Các loài linh trưởng nhỏ ở Nam Phi chật vật thích ứng với biến đổi khí hậu
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, một nghiên cứu trên 2 loài linh trưởng có quan hệ gần gũi cùng sinh sống tại dãy núi Soutpansberg ở tỉnh Limpopo của Nam Phi cho thấy những động vật nhỏ hơn có thể phải đối mặt với nhiều thách thức hơn khi khí hậu tiếp tục biến đổi.
Loài vượn thỏ lớn đuôi dày (Otolemur crassicaudatus). Ảnh: Đại học Colorado Boulder
Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí International Journal of Primatology tập trung vào 2 loài linh trưởng gồm vượn thỏ lớn đuôi dày (Otolemur crassicaudatus) và vượn thỏ nhỏ phương Nam (Galago moholi). Loài vượn thỏ lớn đuôi dày có kích thước tương đương một con mèo lớn trong khi vượn thỏ nhỏ phương Nam có đôi tai, đôi mắt to và kích thước nhỏ có thể nằm gọn trong lòng bàn tay con người. Nghiên cứu do nhà linh trưởng học Michelle Sauther tại Đại học Colorado Boulder (Mỹ) dẫn đầu thực hiện cùng các cộng sự từ Đại học Pretoria, Đại học Venda (Nam Phi) và Đại học Burgundy (Pháp) hướng tới khám phá một câu hỏi bị bỏ qua trong lĩnh vực bảo tồn rằng liệu kích thước lớn hay nhỏ có làm thay đổi cách một loài động vật thích nghi với nhiệt độ khắc nghiệt hay không?
Kết quả cho thấy loài vượn thỏ lớn đuôi dày có xu hướng tỉnh táo và hoạt động khi thời tiết ôn hòa hơn. Chúng hiếm khi ra ngoài ở nhiệt độ trên 24 độ C. Ngược lại, loài vượn thỏ nhỏ phương Nam phải hoạt động tích cực hơn nhiều bất kể thời tiết nóng và lạnh.
Nhà nghiên cứu Sauther giải thích loài vượn thỏ nhỏ phương Nam chỉ nặng khoảng 150 gram và có khả năng trao đổi chất nhanh. Điều đó có nghĩa là chúng cần ăn mọi lúc. Ngược lại, những con vượn thỏ lớn đuôi dày có thể tích trữ nhiều mỡ trong cơ thể hơn nên chúng có thể nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.
Tuy nhiên, bà Sauther cho biết cả hai loài linh trưởng này có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi khi thời tiết ngày càng ấm hơn. Cũng theo bà, cả hai loài dù không được công nhận là có nguy cơ tuyệt chủng nhưng chúng phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ nhiều yếu tố, trong đó có việc mở rộng mạng lưới đường bộ khắp Nam Phi và buôn bán thú cưng ngoại lai.
Bà Sauther hy vọng phát hiện trên sẽ truyền cảm hứng cho nhiều nghiên cứu hơn về những loài linh trưởng nhỏ, đồng thời nhấn mạnh nghiên cứu này còn là một lời nhắc nhở rằng các loài động vật nhỏ cũng cần được bảo vệ.
Phát hiện loài động vật 'bơi' trong cát, được cho đã tuyệt chủng và xuất hiện trở lại sau gần 100 năm
Một loài động vật quý hiếm tưởng chừng đã tuyệt chủng lại bất ngờ được tìm thấy.
Đó là chuột chũi vàng, nó được phát hiện trở lại sau gần 100 năm. Lần cuối người ta tận mắt nhìn thấy loài sinh vật này là ở các cồn cát tại Nam Phi vào năm 1937.
Chuột chũi vàng Juliana (Neamblysomus julianae) dài 10-13 cm, chỉ được ghi nhận ở các cao nguyên khô cằn của Nam Phi.
Chuột chũi vàng De Winton là sinh vật sống bên dưới những lớp cát, thường rất khó phát hiện vì chúng không đào hang mà nhờ vào chất nhờn tiết ra từ lông để "bơi" bên dưới cát.
Chuột chũi De Winton là một loài động vật có vú nhỏ, ăn côn trùng. Chúng có cái tên "vàng" vì bộ lông óng ánh như ngọc trai của nó. Hơn nữa, bộ lông lung linh của sinh vật nhỏ này là do chất dầu mà chuột chũi tiết ra để giúp chúng bơi qua cát dễ dàng hơn.
Những con chuột chũi vàng De Winton bơi trong cát.
Sinh vật này hoàn toàn không có khả năng nhìn nhưng vẫn có thể săn mồi với tỷ lệ thành công cao nhờ giác quan nhạy bén, giúp nắm bắt được các chuyển động xung quanh.
Loài động vật dễ thương này rất nhút nhát. Chúng chọn những khu vực không thể tiếp cận để đào hang và có thính giác cực kỳ nhạy bén, có thể phát hiện ra những chuyển động nhỏ nhất.
Chuột chũi vàng hiếm khi để lại những đường hầm có thể nhìn thấy được từ bề mặt.
Chính thói quen đào hang của chuột chũi đã khiến các nhà nghiên cứu khó theo dõi chúng và vì loài vật này có thính giác siêu nhạy được cho là có thể phát hiện các rung động từ chuyển động trên mặt đất.
Chuột chũi vàng De Winton, được cho là được nhìn thấy lần cuối vào năm 1937 trên các bãi biển ở bờ biển phía Tây Bắc Nam Phi.
Một nhóm nghiên cứu bao gồm Tổ chức Động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (EWT) và Đại học Pretoria đã hào hứng tiết lộ phát hiện của nhóm: Sau một cuộc tìm kiếm rộng rãi, nhóm đã phát hiện thành công hai con chuột chũi vàng De Winton bên dưới cát của Port Nolloth.
Cây gỗ kỳ lạ - chảy máu mỗi khi bị thương Pterocarpus angolensis là một loài cây thân gỗ có khả năng kỳ lạ - chảy máu. Là một giống cây mọc ở Nam Phi. Pterocarpus angolensis là một loài cây thân gỗ có khả năng kỳ lạ - chảy máu Là một giống cây mọc ở Nam Phi, loài cây này còn được biết đến với các tên gọi khác như Kiaat, Mukwa...