Các Giám đốc Sở nêu quan điểm về bỏ hay giữ 30% điểm học bạ trong xét tốt nghiệp
Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có một ma trận đề thi chung cho cả nước để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì giữa các địa phương có sự công bằng.
Liên quan đến quy định điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông cho học sinh theo công thức 70% điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông 30% điểm trung bình học bạ lớp 12 của học sinh, các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương đã lên tiếng về vấn đề này.
Nên có “ma trận” đề kiểm tra chung cho cả nước
Ông Lê Duy Định – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai cho biết, thực ra, việc cộng 30% điểm vào điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông là hợp lý.
Giám thị coi thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2021 tại điểm thi Trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh (Đà Nẵng). Ảnh: AN
Bởi vì điểm số đó thể hiện cả một quá trình học tập của học sinh và nó đánh giá trên cả hai mặt là hạnh kiểm, học lực. Nó tốt hơn so với việc chỉ đánh giá số điểm của một kỳ thi. Bởi trong kì thi đó có tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro.
“Vấn đề quan trọng bây giờ là làm sao mình quản lý được tính nghiêm túc trong quá trình cho điểm của các thầy cô giáo ở bậc phổ thông cũng như trong việc tổ chức các bài kiểm tra định kỳ.
Video đang HOT
Và quản lý cho được sự đồng đều, độ khó giữa các bài kiểm tra định kỳ giữa các tỉnh, thành. Cái này, Vụ giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã từng nêu ý tưởng về ma trận đề thi chung cho cả nước trong các bài kiểm tra định kì.
Rồi sau đó, các tỉnh căn cứ vào ma trận của Bộ giáo dục để triển khai thành một đề thi riêng, cụ thể ở trường mình. Đó là một ý tưởng hay mà Bộ đã đưa ra nhưng không biết vì lý do gì mà không triển khai.
Như vậy, nó sẽ đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương trong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh. Hơn nữa, việc sử dụng điểm học lực, hạnh kiểm trong suốt quá trình đào tạo là xu thế chung của giáo dục hiện đại”.
Cũng theo ông Định, việc dùng kết quả của một kì thi để đánh giá về cả một quá trình học tập, rèn luyện thì là một kiểu cũ quá rồi. Vì một kì thi còn mang nhiều yếu tố rủi ro trong đó như: trúng tủ hay không trúng tủ, rồi ảnh hưởng bởi tâm lý, dịch bệnh cũng là vấn đề….
Điểm kiểm tra định kỳ, thường xuyên… phải thật
Đồng quan điểm không nên bỏ 30% điểm học bạ lớp 12 trong xét tuyển tốt nghiệp trung học phổ thông, ông Đặng Ngọc Tuấn – Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình cho hay, việc cơ cấu 30-70 trong điểm xét tuyển tốt nghiệp cũng là cơ sở để đối sánh việc dạy học ở địa phương.
“Trên cơ sở đối sánh điểm giữa điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông và điểm trung bình học bạ, nếu có sự chênh lệch nhiều thì rõ ràng quá trình dạy học chưa thực chất. Trên cơ sở đó, ngành giáo dục sẽ có chỉ đạo, yêu cầu các trường cần điều chỉnh lại việc dạy học để đảm bảo tính thực chất.
Vấn đề này thì tồn tại nhiều quan điểm, nhưng theo tôi thì cần có một phép để đối sánh, vừa đánh giá cả một quá trình vừa đánh giá tổng kết.
Trong đó, thi tốt nghiệp được xem là đánh giá tổng kết, còn đánh giá cả quá trình cũng rất quan trọng (điểm trung bình học bạ).
Sau đó, mình sẽ có số liệu để đối sánh. Nếu có sự chênh lệch nhiều thì quá trình dạy học rõ ràng chưa thực chất. Nếu không có số liệu đó thì không có chỗ nào để so sánh cả và không có chỉ đạo dạy học tốt được”, ông Tuấn nói.
Trước những lo ngại việc để tồn tại 30% điểm trung bình học bạ trong xét tốt nghiệp sẽ dẫn đến việc “ làm đẹp” học bạ, tăng điểm cho thí sinh, ông Tuấn có quan điểm rằng:
“Vấn đề ở đây là quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của quá trình dạy học có thực chất hay không? Chứ không phải vì lo sợ làm tăng điểm học bạ mà bỏ cả một quá trình đánh giá”.
Còn theo ông Hà Thanh Quốc – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, đánh giá học sinh là cả một quá trình, còn điểm số của một kì thi là chưa đủ.
Muốn đánh giá chính xác chất lượng học sinh thì phải là một quá trình cố gắng, nỗ lực của học sinh đó. Thông qua các kì kiểm tra, đánh giá thường xuyên tại các trường phổ thông thì tỷ lệ điểm 30% là cần thiết để đảm bảo đánh giá một cách khách quan và toàn diện nhất về học sinh đó khi cấp bằng tốt nghiệp.
“Trong quá trình dạy học thì không nên xem nhẹ các cột điểm kiểm tra thường xuyên, định kì. Các giáo viên đều được quán triệt phải cho điểm đúng, đánh giá đúng năng lực học tập của các em.
Từ đó, tạo ra một môi trường học tập trung thực, chất lượng. Nếu các thầy cô ra đề thi, kiểm tra không bám sát chương trình giảng dạy, thi cử chỉ mang tính chất học thuộc thì cũng sẽ không đánh giá đúng chất lượng giáo dục”, ông Quốc nói.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, nhà trường, giáo viên cũng cần mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Công bố kết quả đối sánh điểm thi tốt nghiệp và điểm học bạ lớp 12
Tối 27/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố báo cáo so sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn của từng địa phương.
Thí sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: TTXVN
Trong đó, trên phạm vi cả nước, trong số 9 môn thi có 8 môn điểm trung bình thi tốt nghiệp trung học phổ thông thấp hơn điểm trung bình học bạ. Mức chênh lớn nhất thể hiện ở môn Lịch sử - chênh 2,688 điểm. Điểm trung bình học bạ lớp 12 của môn Sinh học cũng cao hơn trung bình thi tốt nghiệp đến 2,07 điểm. Mức chênh ở môn Tiếng Anh là 1,247 điểm. Trong 5 môn còn lại, mức chênh lệch giữa hai con số này đều dưới 1 điểm. Riêng môn Giáo dục công dân có điểm trung bình thi tốt nghiệp cao hơn điểm trung bình học bạ lớp 12 ở hầu hết tỉnh, thành phố, nhưng mức chênh không đáng kể.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, về cơ bản, trung bình điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn học có sự tương đồng và khoảng cách được thu hẹp hơn so với năm 2020. Nhiều môn ở nhiều tỉnh, thành phố có chênh lệch chỉ trên dưới 1 điểm. Điều đó cho thấy, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông về cơ bản đáp ứng yêu cầu đánh giá đúng năng lực của học sinh, theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình
Đối với các môn có kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 còn thấp, như Tiếng Anh, Lịch sử, mức chênh lệch giữa điểm học bạ và điểm thi có phần cao hơn các môn khác. Điều đó có nghĩa, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá trong trường phổ thông chưa tương đồng với thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Điều này cho thấy rằng kết quả học tập môn Tiếng Anh và môn Lịch sử của học sinh còn hạn chế; quá trình kiểm tra, đánh giá các môn này trong trường phổ thông có phần "rộng" hơn. Đây là lý do dẫn tới độ chênh giữa trung bình điểm học bạ lớp 12 và trung bình điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Tiếng Anh, Lịch sử cao hơn các môn khác.
Từ kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đối sánh trung bình điểm thi với trung bình điểm học bạ lớp 12 Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận, nếu môn nào, ở tỉnh nào kết quả còn thấp và có sự chênh lệch lớn thì nơi đó cần tiếp tục điều chỉnh việc dạy học để nâng cao chất lượng. Đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đó cần điều chỉnh việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học bảo đảm sát hơn với năng lực của học sinh.
Đừng xét tuyển đại học chỉ căn cứ vào điểm học bạ! Bởi lẽ, khi đối chiếu với điểm thi tốt nghiệp với kết quả học bạ lớp 12 ở nhiều môn có độ chênh rất cao, thậm chí lên tới hơn 3 điểm. Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố báo cáo so sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 và trung bình điểm học...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoà Minzy lên tiếng khi được khuyên "chỉ nên làm nghệ thuật, chừa đường kinh doanh cho mẹ bỉm sữa"
Sao việt
20:07:51 18/04/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến Lee Dong Gun (Chuyện Tình Paris) bị chỉ trích thậm tệ?
Sao châu á
20:00:43 18/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm
Ẩm thực
19:56:35 18/04/2025
Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán
Thế giới
19:49:35 18/04/2025
Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng
Thế giới số
19:20:43 18/04/2025
Vụ bắt ma túy ở Quảng Ninh: 'Vỏ bọc' của Bùi Đình Khánh qua lời kể hàng xóm
Pháp luật
19:14:46 18/04/2025
Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng
Sao thể thao
19:04:14 18/04/2025
Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước
Tin nổi bật
18:49:51 18/04/2025
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro
Đồ 2-tek
18:41:20 18/04/2025
Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025