Phát hiện nghĩa trang lâu đời nhất thế giới tại Nam Phi
Những ngôi mộ được cho là lâu đời nhất trước đó được khai quật ở Trung Đông và châu Phi, chứa hài cốt của người Homo sapiens và có niên đại khoảng 100.000 năm trước Công nguyên.
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP)
Các nhà cổ sinh vật học ở Nam Phi vừa thông báo họ đã phát hiện nghĩa trang lâu đời nhất thế giới, trong đó chứa hài cốt của chủng người Homo naledi – một họ hàng xa của con người trong thời kỳ đồ đá, có bộ não rất nhỏ, thành thạo leo cây và được cho là không có khả năng thực hiện những hành vi phức tạp.
Nhóm nghiên cứu-do nhà cổ sinh vật học nổi tiếng Lee Berger đứng đầu-đã phát hiện một số mẫu vật của người Homo naledi ở độ sâu khoảng 30 mét dưới lòng đất trong một hệ thống hang động thuộc Cradle of Humankind (Cái nôi của loài người) – một địa điểm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới ở gần thành phố Johannesburg của Nam Phi.
Nhóm nhà khoa học nêu rõ: “Đây là dấu mốc cổ xưa nhất về hoạt động chôn cất từng được lưu lại trong dữ liệu của loài vượn người, sớm hơn tối thiểu 100.000 năm so với thời điểm từng tìm thấy bằng chứng về hoạt động chôn cất của người Homo sapiens. Những phát hiện mới này thách thức những gì khoa học đã biết về sự tiến hóa của loài người, do chúng ta thường cho rằng một bộ não đủ lớn mới có thể cho phép con người thực hiện các hoạt động phức tạp và có ý nghĩa sâu sắc, ví dụ như việc chôn cất người chết.”
Những ngôi mộ được cho là lâu đời nhất trước đó được khai quật ở Trung Đông và châu Phi, chứa hài cốt của người Homo sapiens và có niên đại khoảng 100.000 năm trước Công nguyên.
Video đang HOT
Trong khi đó, những ngôi mộ nêu vừa được nhóm nghiên cứu của ông Berger phát hiện tại Nam Phi có niên đại ít nhất 200.000 năm trước Công nguyên.
Quan trọng hơn, những ngôi mộ này là của người Homo naledi-một chủng người nguyên thủy với bộ não rất nhỏ, chỉ cao khoảng 1,5 mét khi đứng thẳng, có ngón tay và ngón chân cong, bàn tay và bàn chân thường được sử dụng cho việc di chuyển.
Hóa thạch xương của người Homo naledi lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2013 tại hệ thống hang động có tên là Rising Star. Những nấm mồ hình bầu dục của nghĩa trang nói trên cũng lần đầu tiên được tìm thấy trong khi tiến hành khai quật tại địa điểm này năm 2018.
Theo các nhà khoa học, những chiếc hố sâu đã được người Homo naledi cố ý đào lên và sau đó lấp lại để che lấp các thi hài yên nghỉ bên trong. Những chiếc hố này chứa ít nhất 5 thi hài./.
Khai quật mộ cổ, 'sốc' khi hài cốt là người khác loài
Hai ngôi mộ cổ được phát hiện trong hang động Rising Star ở Nam Phi hoàn toàn lật ngược bức tranh mà chúng ta vẫn mô tả về loài người tuyệt chủng đầy bí ẩn Homo naledi.
Theo Live Science, giả thuyết rằng Homo naledi biết chôn cất người chết từng được đặt ra trong một nghiên cứu công bố năm 2017 và gây nhiều tranh cãi.
Qua 5 năm làm việc và thu thập thêm dữ liệu, trưởng dự án Rising Star là nhà cổ sinh vật học Lee Berger cho biết họ vừa công bố trực tuyến thêm 3 nghiên cứu vào hôm 5-6, đưa ra bằng chứng xác thực cho bước phát triển đáng ngạc nhiên của những người khác loài được mô tả là còn giống với vượn nhân hình này.
Hai ngôi mộ cổ vừa được phát hiện - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Homo naledi là một trong những loài người đem đến nhiều thú vị và hoài nghi nhất cho giới khảo cổ. Rising Star là hệ thống hang động đầu tiên đem đến cho nhân loại hài cốt của họ, có niên đại lên tới 300.000 năm.
Hơn 1.500 mảnh hài cốt từ nhiều cá thể Homo naledi đã giúp tái hiện thân hình cao trung bình 1,5 m, khuôn mặt nhiều nét vượn. Họ có bộ não chỉ bằng 1/3 nhưng phức tạp cùng đôi tay khéo léo.
Tổng hợp các đặc điểm giải phẫu và bằng chứng khác khiến các nhà nghiên cứu suy đoán rằng Homo naledi tuy sử dụng công cụ thành thạo nhưng trình độ kỹ thuật và tổ chức xã hội kém xa Homo sapiens chúng ta hay các loài cùng chi người khác.
Phát hiện về 2 ngôi mộ cổ có thể thay đổi tất cả. Đó là hai hố chôn cất nông, hình bầu dục, được đục vào sàn của một khoang trong hang, phù hợp với hành động có chủ đích nhằm chôn cất thi thể.
Một trong 2 hố chôn cất còn lưu lại tàn tích của một lễ cúng, với một món đồ tạo tác được tìm thấy ngay vị trí gần xương bàn tay và cổ tay, được cho là đồ tùy táng.
Chưa kể, các nhà khoa học còn tìm thấy những hình khắc có ý nghĩa trên đá, ngay phía trên 2 ngôi mộ cổ. "Chúng tôi cảm thấy rằng họ đã đáp ứng được phép thử về việc chôn cất con người" - TS Berger nói.
Hai hố chôn cất này có niên đại đáng kinh ngạc: Tận 100.000 năm trước.
Quá trình khai quật các ngôi mộ đặc biệt - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Các nghiên cứu mới vẫn đang được đánh giá ngang hàng. Nếu vượt qua cửa ải cuối cùng này, chúng sẽ giúp đẩy lùi bằng chứng sớm nhất về việc chôn cất con người, cũng như tước đi kỷ lục của Homo sapiens, trao nó về tay người anh em cổ đại Homo naledi.
Dù kết quả thế nào thì dữ liệu này cũng khẳng định loài người có thể chưa bao giờ rời châu Phi này có hành vi phức tạp hơn chúng ta nghĩ, bao gồm khả năng tổ chức một xã hội có không gian văn hóa.
Trung Quốc phát hiện khu định cư 3.200 năm tuổi tại tỉnh Thiểm Tây Khu vực Ân Khư có niên đại 3.300 năm, nằm ở đồng bằng miền Trung Trung Quốc, được xác nhận là kinh đô cuối triều đại nhà Thương (năm 1600-1046 trước Công nguyên). Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN) Học viện khảo cổ Thiểm Tây vừa thông báo đã khai quật được một khu định cư có niên đại 3.200 năm ở huyện Thanh...