Kinh tế toàn cầu chông chênh đường thoát hiểm

Theo dõi VGT trên

Năm ngoái, đại dịch COVID-19 bùng phát đã nhấn chìm nền kinh tế toàn cầu trong suy thoái.

Kinh tế toàn cầu chông chênh đường thoát hiểm - Hình 1
Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất ô tô ở thành phố Toyota, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Với những nỗ lực bơm thanh khoản cùng các gói kích thích chưa từng có t.iền lệ về kinh tế, xã hội và đẩy mạnh các chương trình tiêm chủng vaccine, kinh tế toàn cầu đã từng bước phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, biến thể Delta lây lan mạnh hơn, nhanh hơn, nguy hiểm hơn ở rất nhiều nước và Đông Nam Á một lần nữa trở thành “tâm dịch” đang làm kinh tế toàn cầu lao đao, đe dọa chuỗi cung ứng hàng hóa, an sinh xã hội… Việt Nam không phải là ngoại lệ và trong bối cảnh đó Chính phủ đã kịp thời đưa ra những biện pháp quyết liệt hơn để thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Cùng với đó là nỗ lực “ ngoại giao vaccine” để sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, đưa nền kinh tế nhanh chóng trở lại trạng thái “bình thường mới.

Bứt lên từ suy thoái

Trong quý đầu tiên của năm nay, kinh tế Mỹ tăng 1,6% so với quý trước đó và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cùng kỳ, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở các mức tương ứng 0,6% và 18,3%.

Cuối tháng Bảy Bộ Thương mại Mỹ cho biết, trong quý II/2021, GDP của nước này tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Gần một nửa dân số đã được tiêm chủng cho phép người Mỹ đi du lịch, tới các nhà hàng và tham dự các sự kiện thể thao. Mặc dù việc hỗ trợ tài chính giảm dần và các ca mắc COVID-19 gia tăng ở các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp, chi tiêu của người tiêu dùng vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Trong khi đó, trong quý I/2021, kinh tế Khu vực đồng t.iền chung châu Âu (Eurozone) giảm 0,3% so với quý trước đó và giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý I/2021 ghi dấu quý suy giảm thứ hai liên tiếp.

Đà phục hồi chậm chạp tại châu Âu được lý giải là do đợt dịch COVID-19 thứ ba đã bùng phát ở châu lục này vào đầu năm nay, với sự xuất hiện của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và các đợt phong tỏa sau đó, trong khi tiến triển của chương trình tiêm chủng cũng như mở cửa nền kinh tế chậm chạp, và chương trình hỗ trợ tài chính cho năm 2021 yếu.

Tuy nhiên, theo số liệu chính thức được công bố cuối tháng Bảy, kinh tế Eurozone đã tăng trưởng 2% trong quý II/2021, khi các doanh nghiệp được mở cửa trở lại đã vực dậy hoạt động kinh doanh sau một thời gian trì trệ do đại dịch COVID-19.

Mức tăng trưởng nói trên ở châu Âu cao hơn so với Mỹ, khi nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý II/2021 tăng trưởng 1,6% so với quý trước đó, và cả Trung Quốc, với mức tăng 1,3%.

Italy và Tây Ban Nha là những nước ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất, dù bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong làn sóng bùng phát dịch lần đầu năm 2020. Kinh tế Italy trong quý II/2021 tăng 2,7% so với quý trước đó, vượt mức dự kiến gần 2% của Bộ trưởng Kinh tế Daniele Franco. Trong khi đó, quý II/2021 đ.ánh dấu sự đảo chiều của kinh tế Tây Ban Nha, với mức tăng trưởng 2,8%, sau khi giảm 0,4% trong quý I và 10,8% trong cả năm 2020.

Với Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới bất ngờ tăng trưởng trở lại trong quý II/2021, bất chấp việc chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ ba ở 10 trong tổng số 47 tỉnh, thành trong gần hai tháng. Trong quý II, GDP thực tế của nước này tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,3% so với quý trước đó do sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

Video đang HOT

Đây là quý thứ tư liên tiếp, xuất khẩu của nước này tăng, và là quý đầu tiên chi tiêu dùng cá nhân phục hồi trở lại. Bên cạnh đó, đầu tư của khối doanh nghiệp – một trụ cột quan trọng khác của nhu cầu trong nước – cũng tăng 1,7%

Bên cạnh đó, GDP của Nhật Bản trong quý I/2021 thực tế chỉ giảm 1% so với quý trước đó và giảm 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, mức độ suy thoái của nền kinh tế nước này trong quý I/2021 thấp hơn nhiều so với các ước tính ban đầu.

Nguyên nhân chủ yếu khiến GDP của Nhật Bản sụt giảm trong quý I/2021 là do tác động của tình trạng khẩn cấp lần thứ 2 mà Chính phủ ban bố hồi đầu năm nay ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận, và sau đó mở rộng ra 11 trong số 47 tỉnh, thành ở nước này.

Chính sách nới lỏng tài khóa và t.iền tệ mà một số quốc gia thực hiện thông qua tiếp tục bơm thanh khoản mạnh mẽ đã thúc đẩy quá trình phục hồi của các nền kinh tế. Khi ngày càng nhiều quốc gia gấp rút triển khai chương trình tiêm chủng vaccine, nhất là ở các nền kinh tế lớn, dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát và việc khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng tăng tốc song hành.

Trên thực tế, kể cả những lúc dịch bệnh lây lan mạnh buộc chính phủ nhiều nước phải thực hiện các quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt, thậm chí phong tỏa nhiều lần, song các nền kinh tế không đóng cửa hoàn toàn. Các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế vẫn hoạt động, chuỗi sản xuất và lưu thông hàng hóa vẫn đảm bảo dù có phần nào bị ảnh hưởng.

Tổng Giám đốc Quỹ T.iền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhấn mạnh, các chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng suy thoái trên toàn thế giới, với khoảng 16.000 tỷ USD hỗ trợ tài chính và việc bơm t.iền mạnh tay của các ngân hàng trung ương. Theo bà, nếu không có những biện pháp này, mức suy giảm của kinh tế toàn cầu vào năm 2020 sẽ tồi tệ hơn nhiều so với mức 3,5%.

Hồi đầu tháng Ba, IMF đã hoan nghênh gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật, nâng số t.iền cứu trợ của chính phủ lên gần 6.000 tỷ USD kể từ khi đại dịch bùng phát tại Mỹ vào tháng 3/2020. IMF đ.ánh giá bước đi này vừa hỗ trợ tăng trưởng trong nước vừa thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của thế giới.

Cùng chung sức với các nước đẩy lui đại dịch IMF đã thông qua gói hỗ trợ nguồn tài chính lớn nhất lịch sử tổ chức này, trị giá lên tới 650 tỷ USD thông qua quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Bà Georgieva nhấn mạnh đây là một quyết định mang tính lịch sử – đợt phân bổ SDR lớn nhất trong lịch sử của IMF – và là sự kích thích đáng khích lệ dành cho nền kinh tế toàn cầu vào thời điểm khủng hoảng chưa từng có.

Về phần mình Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến”, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, thực hiện kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh, yêu cầu các tổ chức tín dụng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đề xuất các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản, không để ùn ứ, đảm bảo nguồn cung hàng hóa, tăng cường các gói an sinh xã hội… để không ai bị bỏ lại phía sau.

Vaccine quyết định triển vọng phục hồi

Nhiều nước ngỡ đã thoát khỏi đại dịch COVID-19 nhờ chiến lược phong tỏa và tiêm chủng diện rộng, nhưng biến thể Delta bất ngờ làm đảo lộn tất cả. Biến thể này trở thành nỗi lo lớn đối với kinh tế toàn cầu, có thể khiến tiến trình phục hồi ở nhiều nước bị chậm lại, thậm chí là đảo ngược. Biến thể của virus đang đẩy lùi tiến độ mở cửa của các nước và chắc chắn đây sẽ là lực cản trên con đường phục hồi kinh tế.

Với Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell Mỹ nhận định đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục tiềm ẩn các nguy cơ đe dọa triển vọng kinh tế nước này khi tốc độ tiêm chủng vaccine đang chậm lại, trong khi xuất hiện những biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Các chuyên gia y tế công của Mỹ cảnh báo biến thể lây nhiễm nhanh Delta tiếp tục đe dọa nước này, đặc biệt tại các bang có tỷ lệ người tiêm chủng thấp nhất. Trước đó, ông Scott Gottlieb, cựu Giám đốc Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, nhận định biến thể Delta có thể dẫn tới một đợt bùng phát dịch mới tại Mỹ vào mùa Thu và những người chưa tiêm vaccine sẽ là đối tượng dễ mắc COVID-19 nhất.

Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde ngày 22/7 cảnh báo rằng biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 đã trở thành “một mối rủi ro ngày càng tăng” đối với nền kinh tế Eurozone.

Bà Lagarde nói rằng đà phục hồi của nền kinh tế Eurozone đang đi đúng hướng. Nhưng đại dịch COVID-19 với biến thể Delta tiếp tục tác động đến triển vọng của nền kinh tế. Biến thể này có sức lây lan nhanh chóng, đe doạ kéo lùi đà khởi sắc trong các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là trong du lịch và khách sạn.

Ở châu Á, nhiều quốc gia đã chứng kiến làn sóng lây nhiễm mới trong những tháng gần đây, trong khi tiến độ tiêm chủng ở khu vực này chậm hơn Mỹ và châu Âu. Điều này buộc các nhà chức trách phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn.

Một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore (Xinh-ga-po) đang tăng cường tiêm vaccine ngừa COVID-19. Diễn biến đó khá tích cực và cần được duy trì ổn định trong tương lai. Tuy nhiên, các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesia (In-đô-nê-xi-a) và Philippines (Phi-líp-pin) vẫn chưa kiểm soát hiệu quả đại dịch và chưa có các chương trình tiêm chủng đủ mạnh.

Khi biến thể Delta đang lây lan nhanh ở nhiều quốc gia trên thế giới, dự báo tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc bị hạ xuống do dịch tái bùng phát, thì các dự báo cho Eurozone hay Mỹ lại được nâng lên, dù chiến dịch tiêm chủng cần tiếp tục được thúc đẩy.

Các nhà phân tích nhận định đà phục hồi của kinh tế Nhật Bản có thể chậm lại trong quý III/2021 do dịch COVID-19 tái bùng phát, khiến nhiều khu vực ở nước này tiếp tục bị đặt trong tình trạng khẩn cấp trong một vài tháng tới.

Kết quả khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản thực hiện với sự tham gia của 36 tổ chức tư vấn tư nhân trong thời gian từ ngày 30/7 đến 6/8 cho thấy trong quý III/2021, GDP thực tế của Nhật Bản được dự báo sẽ tăng 2,55% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh so với con số dự báo 4,9% được đưa ra một tháng trước đó.

Với kinh tế Trung Quốc, ba ngân hàng hàng đầu của Mỹ là Goldman Sachs, JPMorgan và Morgan Stanley đầu tháng Tám đã đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng, sau khi nước này ghi nhận số liệu xuất nhập khẩu yếu hơn dự kiến và có những lo ngại rằng dịch COVID-19 tái bùng phát có thể làm giảm hoạt động kinh tế. Trong đó, Goldman Sachs hạ dự báo từ 5,8% xuống 2,3% cho quý III và từ 8,6% xuống 8,3% cho cả năm nay.

Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong năm nay, nhưng cảnh báo về những rủi ro do xuất hiện các biến thể mới của virus gây ra đại dịch. EC dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm nay, cao hơn mức dự báo tăng 4,3% được đưa ra hồi tháng Năm.

IMF cũng đã tăng mạnh dự báo tăng trưởng năm 2021 của Mỹ lên 7%, nhờ đà phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19, và giả định rằng phần lớn các kế hoạch chi cho xã hội và cơ sở hạ tầng của Tổng thống Joe Biden sẽ được ban hành.

Ngân hàng Thế giới (WB) và chương trình phân phối vaccine toàn cầu (COVAX) cũng đã công bố một cơ chế tài chính mới nhằm thúc đẩy việc cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho các nước đang phát triển. Cơ chế này sẽ cho phép COVAX mua trước – với giá cạnh tranh hơn – từ các nhà sản xuất vaccine dựa trên tổng cầu giữa các quốc gia, bằng nguồn tài chính từ WB và các ngân hàng phát triển đa phương khác. Trong một tuyên bố, Chủ tịch WB David Malpass nêu rõ: “Tiếp cận vaccine vẫn là thách thức lớn nhất mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong việc bảo vệ người dân trước các tác động về sức khỏe, xã hội và kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra”..

Có thể nói biến thể Delta đang thách thức thế giới và tìm kiếm nguồn vaccine vẫn là vấn đề nan giải trên toàn cầu. Nhưng với sự đồng tâm, hợp lực và nỗ lực không ngừng hy vọng thế giới sẽ nhanh chóng vượt qua đợt dịch khốc liệt lần này và nền kinh tế toàn cầu sẽ sớm tìm lại được đà tăng trưởng mạnh mẽ như trước khi đại dịch bùng phát.

Indonesia tăng tốc tiêm chủng cho học sinh để mở lại trường học

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Chính phủ Indonesia đang nỗ lực đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho học sinh nhằm chuẩn bị triển khai kế hoạch học tập trực tiếp tại trường (PTM) có giới hạn.

Indonesia tăng tốc tiêm chủng cho học sinh để mở lại trường học - Hình 1
Giáo viên và học sinh đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại trường học ở Banda Aceh, Indonesia, ngày 2/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Indonesia đã cấp giấy phép tiêm chủng cho học sinh từ 12-17 t.uổi từ đầu tháng 7 và đang tiếp tục thúc đẩy chương trình này tại nhiều khu vực nhằm tăng cường công tác chuẩn bị cho việc triển khai PTM hạn chế.

Ngày 25/8, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Johnny G. Plate cho biết chương trình tiêm chủng cho t.rẻ e.m đã được tiến hành và nhiệm vụ hiện nay là đẩy nhanh tiến độ trước thời điểm bắt đầu PTM hạn chế ở một số khu vực. Theo ông, chương trình tiêm chủng này sẽ tăng khả năng bảo vệ học sinh trước COVID-19 và mang lại cảm giác an toàn cho các em khi tham gia học trực tiếp cũng như phụ huynh sau khi con cái họ quay trở lại trường.

Bộ trưởng Johnny nhấn mạnh rằng chính phủ hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của các trẻ được quay trở lại trường học. Do vậy, nhiệm vụ chung là cùng nhau chuẩn bị các điều kiện thuận lợi để các em có thể trở lại học tập như trước.

Chính phủ Indonesia cũng đ.ánh giá cao động thái nhanh chóng của các chính quyền địa phương trong việc phối hợp với các bên liên quan đẩy nhanh tiêm chủng cho học sinh nhằm chuẩn bị cho việc triển khai PTM hạn chế. Ví dụ tại thủ đô Jakarta, tỷ lệ tiêm chủng cho học sinh đã đạt 93% mục tiêu. Trong khi đó ở khu vực Yogyakarta, con số này đạt 30%. Tại các khu vực khác, hàng nghìn học sinh cũng đã bắt đầu được tiêm chủng tập trung.

Tổng thống Joko Widodo cũng đặc biệt quan tâm đến việc triển khai chương trình tiêm chủng cho học sinh với hai chuyến thị sát trực tiếp tại Madiun hôm 19/8 và tại Samarinda hôm 24/8. Tuần trước, nhà lãnh đạo này cũng thị sát qua mạng chương trình tiêm chủng cho học sinh tại 10 quận, huyện và thành phố.

Bộ trưởng Johnny cho biết thêm rằng chính phủ đặt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 26.705.490 học sinh từ 12-17 t.uổi trên khắp cả nước quốc và mong đợi sự hợp tác của tất cả các bên nhằm đẩy nhanh chương trình này.

Trước đó, Chính phủ Indonesia đã cho phép triển khai PTM tại các khu vực áp dụng lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ từ 1 đến 3 trong bối cảnh tình hình đại dịch đang dần được được cải thiện. Trong khi đó, trường học nằm ở các khu vực PPKM cấp độ 4 vẫn tiếp tục chương trình dạy học trực tuyến.

Theo một thông tư liên hộ vừa được ban hành, các trường thuộc khu vực PPKM cấp độ 1, 2, 3 có học sinh chưa được tiêm chủng vẫn có thể tổ chức PTM hạn chế, với điều kiện tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

12 ngày sau đám cưới, chồng sửng sốt phát hiện vợ là đàn ông
09:52:58 10/05/2024
Apple công khai xin lỗi, tuyên bố rút quảng cáo iPad mới gây tranh cãi
15:16:57 10/05/2024
Nga rút bớt quân đội khỏi lãnh thổ đồng minh Armenia
14:19:26 10/05/2024
Lý do chính khiến Israel bác bỏ đề xuất ngừng b.ắn của Hamas
05:41:42 11/05/2024
Nga "đón đường" tập kích sân bay dành cho F-16 và 3 nhà máy điện của Ukraine
07:18:22 10/05/2024
Hàng tỷ USD t.iền "bẩn" được mang lậu bằng đường hàng không như thế nào?
07:37:53 10/05/2024
Bệnh ho gà bùng phát mạnh tại Anh, 5 t.rẻ e.m t.ử v.ong
05:48:01 10/05/2024
Lo sợ bị phương Tây trừng phạt, tỷ phú Nga chuyển tài sản về nước
11:24:33 10/05/2024
Hàn Quốc lên kế hoạch thành lập bộ mới để đối phó tỉ lệ sinh quá thấp
15:04:57 10/05/2024
Còi báo động rền vang khi Tổng thống Ukraine và Chủ tịch Nghị viện châu Âu họp báo
07:48:37 10/05/2024

Thông tin đang nóng

Lâm Nguyễn - Hotboy "Người Ấy Là Ai" tự chuẩn bị t.iền hậu sự trước khi ra đi
17:15:44 11/05/2024
Lâm Nguyễn NALA qua đời, chị gái tiết lộ lý do, vì làm 1 điều này mỗi đêm?
16:13:13 11/05/2024
Cô con gái làm nghệ thuật ít người biết của NSND Công Lý
18:01:28 11/05/2024
Mèo Béo: Chàng trai đáng thương bị bạn gái lợi dụng, mẹ ruột coi là ATM rút t.iền
16:34:57 11/05/2024
Sun Woo Eun Sook "Trái tim mùa thu": Ly hôn vì chồng có ý đồ xấu với chị vợ
20:06:40 11/05/2024
"Tiểu tam" trơ trẽn nhất showbiz yêu cầu nhân tình hơn 26 t.uổi xin lỗi vì "chỉ lấy t.iền nhưng không yêu", cả MXH phẫn nộ tẩy chay
19:38:27 11/05/2024
Lâm Canh Tân bỏ sự nghiệp thi Tiến sĩ, "tình màn ảnh" Triệu Lệ Dĩnh ở đâu?
18:28:33 11/05/2024
Quang Linh hy sinh thân mình bảo vệ Thuỳ Tiên, Lôi Con chính thức ra rìa?
18:07:11 11/05/2024
Bà Tưng Huyền Anh lên tiếng khi bị so sánh với TikToker Xuân Ca, cảm thấy có lỗi
15:46:11 11/05/2024
Minh Hằng sau sinh lộ nhan sắc thật, ra sao mà phải "tắt đèn" trước con trai?
20:08:23 11/05/2024

Tin mới nhất

Ngoài Mỹ và Israel, 7 quốc gia cũng phản đối Palestine làm thành viên LHQ chính thức

21:32:15 11/05/2024
Tính cả Mỹ và Israel, có tổng cộng 9 quốc gia phản đối nghị quyết mới nhất của Liên hợp quốc ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc.

Mỹ: Nỗ lực kiểm soát dịch cúm gia cầm ở các đàn bò sữa

21:30:31 11/05/2024
Trong khi đó, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh (HHS) cho biết sẽ cấp 101 triệu USD thông qua FDA và Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) để bảo vệ sức khỏe người dân và nguồn cung thực phẩm.

Xung đột Hamas - Israel: UAE bác đề xuất về tham gia quản lý Gaza thời hậu chiến

21:27:39 11/05/2024
Hôm 10/5, Thủ tướng Israel B. Netanyahu nói rằng nước này đang xem xét thành lập một chính quyền dân sự như một thỏa thuận sau chiến tranh ở Gaza với sự hỗ trợ của UAE, Saudi Arabia và các quốc gia khác mong muốn sự ổn định trong khu vự...

Đàm phán Mỹ - Trung: Nhà Trắng đề cập đến vấn đề dư thừa công suất của Trung Quốc

21:24:43 11/05/2024
Đây là cuộc họp chính thức đầu tiên giữa hai nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới kể từ khi hội nghị thượng đỉnh COP28 kết thúc tại Dubai vào tháng 12 năm ngoái.

Xung đột Hamas - Israel: Ai Cập, Anh, Pháp thúc đẩy tìm giải pháp

15:50:18 11/05/2024
Cũng trong ngày 10/5, Phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas cho biết sẽ tham vấn với các phe phái khác của Palestine để xem xét lại chiến lược đàm phán hướng tới đạt được ngừng b.ắn trong cuộc xung đột hiện nay với Israel.

Khám phá 'Hòn đảo Mặt Trời mọc' trong công viên động vật hoang dã của Bỉ

15:47:39 11/05/2024
Đại sứ Nhật tại Bỉ, Masahiro Mikami bày tỏ vui mừng khi Nhật Bản đã được chọn là một trong những chủ đề đặc trưng của công viên nổi tiếng Pairi Daiza. Ông tự hào khi văn hóa Nhật Bản được tôn vinh.

Venezuela: Tìm thấy 2 t.hi t.hể và một phần thân của chiếc máy bay mất tích

15:45:09 11/05/2024
Ngày 10/5, Thiếu tướng Carlos Pérez Ampueda, Thứ trưởng Bộ Quản lý rủi ro và Bảo vệ dân sự Venezuela, cho biết nước này đã tìm thấy 2 t.hi t.hể và một phần thân của chiếc máy bay mất tích hôm 9/5.

Nam Phi đề nghị Tòa án Công lý quốc tế ngăn chặn Israel tấn công Rafah

15:41:56 11/05/2024
Theo báo Maariv, sau áp lực truyền thông ngày càng tăng từ phía Ai Cập kêu gọi hủy bỏ Hiệp ước Trại David, các quan chức Israel đã bắt đầu liên lạc với những người đồng cấp Ai Cập về vấn đề này.

Thái Lan: Bắt đầu tiến trình bầu cử Thượng viện

15:30:39 11/05/2024
Theo Hiến pháp Thái Lan năm 2017, Thượng viện mới sẽ bao gồm 200 thành viên và không do người dân trực tiếp bầu ra. Các ứng viên sẽ bỏ phiếu với nhau theo 3 giai đoạn - cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Lãnh đạo Ukraine, Slovakia hội đàm về tình hình xung đột

15:23:54 11/05/2024
Ngày 10/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Slovakia Zuzana Caputova tại Cung điện Mariinsky ở thủ đô Kiev về tình hình xung đột đang diễn ra tại Ukraine.

Miền Nam Brazil tiếp tục hứng chịu mưa lớn

15:10:21 11/05/2024
Trang MetSul Meteorologia dự báo phần lớn các thành phố tại bang Rio Grande do Sul sẽ hứng chịu mưa và tình trạng này sẽ kéo dài đến ngày 13/5 với tổng lượng mưa lên tới 200 mm.

Thông tin tình báo của Israel về khu vực ẩn náu của thủ lĩnh Hamas

15:07:58 11/05/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Benjamin Netanyahu coi chiến dịch ở Rafah là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị, nhưng truy đuổi giới lãnh đạo Hamas cũng vẫn là mục tiêu chính của Israel.

Hiện tượng tội phạm 'rủ nhau qua mạng' đang nhăm nhe thế chân yakuza tại Nhật Bản

15:05:49 11/05/2024
Các luật nghiêm ngặt hơn, đã khiến cuộc sống tội phạm ngày càng trở nên kém hấp dẫn. Thành viên yakuza bị cấm mở tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, mua hợp đồng bảo hiểm hoặc thậm chí ký kết mua điện thoại di động.

Ecuador công bố thời điểm tổ chức tổng tuyển cử

14:55:26 11/05/2024
Theo lịch trình, chiến dịch tranh cử tổng thống tại Ecuador sẽ kéo dài từ ngày 5/1 - 6/2/2025. Cuộc tranh luận Tổng thống sẽ diễn ra vào ngày 19/1.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

14:52:42 11/05/2024
Phát biểu họp báo sau hội đàm, Thủ tướng Orban ca ngợi tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn giữa hai nước kể từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông vào năm 2010, đồng thời cam kết Hungary sẽ tiếp tục thu hút thêm các khoản đầu tư từ Trung Quốc...

Nga bất ngờ tấn công xuyên biên giới mạnh nhất 2 năm vào miền Bắc Ukraine

14:51:00 11/05/2024
Trong khi đó, lực lượng Nga cũng đã xâm nhập 5 km vào lãnh thổ Ukraine về phía làng Krasne, nằm cách biên giới khoảng 75 km, phía Tây Vovchansk.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Tìm thấy thêm 5 t.hi t.hể nạn nhân

14:45:17 11/05/2024
Chính quyền địa phương vẫn chưa triệu tập được chủ sở hữu tòa nhà đến làm việc. Bộ trưởng Lao động Thulas Nxesi cho biết nhà chức trách sẽ mở cuộc điều tra về thảm kịch.

Hai chính trị gia đảng cực hữu AfD bị tấn công ở thành phố Stuttgart

14:26:08 11/05/2024
Theo cảnh sát, một số đối tượng nghi là những người chống AfD đã giăng biểu ngữ tại bảng thông tin AfD dựng lên tại một sự kiện đ.ánh dấu kỷ niệm 75 năm Hiến pháp Đức, chặn và tấn công 2 nghị sĩ nói trên.

Điều gì sẽ xảy ra khi hiện tượng El Nino sắp kết thúc?

14:23:29 11/05/2024
Trong khi đó, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) nhấn mạnh hiện tượng El Nino xảy ra chủ yếu do tác động của biến đổi khí hậu vốn đang diễn ra nhanh chóng.

Quốc vương Kuwait giải tán Quốc hội

12:31:44 11/05/2024
Trong một bài phát biểu trên truyền hình nhà nước, Quốc vương Sheikh Meshal nói rõ đây là bước đi cần thiết sau khi có một vài nghị sĩ cản trở quyền lực của Quốc vương, trong khi một số người khác áp đặt các điều kiện cho việc thành lập...

Nhật Bản bỏ không 9 triệu ngôi nhà, đủ để ở cho cả thành phố New York

12:30:10 11/05/2024
Theo chính sách thuế của Nhật Bản, một số chủ sở hữu nhà thường thấy việc giữ lại ngôi nhà sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc phá bỏ nó để tái phát triển. Và ngay cả khi chủ sở hữu muốn bán, họ có thể gặp khó khăn trong việc tìm người...

Tổng thư ký LHQ kêu gọi hành động trước khủng hoảng khí hậu

10:15:11 11/05/2024
Người đứng đầu LHQ kêu gọi các nền kinh tế lớn tôn trọng cam kết tài trợ cho hành động về khí hậu ở châu Phi, đồng thời tăng cường đóng góp cho Quỹ Thiệt hại và Tổn thất mới thành lập.

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức

10:13:31 11/05/2024
Mới đây nhất, ngày 18/4, Mỹ đã dùng quyền phủ quyết để một lần nữa ngăn chặn nghị quyết của HĐBA liên quan tới việc ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của LHQ.

Iraq ra thời hạn để phái đoàn hỗ trợ của LHQ kết thúc hoạt động

10:11:44 11/05/2024
UNAMI được thành lập sau khi Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003, với nhiệm vụ giúp phát triển các thể chế, hỗ trợ đối thoại chính trị, bầu cử và các vấn đề khác.

Hệ thống của công ty đường sắt Đông Nhật Bản bị tấn công mạng

10:09:57 11/05/2024
Mặc dù hiện không thể nạp t.iền qua ứng dụng nhưng phiên bản di động của thẻ giao thông công cộng vẫn có thể được sử dụng nếu còn số dư. Khách hàng cũng có thể nạp thêm t.iền v.ào thẻ bằng t.iền mặt tại các cổng thanh toán.

Chưa đạt được hiệp ước đại dịch toàn cầu của WHO

10:03:13 11/05/2024
Trong khi đó, chuyên gia về luật y tế toàn cầu Alexandra Phelan tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore (Mỹ), nhận định: Có lẽ việc thỏa thuận thất bại sẽ làm tổn thương sức khỏe và an ninh toàn cầu nhiều hơn so với lúc quá trình này chưa...

Xe buýt chở khách lao xuống sông ở Nga, nhiều người thương vong

09:56:38 11/05/2024
Ngày 10/5, một vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng đã xảy ra ở thành phố St. Petersburg của Nga khiến 3 người t.hiệt m.ạng và 4 người khác rơi vào trạng thái c.hết lâm sàng.

Ông Mikhail Mitshustin tiếp tục làm Thủ tướng LB Nga

09:53:36 11/05/2024
Đã có 375 đại biểu trong tổng số 432 đại biểu tham gia bỏ phiếu ủng hộ, 57 đại biểu bỏ phiếu trắng và không có phiếu chống. Nghị quyết của Hạ viện về việc bổ nhiệm ông Mishustin sẽ được gửi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Xung đột Hamas - Israel: Nội các Israel thông qua kế hoạch mở rộng chiến dịch tại Rafah

09:51:43 11/05/2024
Quyết định trên của Israel diễn ra chỉ vài giờ sau khi đàm phán mới nhất về thỏa thuận ngừng b.ắn và trao đổi con tin - tù nhân trong cuộc xung đột kéo dài 7 tháng qua ở Dải Gaza kết thúc mà không đạt kết quả.

ASEAN - Trung Quốc tham vấn quan chức cấp cao lần thứ 30

09:44:37 11/05/2024
Tại cuộc tham vấn, Trung Quốc tái khẳng định sự ủng hộ đối với các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN, đồng thời ủng hộ ASEAN đóng vai trò lớn hơn nữa trong các vấn đề khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Israel vẫn hấp dẫn người lao động Thái Lan

21:34:09 11/05/2024
Trên 30.000 người lao động Thái Lan đang tìm kiếm việc làm ở Israel, trong khi Thái Lan đã nhận được hạn ngạch 5.000 việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp của quốc gia Trung Đông này trong nửa cuối năm nay.

Hoãn thi hành án, "nữ quái" tiếp tục chiêu lừa vay 5 triệu USD lãi suất 0.03%/ tháng

Pháp luật

21:30:52 11/05/2024
Ngày 11/5, Văn phòng Cơ quan CSĐTCông an tỉnh Bình Dương cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Thị Thanh Phước (SN 1979; ngụ TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) để điều tra về hành vi l.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản.

Mỹ nhân Việt hack t.uổi cực đỉnh sau 12 năm, nhận mưa lời khen vì diễn quá hay ở phim VTV

Hậu trường phim

21:20:20 11/05/2024
Trên các nền tảng MXH của VTV, khán giả để lại vô số bình luận khen ngợi từ dáng vẻ quyến rũ đến diễn xuất ấn tượng, giọng thoại thật sự lôi cuốn của nữ diễn viên.

'Mẹ chồng nàng dâu': Nữ chủ tịch xinh đẹp chia sẻ 'chiêu' chinh phục mẹ chồng cực khéo khiến Quyền Linh - Lê Lộc ngưỡng mộ

Tv show

21:19:25 11/05/2024
Nàng dâu may mắn được mẹ chồng thương như con gái ruột , tiết lộ từng bất đồng quan điểm với mẹ chồng vì người giúp việc.

2 mỹ nam Thái khiến MXH dậy sóng với nụ hôn bất ngờ trên livestream, 2 chiến thuyền boylove siêu hot "toang" rồi?

Sao châu á

21:13:42 11/05/2024
Nhiều người không khỏi sốc với nụ hôn trên bởi OffGun (Off Jumpol - Gun Atthaphan) và TayNew (Tay Tawan - New Thitipoom) mới là 2 cặp đôi boylove được fan đầy thuyền nhiệt tình trước đó.

Công ty mất hàng, trừ lương của 111 công nhân ở TP.HCM: Đã trả lại t.iền

Tin nổi bật

21:12:25 11/05/2024
Trước đó, nhiều công nhân Công ty TNHH N. phản ánh với PV về việc công ty trừ thẳng t.iền lương của 111 công nhân vì đơn vị bị mất hàng.

Hậu lộ ảnh nghi hẹn hò tại biệt thự riêng tư, Mai Tài Phến công khai xuất hiện tại liveshow Mỹ Tâm

Sao việt

21:09:21 11/05/2024
Nam diễn viên đến từ khá sớm và nhanh chóng ổn định vị trí ngồi. Tình tin đồn của Mỹ Tâm diện trang phục đơn giản với cây đồ đen, đeo kính.

Siêu phẩm của làng LMHT có thể sẽ đến trong tháng 5, cộng đồng đoán mức giá "không tưởng"

Mọt game

21:01:17 11/05/2024
Bên cạnh những trận đấu căng thẳng củaMSI 2024, tất nhiên cộng đồngLMHTcũng không thể bỏ qua những sự kiện hay thông tin bên lề.

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Sức khỏe

21:00:47 11/05/2024
Thế nhưng, điều đó không có nghĩa người bệnh tự kỷ nên tránh xa các hoạt động thể chất. Thay vào đó, nên lựa chọn bộ môn phù hợp với thể chất cũng như sở thích của mỗi người.

Chị gái Mèo Béo xác nhận dung mạo của em trai, chỉ công khai duy nhất 2 hình

Netizen

20:24:10 11/05/2024
Nhiều hình ảnh được cho là dung mạo của Mèo Béo ngoài đời được phát tán, tuy nhiên trong số đó, chỉ là hai tấm hình được chị gái anh chàng xác nhận và công khai với công chúng.

Phim 'Cha cõng con' sắp tái xuất

Phim việt

20:15:34 11/05/2024
Đạo diễn Lương Đình Dũng cho biết, phim Cha cõng con sắp trở lại và chiếu rạp trong mùa hè 2024 để phục vụ khán giả.

Mỡ lợn không chỉ dùng nấu ăn ngon, bôi lên những nơi này còn có công hiệu bất ngờ cực lớn

Sáng tạo

19:25:00 11/05/2024
Đa số chúng ta đều nghĩ rằng mỡ lợn chỉ dùng để nấu ăn, nhưng thực ra nó còn ẩn chứa rất nhiều công dụng thần kỳ khác, tiếc rằng ít ai biết đến.

Nam tay vợt vĩ đại nhất lịch sử bất ngờ bị chai nước rơi trúng đầu khi đang ký tặng, nguyên nhân chỉ vì "đen đủi"

Sao thể thao

18:49:01 11/05/2024
Sáng 11/5, tay vợt Novak Djokovic đã giành chiến thắng trước đối thủ Corentin Moutet tại vòng 1 giải Ý mở rộng. Sau kết quả này, Djokovic đã tiến về phía khán đài, ký tặng cho vài người hâm mộ.