Đại sứ Israel phản ứng về nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Ông Gilad Erdan, Đại sứ Israel tại Liên hợp quốc, đã phát biểu trước Liên hợp quốc rằng nghị quyết vừa được thông qua là xa rời thực tế.
Nghị quyết này kêu gọi tạm dừng giao tranh ở Dải Gaza vì lý do nhân đạo và tạo ra nhiều hành lang viện trợ nhân đạo hơn.
Toàn cảnh phiên bỏ phiếu phê chuẩn nghị quyết kêu gọi ngừng bắn nhân đạo tại Dải Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở New York, Mỹ ngày 15/11. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ The Guardian ngày 16/11, trong bài phát biểu trước Hội đồng Bảo an, ông Erdan nói: “Đáng tiếc là Hội đồng Bảo an vừa thông qua một nghị quyết xa rời thực tế. Hội đồng Bảo an vẫn chưa lên án vụ thảm sát ngày 7/10 của Hamas. Nghị quyết chỉ tập trung vào tình hình nhân đạo ở Gaza và không đề cập đến những gì đã dẫn đến thời điểm này. Israel không cần một nghị quyết để nhắc nhở chúng tôi tuân thủ luật pháp quốc tế. Israel luôn tuân thủ luật pháp quốc tế. Đưa con tin về nhà là ưu tiên hàng đầu của Israel. Israel sẽ tiếp tục làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được mục tiêu này”.
Trước đó, Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức vì mục đích nhân đạo tại Dải Gaza. Cụ thể, nghị quyết số 2712 kêu gọi ngừng bắn và thiết lập hành lang nhân đạo khẩn cấp và mở rộng trên khắp Dải Gaza trong số ngày đủ để tạo điều kiện cho việc tiếp cận nhân đạo đầy đủ, nhanh chóng, an toàn và không bị cản trở. Nghị quyết nhấn mạnh cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp liên tục, đầy đủ và không bị gián đoạn các loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên khắp Gaza, bao gồm nước, điện, nhiên liệu, thực phẩm và vật tư y tế cũng như sửa chữa khẩn cấp các cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Video đang HOT
Theo nghị quyết trên, việc ngừng bắn cũng là để tạo điều kiện cho các nỗ lực cứu hộ và phục hồi khẩn cấp, trong đó có cả việc tìm kiếm trẻ em mất tích trong các tòa nhà bị hư hỏng hay bị phá hủy cũng như việc sơ tán y tế đối với trẻ em bị bệnh hoặc bị thương và những người chăm sóc trẻ.
Nghị quyết trên do Malta soạn thảo đã giành được sự ủng hộ của 12 trong số 15 thành viên Hội đồng Bảo an. Anh, Nga và Mỹ đã bỏ phiếu trắng. Nghị quyết cũng yêu cầu tất cả các bên tuân thủ nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế, đặc biệt là liên quan đến việc bảo vệ dân thường, nhất là trẻ em.
Ngoài ra, nghị quyết kêu gọi trả tự do vô điều kiện cho các con tin đang bị giam giữ ở Gaza. Tuy nhiên, đây là nghị quyết kêu gọi ngừng bắn tạm thời vì mục đích nhân đạo và văn kiện không đề cập tới một lệnh đình chiến hay ngừng bắn lâu dài.
Trong khi đó, Hamas đã nhất trí một thỏa thuận khung với Israel về việc sẽ trao trả 50 con tin để đổi lấy một lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza trong 3 ngày.
Theo báo Jerusalem Post, do phía Israel vẫn chưa nhất trí với thỏa thuận nên Qatar đang tiếp tục các nỗ lực trung gian đàm phán với sự phối hợp của Mỹ. Theo nội dung thỏa thuận, bên cạnh ngừng bắn, phía Israel cũng sẽ phóng thích một số tù nhân là phụ nữ và trẻ em người Palestine đang bị giam giữ tại nước này đồng thời cho phép thêm hàng nhân đạo được chuyển vào Dải Gaza.
Đây sẽ là thỏa thuận trao trả con tin số lượng lớn nhất kể từ khi xung đột bùng phát. Quy mô các cuộc đàm phán do Qatar chủ trì đã thay đổi đáng kể trong những tuần gần đây. Dù vậy, trước đây chưa từng có việc thảo luận để trao trả 50 con tin là dân thường để đổi lấy 3 ngày ngừng bắn và việc Hamas chấp thuận các ý chính của thỏa thuận.
Trước đó, đề xuất đàm phán là Hamas trao trả tối đa 15 con tin để đổi lấy lệnh ngừng bắn tối đa 3 ngày. Trong thỏa thuận mới, có điều khoản yêu cầu Hamas gửi danh sách đầy đủ những con tin là dân thường đang bị giam giữ ở Dải Gaza. Hiện các bên không có kế hoạch thảo luận về việc trao trả toàn bộ con tin.
Liên hợp quốc kêu gọi tiếp cận nhân đạo và bảo vệ dân thường tại Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 13/11, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp, ông Martin Griffiths chỉ trích cuộc xung đột ở Sudan đang khiến dân thường phải hứng chịu bạo lực nghiêm trọng, đồng thời kêu gọi các bên liên quan tạo điều kiện cho người dân tiếp cận viện trợ nhân đạo, cũng như giải quyết nạn dịch tả.
Người tị nạn tại Hasahisa, Sudan ngày 10/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phát biểu của mình, ông Griffiths bày tỏ "bàng hoàng" trước những báo cáo về tình trạng bạo lực cực đoan mà dân thường đang phải gánh chịu tại Sudan. Theo đó, hơn 10.000 người được cho là đã thiệt mạng kể từ khi giao tranh nổ ra giữa quân đội Sudan do Tướng Abdel Fattah al-Burhane chỉ huy và nhóm bán quân sự Lực lượng hỗ trợ nhanh (FSR) của Tướng Mohamed Hamdane Daglo. Sau gần 7 tháng xung đột, gần 25 triệu người ở Sudan hiện cần được hỗ trợ nhân đạo. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn hỗ trợ đang là vấn đề nghiêm trọng khi các tổ chức nhân đạo của LHQ chỉ có thể cung cấp viện trợ cho 4,1 triệu người, chiếm chưa đến 25% số người cần được viện trợ.
Trước tình hình trên, ông Griffiths nhấn mạnh: "Điều chúng tôi cần là khả năng tiếp cận an toàn và không bị cản trở để giúp đỡ tất cả những người gặp khó khăn. Phụ nữ và trẻ em gái đang phải đối mặt với gánh nặng đặc biệt nặng nề với những rủi ro đáng sợ đối với sự an toàn của họ, bao gồm các vụ cưỡng hiếp và bắt cóc". Quan chức trên cũng kêu gọi tiếp cận nhân đạo một số khu vực bị ảnh hưởng do xung đột và dịch tả, đặc biệt là ở Khartoum và Nam Kordofan, trước khi tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát.
Tuần trước, Saudi Arabia thông báo các bên xung đột ở Sudan đã không đạt được tiến triển nào hướng tới lệnh ngừng bắn sau vòng hòa đàm mới nhất tại Jeddah, song hai bên tái khẳng định cam kết tôn trọng các thỏa thuận trước đây nhằm cải thiện khả năng tiếp cận viện trợ nhân đạo. Những lần hòa giải trước đó chỉ dẫn đến những thỏa thuận ngừng bắn tạm thời và bị vi phạm một cách có hệ thống ngay sau khi đạt được.
Trong vòng đàm phán mới nhất, hai bên xung đột ở Sudan đã đồng ý hợp tác với LHQ để "vượt qua những trở ngại trong việc cung cấp viện trợ nhân đạo", cũng như nhất trí về "các biện pháp xây dựng lòng tin".
Giao tranh giữa quân đội Sudan và RSF nổ ra từ giữa tháng 4 vừa qua. Đến nay xung đột đã tàn phá thủ đô Khartoum và nhiều thành phố lớn khác tại Sudan, gây ra đụng độ sắc tộc ở khu vực Darfur và khiến hơn 5,75 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Nga phản đối coi Hamas, Hezbollah là tổ chức khủng bố tại LHQ Trước đó, Israel yêu cầu Nga chỉ định các thành viên của phong trào Hamas là những "kẻ khủng bố". Người dân chuyển nạn nhân trong vụ không kích của Israel xuống thành phố Khan Younis, Dải Gaza, ngày 7/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN Theo báo Izvestia (Nga) ngày 8/11, một tháng đã trôi qua kể từ khi bùng phát xung đột mới nhất giữa...