh quầy và kênh dịch vụ ngân hàng điện tử để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đại diện ngân hàng này cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đưa ra các gói phí dành cho khách hàng truyền thống, uy tín để gia tăng tiện ích, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đồng thời ngân hàng cũng sẽ tiếp tục chủ động cải cách các thủ tục, quy trình nghiệp vụ, đẩy nhanh thời gian xử lý, phê duyệt hồ sơ tín dụng.
Hiện tại, để tiếp tục thực hiện cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, nhất là các SME trong giai đoạn hậu Covid- 19, Vietcombank đã lên kế hoạch và tập trung tối đa nguồn lực chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh như vận tải, du lịch, khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,… Dựa trên việc đánh giá dòng tiền, đánh giá thiệt hại, khảo sát nhu cầu vốn từng doanh nghiệp, từng ngành nghề, Vietcombank sẽ lên phương án cơ cấu để giúp doanh nghiệp ổn định kinh doanh, nhanh chóng vượt qua khủng hoảng.
Thêm ngân hàng hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp
Ngày 29/11, Nam A Bank công bố chính sách điều chỉnh giảm lãi suất cho vay sau khi đã thực hiện điều chỉnh biểu lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay cuối năm. Ảnh minh họa: BNEWS/TTXVN
Nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ và định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong việc góp phần tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp những tháng cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã đồng loạt tung ra các gói cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngày 29/11, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) công bố chính sách điều chỉnh giảm lãi suất cho vay sau khi đã thực hiện điều chỉnh biểu lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, kể từ đầu tuần tháng 12/2019, ngân hàng này chính thức giảm lãi suất cho vay với mức giảm từ 0.5%/năm - 1.5%/năm (đối với khách hàng cá nhân) và mức giảm từ 0,2%/năm - 0,5%/năm (đối với khách hàng pháp nhân). Mức giảm lãi suất cho vay được áp dụng tùy theo từng mục đích vay, thời hạn vay, đồng thời ưu tiên đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nông nghiệp, dịch vụ...
Theo Nam A Bank, thông qua việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, ngân hàng mong muốn cùng đồng hành và hỗ trợ kịp thời cho nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, nhất là vào mùa cao điểm cuối năm.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng đầu tiên phát đi thông báo giảm đồng loạt 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu bằng VND của doanh nghiệp trong 2 tháng cuối năm 2019. Đây được xem là đợt giảm lãi suất lớn nhất từ trước đến nay ở ngân hàng này, bởi áp dụng cho tất cả doanh nghiệp thay vì chỉ trong lĩnh vực ưu tiên.
Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (MSB) cũng thông báo giảm tới 2% lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp và chủ hộ kinh doanh; giảm tới 3,6% lãi suất phục vụ mục đích sản xuất, chăn nuôi... nông nghiệp.
Cụ thể, lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp SME tối thiểu áp dụng cho kỳ hạn từ 3 tháng là 6,99%, kỳ hạn từ 6 tháng là 7.49% dành cho khách hàng vay lần đầu. MSB cũng dành ưu đãi lãi suất đặc biệt cho các khách hàng mới là các doanh nghiệp siêu nhỏ có mức doanh thu dưới 20 tỷ đồng với mức lãi suất thấp nhất cho kỳ hạn từ 3 tháng là 7.49% và kỳ hạn từ 6 tháng là 7.99%. Mức lãi suất ưu đãi nằm trong gói tín dụng 2.000 tỷ đồng được MSB áp dụng đến 31/12/2019.
Cùng với đó, nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng với mục đích sử dụng vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, MSB cũng áp dụng mức giảm lãi suất hấp dẫn 3,6% áp dụng trong 3 tháng đầu với khoản vay kỳ hạn từ 6 tháng.
Tại Ngân hàng TCMP Quân đội (MB), MB tung gói lãi suất cho vay ưu đãi với quy mô lên đến 2.500 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Lãi suất cho vay của gói này là 6,25%/năm và được áp dụng từ ngày 13/11/2019.
Theo các doanh nghiệp, việc các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trong thời gian gần đây là một tín hiệu rất tích cực cho doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản chi phí tài chính đáng kể để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư phát triển, nhất là đối với những doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để phục vụ cho mùa kinh doanh cuối năm như thanh toán tiền hàng, bổ sung vốn lưu động, tích trữ hàng hóa cho kế hoạch năm 2020, hàng phục vụ Tết Nguyên đán...
Động thái này của các ngân hàng cũng nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ và định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong việc góp phần tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp những tháng cuối năm./.
Theo H.Chung/TTXVN
Phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước top 10 ví điện tử có số lượng giao dịch nhiều nhất mỗi tháng Đây là điểm mới trong Thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư số 39 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành. Ảnh minh họa. Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...