Các đỉnh núi ‘kim tự tháp’ gây xôn xao Trung Quốc
Phát hiện gần đây về một số đỉnh núi có hình dạng tựa như kim tự tháp ở huyện Anlong, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã gây xôn xao, khiến cư dân mạng phải kinh ngạc.
Các đỉnh núi tựa như kim tự tháp tại Trung Quốc. Ảnh: Eyes News
Suy đoán về nguồn gốc của những đỉnh núi kỳ lạ đã được lan truyền trên mạng, một số cho rằng chúng là nguyên mẫu của kim tự tháp, trong khi những ý kiến khác quả quyết hình dạng đặc thù này hình thành tự nhiên hoặc thậm chí đây là những ngôi mộ cổ.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã có lý giải dựa trên khoa học về những đỉnh núi “kim tự tháp” này. Ngày 16/3, Eyes News của Trung Quốc đã phỏng vấn Giáo sư Zhou Qiuwen từ Trường Địa lý và Khoa học Môi trường tại Đại học Sư phạm Quý Châu về “kim tự tháp Anlong”.
Video đang HOT
Giáo sư Zhou Qiuwen giải thích rằng những khối núi đó là hiện tượng tự nhiên và hình dạng giống như kim tự tháp của chúng là do tác động phức tạp của thiên nhiên.
Ông phân tích rằng đá ở Anlong là những khối đá vôi có niên đại hơn 200 triệu năm từ đầu đến giữa Kỷ Tam Điệp. Những khối đá được hình thành trong môi trường biển, với các khoáng chất hòa tan trong nước kết tinh lại tạo thành các lớp riêng biệt như ngày nay bởi thay đổi của khí hậu và địa chất.
Về đặc điểm hình nón của những đỉnh núi, giáo sư Zhou lập luận rằng địa hình karst (cảnh quan định hình bởi tác động của nước ngầm trên đá vôi) của khu vực dẫn đến sự hình thành các đơn vị độc lập từ khối đá ban đầu. Sự xói mòn liên tục ở các lớp trên cùng và tình trạng xói mòn ít hơn ở phía dưới dẫn đến các đỉnh nhọn và đáy rộng đặc trưng của hình dạng kim tự tháp.
Về ý kiến cho rằng các khối đá giống như công trình nhân tạo, giáo sư Zhou giải thích quá trình địa chất có thể biến các lớp đá thành khối nhỏ hơn, khiến chúng tựa như cấu trúc do con người tạo ra.
Phát hiện hóa thạch 'rồng' 240 triệu năm tuổi
Các nhà khoa học vừa tiết lộ mẫu vật hoàn chỉnh đáng chú ý của một loài bò sát thủy sinh dài 5 m, BBC đưa tin hôm 23/2.
Hóa thạch 240 triệu năm tuổi. Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Scotland.
Mới đây, Hiệp hội Khoa học Trái Đất và Môi trường (thuộc Hiệp hội Hoàng gia Edinburgh, Scotland) đã công bố hóa thạch có niên đại cách đây 240 triệu năm, được phát hiện trong các mỏ đá vôi cổ ở miền nam Trung Quốc.
Đây là hóa thạch của Dinocephalosaurus Orientalis, một loài bò sát biển cổ dài, giống rồng Trung Quốc được xác định lần đầu tiên vào năm 2003. Sinh vật này được mệnh danh là "rồng" vì sở hữu chiếc cổ siêu dài.
Mẫu vật ngoạn mục đã cho phép các nhà khoa học xem xét toàn bộ giải phẫu của loài vật kỳ quái thời tiền sử. Theo tiến sĩ Nick Fraser của Bảo tàng Quốc gia Scotland, thành viên nhóm quốc tế nghiên cứu hóa thạch, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể chiêm ngưỡng mẫu vật hoàn chỉnh để mô tả đầy đủ về sinh vật này.
Nghệ sĩ Marlene Donelly tái hiện cảnh Dinocephalosaurus Orientalis bơi cùng đàn cá thời tiền sử. Ảnh: M.D.
"Nó có chân chèo (chi trước hoặc sau của sinh vật dưới nước - PV) cùng chiếc cổ dài hơn cả thân và đuôi cộng lại", ông nói.
Chính chiếc cổ dài, uốn cong và linh hoạt cộng với 32 đốt sống cổ riêng biệt đã mang lại lợi thế săn mồi, cho phép Dinocephaloosaurus Orientalis tìm kiếm thức ăn trong kẽ hở dưới nước.
Phát hiện về hóa thạch của Dinocephaloosaurus Orientalis đã làm tăng thêm sự kỳ lạ và tuyệt vời của kỷ Trias, theo ông Nick.
Kỷ Trias (hay kỷ Tam Điệp) là một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 200 đến 251 triệu năm trước. Đây là kỷ đầu tiên của Đại Trung Sinh, kỷ Trias kế tiếp kỷ Permi và kế tiếp nó là kỷ Jura.
Mảnh da gần 300 triệu tuổi Các nhà nghiên cứu của Đại học Toronto (Mississauga, Canada) vừa công bố tìm thấy một mảnh da hóa thạch đang được bảo tồn lâu đời nhất thế giới. Mảnh da hóa thạch của một loài bò sát được tìm thấy trong hang động đá vôi ở bang Oklahoma (Mỹ), với niên đại cách đây khoảng 289 triệu năm tuổi. Kỷ lục về...