Các hành tinh ‘rủ nhau’ diễu hành vũ trụ trong ngày 21/1
Hiện tượng các hành tinh liên kết với nhau và cùng xuất hiện trên bầu trời đêm được dự đoán sẽ xảy ra trong khoảng ngày 21/1, đem lại cảnh tượng thiên văn thú vị.
Hiện tượng các hành tinh liên kết với nhau (planetary alignment) là khi một số hành tinh tập trung gần nhau ở một phía của Mặt trời cùng một lúc, theo Starwalk.space.
Người ta thường gọi đây là “cuộc diễu hành của các hành tinh”. Tuy nhiên, theo NASA, đây không phải là thuật ngữ thiên văn học chính xác được sử dụng để mô tả sự kiện này. Cũng không có thuật ngữ chính thức cho hiện tượng.
Các chuyên gia thiên văn học cho biết, đây cũng không phải là hiện tượng đặc biệt hiếm. Vì nếu một số hành tinh có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm từ Trái Đất, thì “các hành tinh đó luôn xuất hiện dọc theo một đường thẳng”, Preston Dyches, chuyên gia tại NASA viết. “Nhưng những cơ hội ngắm nhiều hành tinh này cũng không phải khi nào cũng có, nên bạn có thể thử”.
Hình minh họa hiện tượng “các hành tinh diễu hành”.
Hiện tượng các hành tinh liên kết diễn ra thế nào?
Tất cả các hành tinh đều quay quanh Mặt trời theo cùng một mặt phẳng quỹ đạo, được gọi là hoàng đạo. Khi tất cả di chuyển gần nhau, hiện tượng này nhìn sẽ giống như các hành tinh thẳng hàng, dù không hoàn toàn thẳng.
Vì mỗi hành tinh di chuyển với tốc độ khác nhau, “sự thẳng hàng” cũng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, tùy thuộc vào khoảng cách của mỗi hành tinh so với Mặt trời, và không phải lúc nào cũng có đầy đủ các hành tinh góp mặt trong buổi “diễu hành”.
“Thẳng hàng mini” là khi có 3 hành tinh xuất hiện thẳng hàng trên bầu trời. “Thẳng hàng nhỏ” là khi có 4 hành tinh. “Thẳng hàng lớn” bao gồm 5 hoặc 6 hành tinh. “Thẳng hàng đầy đủ” có tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời, đôi khi là cả sao Diêm Vương.
Vào tối 21/1, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, sao Kim và sao Thổ sẽ “liên kết” trên bầu trời, theo Starwalk.space.
Trong 6 hành tinh này, sao Hỏa, sao Mộc, sao Kim và sao Thổ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Để nhìn thấy sao Hải Vương và sao Thiên Vương, bạn sẽ cần ống nhòm công suất lớn hoặc kính thiên văn. Để có góc nhìn tốt nhất, hãy đảm bảo không có tòa nhà cao tầng hoặc núi cao nào xung quanh.
Ngày 21/1 là thời điểm cảnh tượng này được nhìn thấy rõ nhất trên toàn thế giới, nhưng thời gian xem lý tưởng có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí chính xác của bạn. Nếu bỏ lỡ sự kiện vào ngày chính, bạn có thể xem “cuộc diễu hành” này trong vài ngày trước hoặc sau đó.
Các thời điểm khác
Sau sự liên kết của các hành tinh vào tháng 1, có một số thời điểm khác trong năm mà bạn có thể nhìn thấy nhiều hành tinh cùng lúc, bao gồm:
Ngày 28/2, khi sao Thổ, sao Thủy, sao Hải Vương, sao Kim, sao Thiên Vương, sao Mộc và sao Hỏa liên kết vào buổi tối;
Ngày 15/4, khi sao Hải Vương, sao Thủy, sao Thổ và sao Kim liên kết vào buổi sáng;
Ngày 11/8, khi sao Thủy, sao Kim, sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Thổ liên kết vào buổi sáng.
2 tiểu hành tinh bay sượt qua Trái Đất vào dịp Noel có gây nguy hiểm?
2 tiểu hành tinh có kích thước khổng lồ, tương đương tòa nhà 10 tầng, sẽ bay sượt qua Trái Đất vào dịp Giáng sinh tới đây.
Liệu có khả năng nào 2 tiểu hành tinh này đâ.m vào Trái Đất hay không?
Hàng loạt thiên thể sẽ xuất hiện vào dịp Giáng sinh năm nay
Theo Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái đất của NASA, tiểu hành tinh có tên gọi 2024 XN1 sẽ bay sượt qua Trái Đất vào ngày 24/12, với tốc độ 23.726km/h và ở khoảng cách 7,21 triệu ki-lô-mét. Mặc dù đây là một "cú bay sượt qua" theo tiêu chuẩn thiên văn học, các chuyên gia cho biết sẽ không có khả năng nào tiểu hành tinh này va chạm với Trái Đất.
"Nó bay sượt qua, nhưng ở khoảng cách rất xa, khoảng 18 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Với quỹ đạo có thể dự đoán được, nó sẽ không đến đủ gần để đâ.m vào hành tinh của chúng ta", Jess Lee, nhà thiên văn học tại Đài quan sát Hoàng gia Greenwich, Anh, cho biết.
Tiểu hành tinh 2024 XN1 mới chỉ được phát hiện vào ngày 12/12 vừa qua, khi hệ thống phòng thủ hành tinh của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) nhận thấy sự xuất hiện của nó.
2 tiểu hành tinh có kích thước tương đương tòa nhà 10 tầng sẽ bay sượt qua Trái Đất vào dịp Giáng sinh (Ảnh minh họa: Getty).
Sau khi tính toán quỹ đạo di chuyển của nó, các cơ quan hàng không vũ trụ dự đoán lần tiếp cận gần tiếp theo với Trái Đất sẽ diễn ra vào lúc 2h56 sáng 24/12 theo giờ GMT (9h56 sáng theo giờ Việt Nam).
Sau đó, tiểu hành tinh này sẽ di chuyển ra xa và không quay trở lại cho đến tháng 1/2032. Ở lần này, 2024 XN1 sẽ đến gần hơn, đạt khoảng cách 4,7 triệu ki-lô-mét từ Trái Đất.
ESA dự đoán 2024 XN1 sẽ là tiểu hành tinh có những lần tiếp cận thường xuyên với Trái Đất, nhưng không đưa tiểu hành tinh này vào "danh sách rủi ro" vì nó sẽ không tiến quá gần đến hành tinh của chúng ta.
Tiểu hành tinh 2024 XN1 có đường kính ước tính từ 29 đến 70m, kích thước tương đương một tòa nhà 10 tầng. Các nhà khoa học cho biết nếu tiểu hành tinh này va chạm với Trái Đất, nó sẽ tác động một lực tương đương vụ nổ của 12 triệu tấn TNT, san phẳng một diện tích rộng 2.000km2.
"Nếu bạn muốn so sánh mức độ thiệt hại khi tiểu hành tinh này va chạm với Trái Đất, hãy so sánh với sự kiện Tunguska tại Nga vào năm 1908, khi một tiểu hành tinh phát nổ trên không trung vùng Siberia làm đổ 80 triệu cây trong diện tích hơn 2.000km2. Vụ nổ này tương đương với sức công phá của 20 đến 30 triệu tấn TNT", bà Jess Lee cho biết thêm.
2024 XN1 không phải là tảng đá vũ trụ duy nhất "ghé thăm" Trái Đất trong dịp Giáng sinh.
Một tiểu hành tinh khác có tên gọi 2021 BA2, cũng với đường kính ước tính từ 30 đến 70m, sẽ bay sượt qua Trái Đất vào 21h19 ngày 24/12 theo giờ GMT (4h19 rạng sáng 25/12 theo giờ Việt Nam).
Tiểu hành tinh này thậm chí còn tiến gần Trái Đất hơn, ở khoảng cách 2,76 triệu ki-lô-mét, tương đương với 8 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, do vậy nó sẽ không gây ra bất kỳ mối đ.e dọ.a nào cho nhân loại.
Ngoài ra, vào ngày 23/12, thiên thạch có tên 2013 YB có khả năng sẽ đâ.m xuống địa cầu. Nhưng với đường kính dưới 3m, thiên thạch này rất có thể sẽ cháy hết trong bầu khí quyển và không tạo ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Các thiên thạch có kích thước nhỏ thường bị đốt cháy trên bầu khí quyển Trái Đất trước khi chạm đến mặt đất, tạo nên hiện tượng sao băng (Ảnh: CCNT).
Tiểu hành tinh thực sự lớn tiếp theo sẽ bay sượt qua Trái Đất vào ngày 5/1/2025, đó là một tiểu hành tinh có đường kính lên đến 400m. Tiểu hành tinh khổng lồ này sẽ di chuyển với tốc độ 79.920km/h và đến gần Trái Đất nhất ở khoảng cách 3,68 triệu ki-lô-mét.
Chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn một tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất?
Với khoa học kỹ thuật hiện nay, con người vẫn chưa thể làm đổi hướng hoặc phá hủy một tiểu hành tinh nếu nó tiến thẳng đến Trái Đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn có các biện pháp để giảm thiểu tối đa thiệt hại nếu xảy ra va chạm, đó là dự đoán tọa độ tiểu hành tinh sẽ rơi xuống Trái Đất để sơ tán con người và di dời cơ sở hạ tầng quan trọng.
Các nhà khoa học tại NASA đã lập nên "Bảng rủi ro Sentry", là hệ thống giám sát những đối tượng và vật thể ngoài không gian có khả năng tác động đến Trái Đất trong vòng 100 năm tới.
Các nhà khoa học kỳ vọng có thể sử dụng tàu vũ trụ để bắ.n hạ hoặc làm chuyển hướng các tiểu hành tinh có khả năng đâ.m vào Trái Đất (Ảnh minh họa: NASA).
Việc tìm hiểu về quỹ đạo, kích thước, hình dáng, khối lượng, tốc độ di chuyển, quỹ đạo quay... của các tiểu hành tinh có thể giúp chuyên gia có thể tính toán được khả năng va chạm với Trái Đất cũng như dự đoán mức độ thiệt hại.
NASA, ESA và Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cũng đang thử nghiệm phóng các con tàu vũ trụ không người lái vào các thiên thạch để kiểm tra xem cách thức này có thể làm đổi hướng di chuyển của chúng hay không.
Vụ va chạm có thể làm thay đổi tốc độ di chuyển của một thiên thạch hoặc tiểu hành tinh, khiến nó thay đổi quỹ đạo và di chuyển ra xa Trái Đất. Tuy nhiên, đến nay thử nghiệm này vẫn chưa thu được kết quả.
Thiên thạch và tiểu hành tinh khác nhau như thế nào?
Thiên thạch và tiểu hành tinh là hai thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng thực tế chúng có nhiều điểm khác biệt.
Tiểu hành tinh là những tảng kim loại hoặc đá không gian, quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo riêng. Chúng có đủ khối lượng để trọng lực tự nhiên của chúng tạo ra hình dạng gần như hình cầu, nhưng không có bầu khí quyển. Tiểu hành tinh lớn nhất hiện nay con người biết đến là Ceres, với đường kính lên đến 940km.
Tiểu hành tinh (Asteroid) có kích thước lớn hơn nhiều so với thiên thạch (Meteoroid) (Ảnh minh họa: Pinterest).
Trong khi đó, về cơ bản thiên thạch chỉ là những mảnh vụn từ các thiên thể khác, chẳng hạn như mảnh vỡ từ các tiểu hành tinh, sao chổi, hoặc các vật thể trong không gian. Thiên thạch có kích thước nhỏ hơn nhiều so với tiểu hành tinh, chỉ từ vài milimet đến vài chục mét. Chúng thường không có quỹ đạo riêng do chịu lực hấp dẫn của các thiên thể khác khiến chúng dễ bị thay đổi hướng di chuyển.
Khi một thiên thạch đi vào khí quyển Trái Đất, ma sát với không khí khiến nó bốc cháy, tạo thành một vệt sáng trên bầu trời, chính là sao băng. Nếu thiên thạch đủ lớn để không cháy hết trong khí quyển và rơi xuống bề mặt Trái Đất có thể gây ra va chạm và dẫn đến thiệt hại ở dưới mặt đất.
Thiệt hại do thiên thạch gây ra khi va chạm với Trái Đất sẽ nhỏ hơn nhiều so với tiểu hành tinh do sự khác biệt về kích thước.
Xuất hiện 'hành tinh rắn' mọc đuôi dài bằng 44 Trái Đất Ngoại hành tinh WASP-69 b đang quấn quanh ngôi sao mẹ của nó bằng một chiếc đuôi ma quái dài hơn 44 Trái Đất xếp cạnh nhau. Theo Live Science, WASP-69 b là một hành tinh bí ẩn nằm cách Trái Đất 160 năm ánh sáng và có kích thước khổng lồ, gần bằng Sao Mộc của chúng ta. Nó đã được phát...