Các loại vắc xin tiêm cho bà bầu có thể gây những phản ứng gì?
Các tác dụng phụ có thể xảy ra tối đa ba tuần sau khi tiêm phòng bà bầu. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ và nhân viên y tế.
Ảnh minh họa: Internet
Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu yếu hơn bình thường. Điều này có nghĩa là bạn dễ bị nhiễm trùng có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Tiêm phòng bà bầu – một trong những bước quan trọng trong thai kỳ có thể giúp bạn ngăn ngừa được các rủi ro trên.
Khi tiêm vào cơ thể, vắc-xin hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch để sản sinh kháng thể, tức là tạo kháng thể chủ động, giúp cơ thể có thể chống lại bệnh nhiễm trùng và ngăn không cho cơ thể bị bệnh. Tiêm chủng không chỉ bảo bản thân các mẹ mà còn giúp cho thai nhi phát triển tránh khỏi các rủi ro nhất định.
Tuy nhiên nhiều mẹ lại không biết rằng cơ thể họ không có “kháng thể cập nhật mới nhất” và dễ bị các bệnh có thể gây hại cho mẹ hoặc em bé trong bụng. Các mẹ bầu nên đi khám với bác sĩ để tìm ra loại vắc-xin nào họ có thể cần và liệu họ có nên tiêm phòng trong khi mang thai hay chờ cho đến sau khi con họ được sinh ra.
Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu yếu hơn bình thường. Điều này có nghĩa là bạn dễ bị nhiễm trùng có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Tiêm phòng bà bầu – một trong những bước quan trọng trong thai kỳ có thể giúp bạn ngăn ngừa được các rủi ro trên. Ảnh minh họa: Internet
Các tác dụng phụ có thể xảy ra tối đa ba tuần sau khi tiêm phòng bà bầu. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ và nhân viên y tế
Viêm gan A: Đau nhức và đỏ ở chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi, phản ứng dị ứng nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra.
Video đang HOT
Viêm gan B : Đau nhức tại chỗ tiêm, sốt
Cúm: Tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm có thể kéo dài đến hai ngày, sốt
Uốn ván / Bạch hầu: Sốt nhẹ, đau nhức và sưng tại chỗ tiêm
Sởi, Quai bị, rubella(MMR): Phát ban không lây nhiễm, sưng các tuyến ở cổ và má, đau và cứng khớp sau một đến hai tuần sau khi chủng ngừa
Thủy đậu: Sốt, đau nhức hoặc tấy đỏ tại chỗ tiêm, phát ban hoặc các vết sưng nhỏ đến ba tuần sau khi chủng ngừa
Phế cầu khuẩn: Sốt, đau tại chỗ tiêm
Vắc xin bại liệt bằng miệng (OPV ): Không
Vắc-xin bại liệt bất hoạt (IPV): Đỏ, khó chịu tại chỗ tiêm.
Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ và nhân viên y tế
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
6 mũi vắc-xin cực kì quan trọng cha mẹ không thể bỏ qua khi cho con đi tiêm phòng
Ở mỗi khu vực và mỗi quốc gia khác nhau thì số mũi tiêm và lịch tiêm chủng có thể khác nhau. Điều này tùy thuộc vào tình hình bệnh tật của từng khu vực và quốc gia đó. Dưới đây là 6 mũi tiêm được khuyến cáo cực kì quan trọng cho trẻ em ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Nhiều loại vắc-xin có thể được coi là phép màu của khoa học hiện đại, giúp bảo vệ con cái chúng ta khỏi những đau ốm và biến chứng phức tạp - vốn là hệ quả của những bệnh có thể phòng ngừa được.
Ở mỗi khu vực và mỗi quốc gia khác nhau thì số mũi tiêm và lịch tiêm chủng có thể khác nhau. Điều này tuỳ thuộc vào tình hình bệnh tật của từng khu vực và quốc gia đó. Dưới đây là 6 mũi tiêm được khuyến cáo cực kì quan trọng cho trẻ em ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Trước hết, cần kiểm tra xem bạn đã thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho con những mũi vắc-xin sau hay chưa? Nếu chưa, có thể đã đến lúc bạn cần cập nhật lịch tiêm vắc-xin và hoàn thành những mũi còn thiếu hoặc những mũi nhắc lại.
1. Vắc-xin BCG (Bacille Calmette-Guerin)
Việc tiêm vắc xin đầy đủ là rất quan trọng để giúp trẻ phòng ngừa các loại bệnh tật (Ảnh minh họa).
Vắc-xin này có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm màng não do lao và lao kê ở tuổi nhỏ. Nhiều người Anh trên 25 tuổi hẳn vẫn còn nhớ trải nghiệm đáng sợ khi phải xếp hàng cùng các bạn để tiêm vắc-xin ngừa viêm màng não do lao này hồi THPT, nhưng giờ không còn thế nữa. Phần lớn các quốc gia hiện đã thực hiện tiêm vắc-xin ngừa BCG cho trẻ sơ sinh.
2. Vắc-xin HepB
Vắc-xin này bảo vệ trẻ khỏi bệnh viêm gan B. Virus gây bệnh viêm gan B được truyền qua dịch cơ thể. Có thể bị nhiễm virus này qua quan hệ "chăn gối", dùng kim tiêm bị nhiễm khuẩn và qua máu. Đó là lý do tại sao nhiều nơi yêu cầu trẻ phải được tiêm vắc-xin HepB ngừa viêm gan B trước khi đi học. Có 3 mũi vắc-xin ngừa viêm gan B, mũi đầu tiên được tiêm cho trẻ ngay lúc chào đời.
3. Vắc-xin DtaP
Vắc-xin này ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Cần tiêm 5 liều trong khoảng thời gian sơ sinh và nhỏ tuổi. Các mũi DtaP nhắc lại sau đó được thực hiện trong giai đoạn thanh thiếu niên và người trưởng thành.
4. Vắc-xin IPV
Cha mẹ hãy nhớ cho con đi tiêm vắc xin đúng lịch (Ảnh minh họa).
Vắc-xin này bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bại liệt và được tiêm làm 4 liều. Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, khu vực Đông Nam Á vẫn đang duy trì được tình trạng xóa sổ được bệnh bại liệt từ năm 2011.
5. Vắc-xin MMR
Vắc-xin này ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella (sởi Đức). MMR được tiêm làm 2 liều. Liều đầu tiên được khuyến nghị cho trẻ sơ sinh 12-15 tháng tuổi. Liều thứ hai được tiêm khi trẻ 4-6 tuổi. Tuy nhiên, có thể tiêm ngay liều thứ hai sớm nhất là vào 28 ngày sau liều thứ nhất.
6. Vắc-xin JE
Viêm não Nhật Bản phổ biến ở vùng châu Á. Bệnh có thể gây ra tình trạng viêm não, từ đó đe dọa mạng sống người bệnh. Viêm não Nhật Bản không được phát hiện ở các khu vực như Bắc Mỹ, châu Âu và Australia.
Nguồn: Health/Helino
Điều cần biết trong mùa cúm: Những người dị ứng với trứng có thể tiêm phòng cúm hay không? Hiện nay, rất nhiều người cho rằng bị dị ứng trứng không thể thực hiện tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, thông tin này liệu có phải sự thật? Mặc dù mỗi người nên tiêm phòng cúm mỗi năm một lần, những lầm tưởng về vắc-xin vẫn khiến nhiều người sợ hãi không muốn thực hiện phương pháp phòng bệnh này. Rất nhiều chuyên...