Các công ty quốc phòng Trung Âu để mắt đến thị trường châu Phi
Các công ty quốc phòng Trung Âu đang đàm phán các thỏa thuận mới để bán thêm vũ khí, thiết bị quân sự và các dịch vụ có liên quan ở châu Phi, trong bối cảnh họ tìm cách thu hút khách hàng đang muốn thay thế nguồn cung từ Nga.
Hệ thống súng trường tấn công GROT C16 FB-M1 tại nhà máy sản xuất vũ khí Fabryka Broni Lucznik của PGZ ở Radom, Ba Lan ngày 7/11/2022. Ảnh: Reuters
Mặc dù là một phần của liên minh phương Tây NATO, nhưng các cựu thành viên Hiệp ước Warsaw như Cộng hòa (CH) Séc từ lâu luôn cung cấp vũ khí ổn định cho các nước châu Phi và do đó có đủ điều kiện để bảo trì hoặc nâng cấp các hệ thống đó.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Jiri Hynek, Chủ tịch kiêm Giám đốc tập đoàn thương mại công nghiệp Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng và An ninh Cộng hòa Séc, cho biết: “Các thị trường mới nên là thị trường châu Phi vì họ vẫn sử dụng thiết bị thời Liên Xô nhưng giờ muốn bổ sung công nghệ phương Tây vào đó. Chúng tôi gọi đó là sự phương Tây hóa các sản phẩm vũ khí của Liên Xô.”
Phó Chủ tịch điều hành kinh doanh nhà sản xuất máy bay Séc Aero Vodochody ông Filip Kulstrunk chia sẻ công ty đang đàm phán để thực hiện các thương vụ máy bay huấn luyện và tấn công hạng nhẹ L-39NG cho những người mua mới cũng như cung cấp các bản nâng cấp cho các phiên bản cũ hơn.
“Chúng tôi nhận thấy sự quan tâm ngày càng tăng từ các khách hàng tiềm năng mới, những người đang muốn từ bỏ thiết bị của Nga hoặc Trung Quốc và mong muốn phương Tây hóa lực lượng vũ trang của họ”, ông Filip giải thích.
Trong năm 2022, Cộng hòa Séc đã xuất khẩu đạn dược, súng, máy bay và các vật tư quân sự khác trị giá khoảng 32 triệu euro tới 10 quốc gia châu Phi cận Sahara, tăng từ mức dưới 2 triệu euro vào năm 2011.
Video đang HOT
Một số công ty quốc phòng và quan chức chính phủ Séc và Ba Lan cho biết những nỗ lực mới nhằm giành thị phần lớn hơn trên thị trường vũ khí châu Phi xuất hiện kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bùng nổ.
Mặc dù phần lớn các công ty từ chối nêu chi tiết cụ thể hoặc các quốc gia mà họ nhắm mục tiêu vì lý do cạnh tranh, nhưng các thỏa thuận đang được thảo luận bao gồm súng, đạn dược cũng như các thiết bị và dịch vụ quân sự khác.
Công ty sản xuất dân dụng và quốc phòng tư nhân Czechoslovak Group (CSG) – công ty quốc phòng lớn nhất của Séc – cho biết khả năng bảo trì và hiện đại hóa xe bọc thép theo tiêu chuẩn thời Liên Xô đã giúp họ giành được hợp đồng ở châu Phi.
Người phát ngôn Andrej Cirtek nói: “CSG có khả năng trong việc duy trì và hiện đại hóa các hệ thống quân sự trên bộ có nguồn gốc từ phương Đông để khách hàng châu Phi không cần phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp của Nga”.
Một kỹ thuật viên đẩy hệ thống súng trường tấn công GROT C16 FB-M1 tại nhà máy sản xuất vũ khí Fabryka Broni Lucznik. Ảnh: Reuters
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Nga đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước bán vũ khí hàng đầu ở khu vực châu Phi cận Sahara với thị phần tăng lên 26% trong 5 năm qua từ 2018 đến 2022.
Sebastian Chwalek, giám đốc điều hành PGZ – công ty kiểm soát hàng chục công ty sản xuất vũ khí, đạn dược, xe bọc thép, hệ thống máy bay không người lái và các thiết bị khác thuộc sở hữu nhà nước của Ba Lan – nói với Reuters rằng công ty đã tăng cường đàm phán trong 12 tháng qua để khai thác thị trường châu Phi.
WB Group – Ccông ty công nghệ quân sự Ba Lan có sản phẩm bao gồm máy bay không người lái và hệ thống tên lửa – cũng nhận thấy sự quan tâm ngày càng tăng từ các khách hàng châu Phi tiềm năng trong năm qua.
Người phát ngôn của Tập đoàn WB Remigiusz Wilk cho biết: “Chúng tôi đã tham dự một triển lãm thương mại gần đây ở Ba Lan. Lần đầu tiên tôi chứng kiến có nhiều phái đoàn từ các nước châu Phi đến thăm gian hàng của chúng tôi đến thế.
Nhấn mạnh việc thúc đẩy vào châu Phi, một phái đoàn thương mại của Séc đã đến thăm Ethiopia, Kenya, Ghana và Bờ Biển Ngà vào đầu tháng này. Thủ tướng CH Séc Petr Fiala cho biết mục tiêu chính là thúc đẩy cơ hội cho ngành công nghiệp quốc phòng.
Cố vấn an ninh quốc gia CH Séc Tomas Pojar, người tham gia phái đoàn thương mại, cho biết các thỏa thuận quốc phòng đang được thảo luận sau chuyến đi trị giá hàng tỷ curon và bao gồm các cuộc đàm phán với Ethiopia về hiện đại hóa máy bay và nâng cấp công nghệ của Liên Xô.
“Trọng tâm của chúng tôi là mở lại và củng cố mối quan hệ với các đối tác truyền thống ở châu Phi bằng cách cam kết đáp ứng những gì họ muốn và cần nhất”, vị quan chức cấp cao khẳng định.
Tomas Kopecny, đặc phái viên của chính phủ Séc đồng thời là cựu thứ trưởng bộ quốc phòng được giao nhiệm vụ lãnh đạo các phái đoàn thương mại tới châu Phi, nói thêm rằng việc mời các nhà lãnh đạo châu Phi đến thăm Praha là một cách khác để mở rộng các thỏa thuận quốc phòng mới.
Nổi bật trong đó là chuyến thăm CH Séc hồi tháng 8 của tổng thống Mozambique – một người biết tiếng Séc. Đây cũng đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo châu Phi cận Sahara tới Praha trong hơn hai thập kỷ.
Đặc phái viên Kopecny cho biết: “Một phần của các hoạt động này cũng bao gồm hợp tác công nghiệp quốc phòng, vì đây là một phần không thể thiếu trong những gì chúng tôi đã cùng nhau hợp tác trong quá khứ”.
Là một quốc gia có 10,5 triệu dân, Cộng hòa Séc luôn vượt trội trong lĩnh vực sản xuất vũ khí và là nhà cung cấp đạn dược, thiết bị quân sự và các loại vũ khí khác hàng đầu cho Ukraine kể từ xung đột với Nga năm 2022. Nỗ lực cung cấp cho Ukraine đã thúc đẩy các công ty quốc phòng Séc tăng cường sản xuất và mở rộng dây chuyền cung ứng.
Nga chính thức rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí châu Âu
Ngày 7/11, Nga đã chính thức rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), thông báo được đưa trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga.
Toàn cảnh trụ sở chính của Bộ Ngoại giao Nga. (Ảnh: Sputnik)
"Kể từ 00:00 giờ ngày 7/11/2023, thủ tục rút khỏi hiệp ước CFE Nga, vốn bị đình chỉ vào năm 2007, đã hoàn tất. Như vậy, văn bản pháp lý quốc tế cuối cùng đã đi vào lịch sử đối với chúng ta", thông báo viết.
Nga hiện không cho thấy khả năng ký kết các thỏa thuận kiểm soát vũ khí với các nước NATO.
Hai thỏa thuận khác liên quan đến CFE đã không còn hiệu lực đối với Nga - Bản ghi nhớ Budapest ngày 3/11/1990, quy định mức tối đa của vũ khí và thiết bị thông thường cho 6 quốc gia Hiệp ước Warsaw và Thỏa thuận ngày 31/5/1996, sửa đổi hiệp ước ban đầu.
CFE, ban đầu được ký kết vào năm 1990 bởi các thành viên NATO lúc bấy giờ và 6 quốc gia Hiệp ước Warsaw, có hiệu lực vào năm 1992.
Hiệp ước này nhằm mục đích thiết lập sự cân bằng giữa hai liên minh quân sự bằng cách đặt ra giới hạn về số lượng vũ khí và thiết bị quân sự mà tất cả các bên được phép tích lũy.
Hàn Quốc chỉ ra mục đích chuyến thị sát nhà máy vũ khí của nhà lãnh đạo Triều Tiên Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết chuyến thăm các nhà máy sản xuất vũ khí lớn của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong tuần trước bao gồm "nhiều mục đích". Bức ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ đạo thực địa tại một nhà máy sản xuất vũ khí do hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KNCA)...