Các công ty Nhật Bản không có kế hoạch rút hoàn toàn khỏi Nga
Theo kết quả cuộc khảo sát của Teikoku Databank, một công ty phân tích dữ liệu của Nhật Bản, công bố ngày 10/4, không có công ty nào của Nhật Bản dự định rút hoàn toàn khỏi thị trường Nga sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Ô tô được sản xuất tại một nhà máy của Toyota ở Tsutsumi, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN
Cuộc khảo sát 168 công ty lớn của Nhật Bản đang hoạt động tại Nga cho thấy 37 công ty có kế hoạch tạm ngừng hoạt động tại Nga từ ngày 15/3, trong bối cảnh môi trường ngày càng xấu đi do sự gián đoạn chuỗi cung ứng và hậu cần. Trong số này có 28 công ty là nhà sản xuất ô tô và thiết bị xây dựng. 22 công ty đã chọn tạm ngừng các hoạt động bao gồm cả việc vận chuyển sản phẩm, 7 công ty ngừng sản xuất hàng hóa. Đáng chú ý là không có công ty nào có kế hoạch rút hoàn toàn khỏi thị trường Nga.
Trong khi một số tập đoàn lớn của Nhật Bản như Toyota Motor Corp. và Fast Retailing Co. đã tham gia vào danh sách các công ty toàn cầu bao gồm McDonalds Corp. và Apple Inc. tạm dừng các hoạt động tại Nga, phần lớn trong số 168 doanh nghiệp Nhật Bản vẫn trong tình trạng chưa rõ ràng.
Cùng ngày, Takeda Pharmaceutical, một công ty dược phẩm lớn của Nhật Bản, đã thông báo tạm dừng các thử nghiệm lâm sàng thuốc mới ở Nga. Thông tin trên tờ Nikkei cho biết công ty này cũng đình chỉ các khoản đầu tư mới vào Nga. Nguồn cung cấp thuốc và các thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra vẫn sẽ được tiếp tục theo đúng kế hoach.
Tương tự, một công ty dược phẩm khác của Nhật Bản là Astellas Pharma (Astellas Pharma) cũng đã ngừng hoạt động lựa chọn bệnh nhân mới ở Nga và Ukraine cho các thử nghiệm lâm sàng mới.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu công nghiệp dược phẩm Nhật Bản, Nga đứng thứ 11 trên thế giới về số lượng các thử nghiệm lâm sàng quốc tế được thực hiện trong giai đoạn 2000-2018, trong khi Nhật Bản ở vị trí thứ 28.
Hơn 20% doanh nghiệp Nhật Bản tạm dừng hoạt động tại Nga
Trước diễn biến tình hình căng thẳng tại Ukraine, khoảng 20% doanh nghiệp Nhật Bản có niêm yết trên sàn chứng khoán đã tạm dừng hoạt động tại Nga do lo ngại tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt.
Bảng điện tử niêm yết các chỉ số chứng khoán tại sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, Nhật Bản. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Xu hướng này có thể tiếp tục tăng lên khi diễn biến căng thẳng tại Ukraine tiếp tục kéo dài.
Theo kết quả khảo sát của công ty Teikoku Databank, tính đến ngày 15/3, có 37 trong số 168 công ty của Nhật Bản đang hoạt động tại Nga, tương đương 22%, đã quyết định tạm ngừng kinh doanh tại Nga.
Cụ thể, có 22 công ty "ngừng giao dịch" liên quan đến xuất hàng hóa, 7 công ty "ngừng sản xuất", 4 công ty "ngừng kinh doanh" các cửa hàng tại Nga. Nhiều công ty cho rằng lý do tạm dừng hoạt động xuất phát từ tình trạng rối loạn trong việc mua sắm và vận chuyển linh kiện, phụ tùng do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt kinh tế.
Báo cáo khảo sát cho rằng, so với quy mô và số lượng các công ty của Mỹ và châu Âu quyết định dừng hoạt động tại Nga vì lý do mang tính nhân đạo, trong đó có các công ty lớn như Apple, IKEA..., xu hướng dừng hoạt động của của các công ty Nhật Bản là ít hơn. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ các doanh nghiệp Nhật Bản có thể gặp chỉ trích và triển vọng kinh doanh sẽ khó khăn hơn.
Một công ty được khảo sát đã đưa ra nhận định: "Nếu tình hình kéo dài, có thể dự báo số lượng các công ty Nhật Bản quyết định tạm dừng hoạt động tại Nga tăng lên khi xét từ góc độ đảm bảo "hình ảnh doanh nghiệp".
Nội các Nhật Bản thông qua dự thảo ngân sách bổ sung trị giá 314 tỷ USD Ngày 26/11, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự thảo ngân sách bổ sung của tài khóa 2021 với tổng trị giá lên tới 36.000 tỷ yen (khoảng 314 tỷ USD) để tài trợ một phần cho gói kích thích kinh tế nhằm vực dậy nền kinh tế sau đại dịch COVID-19. Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất ô...