Các hãng công nghệ Trung Quốc đang thâu tóm công ty game khắp thế giới
Nhiều người lo ngại nội dung trò chơi điện tử có thể sẽ rất khác trong những năm tới khi các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc sở hữu công ty game trên khắp thế giới.
Một tiệm game ở Phụ Dương, tỉnh An Huy, Trung Quốc
Sau nhiều thập niên Mỹ và Nhật Bản thống trị lĩnh vực trò chơi (game), thì giờ đây là lúc Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng khi những gã khổng lồ công nghệ của nước này không ngừng thu mua các công ty game trên khắp thế giới. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu việc chủ sở hữu Trung Quốc của các công ty game ở Mỹ và châu Âu sẽ cố gắng xây dựng dấu ấn cá nhân thông qua game mà họ tạo ra, hay sẽ sử dụng chúng để quảng bá cho các giá trị của Trung Quốc.
Theo một số chuyên gia, nội dung các trò chơi có lẽ vẫn được giữ như cũ ở thời điểm hiện tại, nhưng thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong những năm tới. “Một số giá trị có thể sẽ khác với những gì nhiều người mong đợi”, nhà báo Lu-Hai Liang nói với CNBC. Trong khi đó, Thomas David, một kỹ sư bán dẫn ở Mỹ, nghĩ rằng các game thủ có thể sẽ bắt đầu thấy xuất hiện nhiều tựa game mà ở đó nhân vật “người tốt” là người Trung Quốc và “kẻ xấu” là người phương Tây.
Thị trường game của riêng Trung Quốc vốn được quản lý rất chặt chẽ. Những game có chứa quan điểm chính trị nhất định, cờ bạc, máu me, ảnh khỏa thân và nhiều thứ khác sẽ không được phép phát hành và bán tại thị trường nội địa.
Video đang HOT
Xuất khẩu văn hóa Trung Quốc
“Cách Trung Quốc sử dụng game để xuất khẩu văn hóa là vô cùng quan trọng và phần lớn đã bị bỏ sót. Trung Quốc đang có một số cách để truyền bá lý tưởng ra thế giới và xây dựng một loại sức mạnh toàn cầu mới thông qua game”, Abishur Prakash, đồng sáng lập của Trung tâm Đổi mới Tương lai, nói.
Theo ông Prakash, Trung Quốc có khả năng sẽ cấm thảo luận các chủ đề nhất định như Đài Loan hoặc nhân quyền. Nước này cũng có thể thiết lập “trung tâm mới trong các game nhằm giúp thể hiện sức mạnh của Trung Quốc”, hoặc sử dụng game để xây dựng sức mạnh tài chính và thương mại. “Các game tiếp theo của Trung Quốc biết đâu sẽ chỉ cho phép người dùng mua vật phẩm bằng nhân dân tệ kỹ thuật số, hoặc những nền tảng Trung Quốc như TikTok sẽ được nhúng vào đó”.
Một số người khác nghi ngờ rằng chủ sở hữu Trung Quốc của các công ty game phương Tây sẽ cố gắng thay đổi nội dung sản phẩm được bán ở phương Tây. Louise Shorthouse, chuyên gia phân tích trò chơi cấp cao tại Ampere Analysis, nói với CNBC: “Tôi rất nghi ngờ về điều gì đó tương tự như vậy sẽ xảy ra”.
Còn Steven Bailey, nhà phân tích chính của Omida, nói rằng các công ty công nghệ Trung Quốc “đã tham gia vào nhiều công ty game phương Tây trong một thời gian khá dài và hiểu rằng việc tạo thành công cho game ở đó không cần những thay đổi như vậy. Ngược lại, bất kỳ ai phát hành game ở Trung Quốc đều cần phải điều chỉnh nó cho phù hợp với thị trường đại lục”.
Các khoản đầu tư lớn của Tencent
Hai ông lớn internet Trung Quốc là Tencent và NetEase đã giành được cổ phần trong các công ty game vượt ra ngoài biên giới đại lục trong nhiều năm với rất ít sự phản đối. “Tencent tiếp tục mua các game hàng đầu trong mọi thị trường ngách ở Bắc Mỹ và châu Âu. Điều này rất quan trọng vì game ảnh hưởng đến văn hóa. Thay vì mua cổ phần của các tờ báo và công ty truyền hình lớn, Tencent lựa chọn đi một bước đi dài hơi hơn và họ đang mua các tài sản truyền thông thế hệ tiếp theo mà không có bất kỳ sự cạnh tranh nào”, nhà đầu tư công nghệ Rodolfo Rosini viết trên Twitter hồi tháng 2.2021.
Trung Quốc có nhiều game thủ hơn bất kỳ quốc gia nào khác, điều đó khiến nước này trở thành thị trường sinh lợi cao cho người tham gia. Một trong những lý do các công ty game của Mỹ và châu Âu nhận đầu tư từ các công ty Trung Quốc là vì họ có nghĩa vụ phải hợp tác với một công ty Trung Quốc trước khi trò chơi của họ có thể được phát hành ở đại lục.
Sumo, công ty game có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, đã trở thành đơn vị mới nhất được bán cho Tencent hôm 26.7, trong một thỏa thuận trị giá 1,26 tỉ USD. Nhà phát hành game lớn nhất thế giới của Trung Quốc cũng đầu tư 150 triệu USD vào Reddit trong năm 2019. Thương vụ này đã khiến một số người dùng Reddit tức giận và lo ngại rằng nền tảng có thể bị kiểm duyệt nhiều hơn. Tuy nhiên, cho đến nay thì điều này dường như vẫn chưa xảy ra theo bất kỳ cách nào.
Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc tại Mỹ bay 145 tỷ USD chỉ trong tuần này
Cổ phiếu các hãng công nghệ Trung Quốc niêm yết tại Mỹ giảm ngày thứ ba liên tiếp giữa những nỗ lực siết chặt quản lý của nhà chức trách.
Theo Forbes, chỉ riêng tuần này, 10 cổ phiếu công nghệ Trung Quốc mạnh nhất tại Mỹ đã bay hơn 145 tỷ USD. Tính đến 22h30 ngày 27/7, Alibaba nằm trong nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ thiệt hại nặng nhất, giảm 5% giá trị trong ngày trên sàn chứng khoán New York. Giá trị vốn hóa của hãng giảm từ 560 tỷ USD xuống 501 tỷ USD từ ngày 23/7.
Hãng bán lẻ trực tuyến JD.com và Pinduoduo cũng giảm tương ứng 6% và 7%, thiệt hại 15 tỷ USD và 9 tỷ USD trong tuần.
Trong email gửi Forbes, Nigel Green - CEO công ty tư vấn tài sản DeVere - cho biết hành vi bán tháo cổ phiếu diễn ra sau khi một văn bản của chính phủ Trung Quốc bị rò rỉ, nhắc tới việc "đại tu" ngành giáo dục tư nhân. Sau đó, Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra hướng dẫn mới, cấm các công ty giáo dục tư nhân nhận đầu tư nước ngoài, huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Cách tiếp cận mới được ông Green đánh giá là "gây hoảng sợ cho ngành công nghệ" vốn đã trong trạng thái báo động trước những biện pháp chống độc quyền nhằm vào Tencent và Alibaba.
Nhà đầu tư bán tháo đủ loại mã cổ phiếu, từ game trực tuyến (NetEase), xe điện (NIO), Internet (Baidu).
Theo ông Green, một số nhà đầu tư có thể xem đây là cơ hội để mua vào cổ phiếu Trung Quốc. Tuy nhiên, họ phải đặc biệt thận trọng do tình hình vẫn chưa thể đoán trước được và bất kỳ hành động nào tương tự tiếp theo của Bắc Kinh - dù chỉ là gợi ý - cũng đồng nghĩa với bán tháo và biến động kéo dài.
Những ngày gần đây, Trung Quốc giới thiệu hàng loạt quy định khắt khe hơn đối với mọi ngành nghề công nghệ, mới nhất là công nghệ giáo dục. Tom Essaye, tác giả cuốn Sevens Report, cho rằng thị trường công nghệ giáo dục có tiềm năng tăng trưởng lớn song rõ ràng, nguy cơ pháp lý cũng lớn hơn theo từng tháng. Theo Forbes, các ngân hàng đầu tư châu Âu và Mỹ có thể thiệt hại 12 tỷ USD do biến động cổ phiếu giáo dục Trung Quốc.
Tại sao Didi và các hãng công nghệ Trung Quốc lại chọn Mỹ để IPO? Trong những năm qua, Mỹ đã chứng minh một con đường dễ dàng hơn để đi đến thị trường đại chúng cho các công ty công nghệ Trung Quốc. Các nhà giao dịch làm việc trong đợt IPO cho Didi trên Sàn giao dịch chứng khoán New York Lối đi quen thuộc Khi Didi Chuxing chọn Sở Giao dịch chứng khoán New York...