Các mỏ than Ukraine lần đầu tuyển phụ nữ do thiếu nhân lực thời chiến
Sau khi trên 1.000 công nhân nhập ngũ, một doanh nghiệp khai thác than ở miền đông Ukraine đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng.
Krystyna, 22 tuổi tại mỏ than ở vùng Dnipropetrovsk, Ukraine hôm 17/11. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), để giải quyết tình trạng này, lần đầu tiên trong lịch sử, các mỏ than ở Ukraine đã tuyển dụng phụ nữ vào làm công việc dưới lòng đất thường do nam giới đảm nhiệm. Điều đáng ngạc nhiên là đã có ít nhất 100 phụ nữ chấp nhận lời đề nghị làm công việc này. Trong số đó có Krystyna, cô gái trẻ 22 tuổi.
Trong suốt 5 tháng qua, cô đảm nhiệm vai trò kỹ thuật viên ở độ sâu 470 mét dưới lòng đất, phục vụ các đoàn tàu điện nhỏ chuyên chở công nhân đi hơn 4 km từ trục thang máy xuống vỉa than. Krystyna, thẳng thắn chia sẻ: “Tôi nhận công việc này vì chiến tranh đã nổ ra và không còn công việc nào khác”.
Mỏ than này là một tòa tháp rộng lớn, với các trục sâu hơn 600 mét kiên cố dưới lòng đất, một phần nhô lên giữa nền trời âm u của tháng 11.
Nataliia, 43 tuổi và Krystyna, 22 tuổi, đi xuống thang máy đến nơi làm việc dưới lòng đất. Ảnh: Reuters
Krystyna chia sẻ cô quyết tâm nhận công việc này sau một khi đấu tranh tâm lý quyết liệt vì phải để cậu con trai 4 tuổi, Denys, ở nhà với bà ngoại. Vùng Pavlohrad, quê hương của Krystyna cách tiền tuyến 100 km, thường xuyên bị tên lửa tấn công.
Video đang HOT
Người mẹ 22 tuổi chia sẻ làm việc dưới lòng đất rất thú vị nhưng có nhiều khó khăn như phải lắp pin nặng và hơi nước bốc lên khiến cô khó chịu. Tuy nhiên, công việc này có mức lương khá cao và cô nhận thấy mình có nghĩa vụ phải ở lại và làm phần việc của những người đã ra trận.
Nataliia kết nối nguồn điện với bộ sạc pin tàu hỏa. Ảnh: Reuters
Anh trai của Krystyna cũng từng làm việc ở khu mỏ này. Cô cho biết anh trai đã nhập ngũ 2 tuần sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Krystyna chia sẻ cô rất lo lắng cho anh trai mình.
“Đàn ông đã ra trận và giờ đây, chúng tôi cần hỗ trợ họ. Hiện tại, không còn ai làm việc trong mỏ than này nữa”, cô nói.
Krystyna đợi thiết bị trước khi xuống làm việc dưới lòng đất. Ảnh: Reuters
Ngành than của Ukraine, từng là một trong những ngành lớn nhất ở châu Âu, đã suy thoái trong nhiều thập kỷ kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Thị trường trong nước hoạt động tập trung cũng đột nhiên không còn tồn tại.
Trong khi đó, lực lượng do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine đã tiếp quản nhiều khu vực giàu than vào năm 2014. Sau cuộc xung đột năm 2022, Nga đã kiểm soát thêm nhiều mỏ than hơn.
Advertisement: 6:57
Close Player
DTEK, chủ sở hữu mỏ và là công ty năng lượng tư nhân lớn nhất Ukraine, cho biết gần 3.000 trong số 20.000 công nhân mỏ của công ty này đang chiến đấu trên chiến trường. Trong số hàng nghìn công nhân của mỏ này và doanh nghiệp gần đó tham gia chiến đấu, đã có khoảng 42 người thiệt mạng.
Mặc dù một số phụ nữ đã làm việc trong hầm mỏ trước khi xung đột nổ ra, nhưng họ vẫn bị chính phủ cấm làm các công việc dưới lòng đất vì công việc này đòi hỏi thể lực quá cao. Chính sách này đã được áp dụng từ thời Liên Xô.
Nữ công nhân mỏ than vận hành thang máy. Ảnh: Reuters
Sau khi lệnh cấm đó được bãi bỏ trong thời chiến, Ukraine hiện có khoảng 400 phụ nữ đang làm việc tại các mỏ của DTEK, con số này chỉ chiếm 2,5% tổng lực lượng lao động dưới lòng đất.
Cô Natalia, 43 tuổi, kỹ thuật viên kiểm tra tàu hỏa, cho biết: “Chúng tôi làm mọi việc tương tự nam giới, trừ khi có vật gì đó rất nặng mà chúng tôi không thể nhấc nổi”.
Cô Natalia từng làm việc trong một cửa hàng bán đồ điện tử cho đến khi mất việc trong bối cảnh các doanh nghiệp Ukraine đóng cửa do cú sốc đầu tiên của xung đột. Khi Natalia quyết định làm việc ở mỏ than này, cậu con trai 19 tuổi của cô đã làm việc ở mỏ lân cận được một năm.
“Thực ra tôi từng thuyết phục con trai đừng đến làm việc ở đó”, Natalia nhớ lại, nhưng cô cho biết cô đang vui vẻ làm việc và dự định gắn bó lâu dài với công việc này, ngay cả sau khi xung đột chấm dứt.
Tìm thấy thêm người tử vong trong vụ hỏa hoạn hầm mỏ tại Kazakhstan
Tiếp tục cập nhật công tác cứu hộ cứu nạn tại mỏ than thuộc sở hữu tập đoàn ArcelorMittal ở miền Trung Kazakhstan, chiều 29/10, Bộ Tình trạng Khẩn cấp nước này thông báo số người thiệt mạng hiện đã là 38 người và vẫn còn 8 thợ mỏ đang mất tích.
Toàn cảnh mỏ khoáng sản Kostenko ở Karaganda, Kazakhstan, nơi xảy ra vụ hỏa hoạn ngày 28/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bộ trên, hoạt động tìm kiếm bị cản trở nghiêm trọng do nhiều thiết bị khai thác khoáng sản đã bị phá hủy và nằm trong hầm mỏ. Nguyên nhân gây cháy nổ được cho là do khí methane.
Vụ hỏa hoạn xảy ra ở mỏ Kostenko, phía Bắc thành phố Karaganda. Công ty ArcelorMittal Temirtau, vận hành mỏ than trên, nêu rõ trong số 252 người có mặt tại mỏ Kostenko, 206 người đã được sơ tán sau vụ nổ khí methane, 18 người đang được điều trị. ArcelorMittal cam kết bồi thường cho các nạn nhân và sẽ phối hợp với giới chức điều tra nguyên nhân vụ việc.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân và tuyên bố quốc tang ngày 29/10, thông báo sẽ lập ủy ban điều tra sự việc.
Đây là tai nạn chết người thứ hai trong vòng hai tháng qua liên quan các mỏ khai thác khoáng sản của tập đoàn sản xuất thép hàng đầu thế giới ArcelorMittal ở Kazakhstan. Tháng 8 vừa qua, đã có 5 thợ mỏ thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn tại mỏ than Kazakhstanskaya ở Karaganda. Vụ tai nạn hầm mỏ tồi tệ nhất tại Kazakhstan xảy ra vào năm 2006 khi 41 công nhân mỏ thiệt mạng tại một cơ sở cũng của ArcelorMittal.
Hơn 500 thợ mỏ Nam Phi bị "bắt làm con tin" dưới hầm đào vàng Hơn 500 công nhân mắc kẹt suốt nhiều giờ dưới một hầm khai thác vàng gần thủ đô Johannesburg của Nam Phi do tranh chấp quyền lợi giữa hai công đoàn có liên quan. SkyNews ngày 24/10 dẫn tuyên bố của công đoàn Liên minh Công nhân mỏ Quốc gia (NUM) Nam Phi cho hay, một nhóm công nhân NUM gồm hơn 500...