Các ca mắc biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại nhiều bang nước Mỹ
Số liệu thống kê chính thức công bố ngày 9/1 cho thấy biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã lây lan đến ít nhất 8 bang ở Mỹ. Biến thể này được ghi nhận lần đầu tiên ở Anh vào cuối năm 2020 và có nguy cơ lây nhiễm cao hơn từ 40 – 70% so với các biến thể từng xuất hiện trước đó.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 5/1/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Thông tin trên được công bố trong bối cảnh nước Mỹ ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất từ trước đến nay. Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 8/1 cho thấy biến thể này – được báo cáo lần đầu tiên ở Mỹ vào tuần trước – đã được phát hiện tại 8 bang, trong đó California và Florida là những bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ngoài ra, các bang Colorado, Texas, New York, Georgia, Connecticut và Pennsylvania cũng “góp mặt” trong danh sách 63 bệnh nhân mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Trước đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Newsweek ngày 6/1, chuyên gia hàng đầu của Mỹ về các bệnh truyền nhiễm – ông Anthony Fauci đã cảnh báo rằng: “Loại biến thể này có thể đã lây lan trên diện rộng tại Mỹ, rộng hơn so với những gì chúng ta đã phát hiện. Tôi chắc chắn biến thể này đã có mặt tại đây (nước Mỹ), chỉ là chúng ta chưa phát hiện ra nó. Và tôi tin chắc rằng nếu biến thể này xuất hiện ở những nơi như California, New York và Colorado thì nó sẽ sớm có mặt ở một số bang khác nữa”.
Video đang HOT
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở New York, Mỹ, ngày 4/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự lây lan của hai biến thể virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh và tại Nam Phi đã làm dấy lên lo ngại về việc những biến thể này xuất hiện ở Mỹ. Tuy nhiên, cho tới ngày 8/1, giới chức Mỹ vẫn phủ nhận những thông tin cho rằng nước này đã phát hiện trường hợp bệnh nhân nhiễm một trong số những biến thể virus SARS-CoV-2 nêu trên. Người phát ngôn của CDC – ông Jason McDonald cho biết: “Các nhà nghiên cứu đã theo dõi các chuỗi lây lan tại Mỹ kể từ khi đại dịch bắt đầu, trong đó bao gồm 5.700 mẫu bệnh phẩm được thu thập trong tháng 11 và tháng 12 (năm 2020). Cho đến nay, cả các nhà nghiên cứu và nhà phân tích tại CDC đều không thấy sự xuất hiện của một biến thể cụ thể nào ở Mỹ như người ta đã từng phát hiện chúng ở Vương quốc Anh hoặc ở Nam Phi”.
Theo số liệu thống kê của trường Đại học John Hopkins, trong vòng 24 giờ qua, nước Mỹ ghi nhận gần 290.000 trường hợp mắc COVID-19 mới. Trước đó, trong ngày 7/1, nước này cũng đã ghi nhận con số cao kỷ lục về số ca tử vong do COVID-19 trong vòng một ngày – gần 4.000 trường hợp.
Nghị sĩ Mỹ tự chế vũ khí đối phó người biểu tình
Nhiều nghị sĩ phá bàn ghế làm gậy gộc, trong khi một cựu biệt kích phòng thân bằng chiếc bút mang theo khi người biểu tình xông vào Đồi Capitol.
Bạo lực đã nổ ra bên ngoài Đồi Capitol lúc 14h15 ngày 6/1, khi các nghị sĩ quốc hội Mỹ kiểm phiếu đại cử tri để xác nhận kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump lọt vào trong Đồi Capitol và chỉ mất vài phút để tiếp cận nghị trường, nơi nhiều nghị sĩ vẫn mắc kẹt bên trong.
"Tôi đã nghĩ rằng chúng tôi sẽ phải chiến đấu để tìm đường thoát ra", Jason Crow, nghị sĩ Dân chủ bang Colorado và cựu biệt kích từng tham chiến ở Iraq, kể lại. Ông giúp các đồng nghiệp tránh xa cánh cửa chính được gia cố, hỗ trợ họ đeo mặt nạ phòng độc và yêu cầu tất cả tháo huy hiệu nghị sĩ trên áo. Crow sau đó lấy ra vũ khí duy nhất trên người: Một chiếc bút.
Các nghị sĩ Texas (áo xanh và trắng) đứng cố thủ ở cửa ra vào nghị trường hôm 6/1. Ảnh: AFP .
"Chúng tôi phá bàn ghế để làm gậy gộc, sẵn sàng bảo vệ Hạ viện Mỹ", Patrick Fallon, nghị sĩ Cộng hòa bang Texas, cho biết. Hình ảnh được Fallon đăng trên mạng xã hội cho thấy một số nghị sĩ cầm vũ khí tự chế đứng gần cửa ra vào nghị trường, bên cạnh là các đặc vụ cầm súng ngắn.
Sau khoảng 15 phút, cảnh sát Capitol và lực lượng đặc nhiệm mở đường thoát bên ngoài nghị trường và hộ tống các nghị sĩ đến nơi an toàn.
Các sĩ quan cầm súng dẫn đầu, tiếp đó là nhóm nghị sĩ với Crow chặn hậu để bảo đảm tất cả đồng nghiệp đều di chuyển an toàn. Một số cảnh sát vội vã chặn những cánh cửa trên đường để cản đám đông biểu tình, trong khi những người khác khống chế người ủng hộ Trump để dọn đường cho các nghị sĩ.
"Tôi nghe thấy tiếng la hét khắp các sảnh", Crow nói. Cảnh sát đưa nhóm nghị sĩ xuống đường hầm bên dưới Đồi Capitol để giúp họ di chuyển đến địa điểm an toàn. Crow sau đó gọi điện trấn an vợ, người đã theo dõi trực tiếp mọi diễn biến trong vụ xâm nhập qua truyền hình.
Grace Meng, nghị sĩ bang New York, phải trú ẩn suốt 5 tiếng trong một căn phòng tại Đồi Capitol. Bà sử dụng hai chiếc ghế để chặn cửa, trong khi nhiều người biểu tình hô khẩu hiệu và đi lại ngay bên ngoài. Meng cho biết đã rất lo ngại cho mạng sống của mình, thậm chí còn nói lời từ biệt với gia đình.
Sự việc chiều 6/1 được coi là vụ xâm nhập nghiêm trọng nhất ở Đồi Capitol kể từ lần quân đội Anh tiến vào đây đốt phá trong cuộc chiến năm 1814. Cảnh sát bảo vệ quốc hội tại Washington bị chỉ trích không chuẩn bị cho kịch bản này, dù có nhiều dấu hiệu báo trước. Nhiều cơ quan hành pháp liên bang cũng bị phê phán do phản ứng chậm trước hành động của người biểu tình.
Người Mỹ đầu tiên mắc chủng nCoV siêu lây nhiễm là vệ binh quốc gia Ca nhiễm chủng nCoV từ Anh đầu tiên ở Mỹ là lính Vệ binh Quốc gia bang Colorado đang hỗ trợ ứng phó Covid-19 tại một nhà dưỡng lão. Quan chức bang Colorado cho biết người đầu tiên được phát hiện nhiễm biến chủng B.1.1.7 là một trong 6 lính Vệ binh Quốc gia bang được triển khai tới nhà dưỡng lão ở...