Nga rút khỏi hiệp ước quân sự ở châu Âu
Bộ Ngoại giao Nga xác nhận các thủ tục rút Moscow khỏi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) đã hoàn tất, hơn 5 tháng sau quyết định của Tổng thống Vladimir Putin.
Thiết giáp bên trong một bãi tập kết ở châu Âu. Ảnh: BQP Czech
Interfax dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nga xác nhận nước này đã chính thức hoàn tất các thủ tục về việc rút Moscow khỏi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) lúc 0h ngày 7/11 (giờ địa phương), theo đó chấm dứt các nghĩa vụ nêu trong văn kiện kí kết cách đây 33 năm.
Dự luật chấm dứt CFE được Tổng thống Nga Vladimir Putin trình lên quốc hội Nga ngày 10/5, được thông qua tại Hạ viện và Thượng viện trong vòng hai tuần sau đó. Đến ngày 29/5 vừa qua, ông Putin đã kí một sắc lệnh về việc rút Nga khỏi CFE.
Video đang HOT
Hiệp ước CFE ký năm 1990 giữa khối quân sự NATO và các quốc gia Khối Hiệp ước Warsaw nhằm giới hạn số lượng xe tăng và thiết giáp, pháo, trực thăng và chiến đấu cơ đóng quân tại châu Âu, tránh các bên tập trung lực lượng quy mô lớn để tấn công chớp nhoáng, thiết lập thế cân bằng quân sự.
Năm 1999, một phiên bản cập nhật của hiệp ước đã được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Nga cáo buộc các nước NATO không phê chuẩn phiên bản cập nhật nói trên của CFE, dẫn đến việc Moscow đình chỉ văn kiện từ năm 2007.
“Động thái (rút Nga khỏi CFE) sẽ không gây tác động trực tiếp nào. Đây là cơ chế đã mất hiệu lực từ lâu và không phải do lỗi của Nga. Chúng tôi chỉ đưa tình hình sang trạng thái chính thức”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu hồi tháng 5/2023.
Theo Điện Kremlin, dù Nga rút khỏi CFE nhưng họ không loại bỏ vấn đề kiểm soát vũ khí khỏi chương trình nghị sự. Moscow cũng khẳng định có thể tham gia các cơ chế đối thoại an ninh với phương Tây nếu chúng được tiến hành trên cơ sở bình đẳng, có tính toán đến lợi ích của nhau
Tổng thống Putin ký sắc lệnh Nga rút khỏi hiệp ước an ninh với EU
Sputnik ngày 29/5 đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật hủy bỏ "Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu" (CFE).
Theo Người Phát ngôn Điện Kremlin, Moscow không bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc rút khỏi hiệp ước này.
Tổng thống Putin chính thức ký luật hủy bỏ CFE ngày 29/5. Ảnh: Reuters.
Sputnik dẫn lời ông Dmitry Peskov - Người Phát ngôn Điện Kremlin, tuyên bố: "Với bối cảnh hiện tại, Nga không cần bất cứ hiệp ước an ninh nào, bởi trên thực tế chúng không hề hoạt động. Đây không phải lỗi của Nga". Trước khi Tổng thống Putin chính thức ký luật hủy bỏ CFE, Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Nga đã bỏ phiếu thông qua dự luật.
Hiệp ước CFE được ký kết tại Paris vào năm 1990, tham gia thỏa thuận an ninh này gồm có đại diện của 16 quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và 6 thành viên Hiệp ước Warsaw. Hiệp ước đưa ra các giới hạn đối với các loại thiết bị quân sự thông thường ở châu Âu và quy định việc tiêu hủy các kho vũ khí dư thừa.
Năm 1999, Hiệp ước CFE được mở rộng tại Thượng đỉnh Istanbul của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sau khi Hiệp ước Warsaw giải thể, cùng với đó là sự mở rộng của NATO về phía Đông. Tuy nhiên, bản mở rộng của CFE chỉ được Nga, Belarus, Kazakhstan và Ukraine thông qua.
Năm 2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh đình chỉ sự tham gia của Moscow đối với CFE nhằm đáp trả việc NATO không tham gia bản mở rộng của CFE. Đến năm 2015, Moscow đã rút hoàn toàn khỏi các cơ chế CFE vì không có nhu cầu tiếp tục tham gia và chỉ tham gia theo nghĩa hình thức.
Theo ông Peskov, lĩnh vực kiểm soát vũ khí và ổn định chiến lược đang tồn tại một khoảng trống lớn và cần gấp rút lấp đầy bằng những thỏa thuận quốc tế mới. Nga cho rằng nước này không phải chịu trách nhiệm về tình hình thế giới hiện nay và thế giới trong thời gian tới sẽ hoàn toàn khác so với những năm 1990 hoặc 1999. "Điều này đòi hỏi những cách tiếp cận mới", ông Peskov nhấn mạnh.
Những lữ đoàn mới kỳ lạ của Ukraine Ukraine đã và đang nhận được sự hỗ trợ vũ khí từ các quốc gia phương Tây. Mặc dù các thiết bị tiên tiến này có vai trò quan trọng trong chiến trường, nhưng không đủ để trang bị toàn bộ Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU). Một điều đáng chú ý là một số lữ đoàn mới của Ukraine đã sử dụng...