Các bộ trưởng, lãnh đạo phải đi thực tế để cảm nhận khó khăn của giáo dục
Chiều ngày 3/9, nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, động viên thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Thủ tướng thăm hỏi, động viên các học sinh tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Định Hóa.
Trước đó, thăm trường mầm non xã Bình Yên, huyện Định Hóa, Thủ tướng đã kiểm tra kỹ cơ sở vật chất, bếp ăn, phòng y tế, điều kiện vệ sinh… của nhà trường. Với hơn 200 cháu, trường có 28 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Báo cáo với Thủ tướng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, dù đã được tỉnh, huyện quan tâm, nhưng trường vẫn gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất. Hiện đang thiếu một số phòng học để có thể mở rộng thêm việc trông giữ nhóm trẻ dưới 18 tháng tuổi.
Sau khi nghe kiến nghị, đề xuất của nhà trường, Thủ tướng lập tức giao Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên nghiên cứu xem xét, giải quyết ngay, đồng thời quan tâm, hỗ trợ thêm khẩu phần ăn cho các cháu mầm non, đảm bảo đủ dinh dưỡng, thể lực thể chất. Ông cũng cho rằng, việc trông giữ các cháu dưới 18 tháng tuổi là nhu cầu của người dân, là bài toán đặt ra tại nhiều địa phương trên cả nước.
Thăm hỏi, động viên các thầy cô, học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Định Hóa – ngôi trường gắn với niềm tự hào được đặt tại “Thủ đô kháng chiến” giàu truyền thống lịch sử cách mạng, nơi hiện là vùng xanh của dịch bệnh, Thủ tướng mong các em học sinh cố gắng học tập thật tốt, giữ gìn và rèn luyện, nâng cao sức khỏe, nghe lời thày cô, thương yêu, đùm bọc, chăm sóc lẫn nhau. Ông lưu ý các em vừa học tập nâng cao trình độ văn hóa, chú ý học ngoại ngữ và tin học, vừa không quên tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước, giữ gìn bản sắc của dân tộc mình.
Cũng ngay tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Định Hóa, Thủ tướng Chính phủ làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Cuộc làm việc được kết nối trực tuyến với các huyện, thành phố, thị xã và toàn bộ 178 xã, phường, thị trấn của tỉnh Thái Nguyên.
Qua hệ thống hội nghị trực tuyến, Người đứng đầu Chính phủ đã “kiểm tra” lãnh đạo nhiều xã, phường, thị trấn của Thái Nguyên. Ông muốn tìm hiểu xem lãnh đạo cơ sở nắm vững tới đâu tình hình người dân, đặc điểm địa bàn để triển khai các nhiệm vụ được giao, nhất là phải nắm vững chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước và các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch Covid-19 và chuẩn bị cho năm học mới.
Thủ tướng thăm trường mầm non xã Bình Yên, huyện Định Hóa.
Các trường phổ thông dân tộc nội trú đã từng bước khẳng định những ưu điểm, ưu việt trong hệ thống giáo dục
Với các xã miền núi, nội dung được Thủ tướng quan tâm là việc tổ chức các trường, điểm trường, tình hình học sinh, biên chế giáo viên… Kết nối với điểm cầu phường Trưng Vương, Thành phố Thái Nguyên, Thủ tướng yêu cầu báo cáo thêm về những nhiệm vụ cơ bản mà các xã, phường, thị trấn khi thực hiện Công điện của Thủ tướng với phương châm xã phường là pháo đài, người dân là chiến sĩ phòng chống dịch.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chuyến thăm và làm việc tại Thái Nguyên chủ yếu nhằm nắm bắt tình hình thực tế về chính sách giáo dục với con em đồng bào dân tộc thiểu số và những hạn chế, bất cập đối với hệ thống các trường dân tộc nội trú.
Theo Thủ tướng, trong những ngày đầu tháng 9, trong tâm thức của mỗi người Việt Nam bao giờ cũng nhớ về sự kiện quan trọng là Tết Độc lập 2/9 và không khí hào hứng chào đón ngày tựu trường. Nhưng năm nay, nhiều địa phương trên cả nước chưa thể tổ chức được ngày khai giảng theo thông lệ do diễn biễn phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu và ở nước ta.
Đảng, Nhà nước rất hiểu và chia sẻ với những thiệt thòi, khó khăn của các địa phương, các thầy cô, các em học sinh, phụ huynh trên cả nước, đặc biệt ở những nơi đang thực hiện giãn cách xã hội hoặc tăng cường giãn cách xã hội.
Video đang HOT
Cách đây mấy ngày, Thủ tướng Chính phủ đã dự Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc và đã có chỉ đạo các giải pháp quan tâm hơn nữa đến đời sống giáo viên, học sinh và để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển nền giáo dục nước nhà; đồng thời đã có chỉ đạo cụ thể về ứng phó với dịch bệnh trong năm học mới.
Nhiều ý kiến tại Hội nghị trên cũng nêu những khó khăn, vướng mắc cần có các biện pháp tháo gỡ như đời sống giáo viên, nhất là giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, giáo viên mầm non tư thục…; điều kiện vật chất còn nghèo nàn, tiền hỗ trợ học sinh đối với các trường dân tộc nội trú còn thấp, các điều kiện để phát triển toàn diện, nhất là về thể chất cho các cháu còn hạn chế so với yêu cầu, mong muốn…
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các huyện, xã của tỉnh tại điểm cầu ngay trong phòng học của Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Định Hóa – Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng khẳng định, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn hết sức quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách… Nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành và triển khai thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc và bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục. Thời gian qua, các trường phổ thông dân tộc nội trú đã từng bước khẳng định những ưu điểm, ưu việt trong hệ thống giáo dục nước ta.
Thủ tướng đánh giá cao lãnh đạo tỉnh, thầy cô giáo nhà trường và ý thức của các em học sinh đã tạo nên ngôi trường khang trang, sạch đẹp; sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh đối với nhà trường và rộng hơn là sự nghiệp giáo dục của tỉnh.
Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá các thầy cô và các em học sinh đã rất cố gắng vượt qua khó khăn, nỗ lực mỗi ngày để dạy tốt và học tốt. Các thầy cô giàu kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt huyết và quan tâm đến các cháu, không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn là người cha, người mẹ dạy bảo các cháu từng ngày. Không phụ lòng các thầy cô, các cháu học sinh đã rất cố gắng trong học tập, vượt qua nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ gia đình để hàng ngày tích lũy tri thức và rèn luyện đạo đức, rèn luyện một bước tính tự lập.
“Các cháu ở đây sống xa gia đình, cha mẹ, nhiều cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tôi cảm ơn các thày cô giáo dành cho các cháu tình cảm nồng ấm, chân thành, qua trao đổi, tôi thấy các cháu cảm nhận được điều này. Tôi vui mừng được biết chất lượng giáo dục của Trường đứng trong nhóm đầu của tỉnh với tỷ lệ học sinh khá, giỏi cao, thậm chí cháu Lưu Hiếu An học sinh lớp 9 của trường vừa đỗ thủ khoa chuyên Toán trường THPT Chuyên Thái Nguyên”, Thủ tướng động viên các thày cô, các em học sinh.
Rà soát lại toàn bộ những bất cập, kiến nghị của các cơ sở giáo dục để có sự điều chỉnh
Nhắc tới bài học về sự sẻ chia, về tinh thần “thương người như thể thương thân”, Thủ tướng nêu rõ, tất cả chúng ta đều chia sẻ với những thầy cô và bạn bè ở nhiều địa phương chưa thể trở lại trường học do dịch Covid-19. Đảng, Nhà nước sẽ quyết tâm để trường học sớm hoạt động trở lại bình thường bằng nỗ lực đẩy lùi, kiểm soát và thích ứng an toàn với dịch bệnh, gắn với phương án tiêm vắc xin sớm cho trẻ em đảm bảo khoa học và an toàn.
Đối với giáo dục các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách, Thủ tướng đề nghị các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương rà soát lại toàn bộ những bất cập, kiến nghị của các cơ sở giáo dục để có sự điều chỉnh hoặc đề xuất điều chỉnh chính sách phù hợp.
“Các Bộ trưởng, lãnh đạo địa phương phải đi thực tế tận xã phường, làng bản, thôn ấp… mới cảm nhận được những khó khăn, thiệt thòi, thiếu thốn của những nơi này”, Thủ tướng nói. Ông nhắc tới một số ví dụ như việc cấp phát đồ dùng cá nhân cho học sinh như đồng phục, áo nilon đi mưa, chăn, màn, chiếu cá nhân… 01 lần/trong cả cấp học đã hợp lý hay chưa, chế độ phụ cấp đối với cán bộ phục vụ trong các trường nội trú đã phù hợp hay chưa.
Thủ tướng cũng đề nghị có giải pháp tổng thể để điều chỉnh chính sách đối với giáo viên mầm non một cách phù hợp; tăng cường quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa, thể dục, thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục truyền thống văn hóa – lịch sử tốt đẹp của đất nước, của các dân tộc cho các cháu học sinh.
Về chương trình chuyển đổi số, Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông quan tâm hơn nữa tới các vùng lõm, những vùng khó khăn, các em học sinh tại những nơi này sẽ chịu thiệt thòi nếu không đủ điều kiện để học trực tuyến trong trường hợp cần thiết.
Thủ tướng mong rằng, các thầy cô với niềm tự hào và trái tim nhiệt huyết hằng ngày truyền tải kiến thức, tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, lan tỏa sự yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần vượt khó đến các cháu học sinh thân yêu.
Các cháu hiểu về giá trị lịch sử của mảnh đất cách mạng, sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, truyền thống dân tộc mình, sự tin tưởng và hy vọng của cha mẹ, tấm lòng của các thầy cô, khát vọng của tuổi trẻ, cố gắng học tập, rèn luyện để thay đổi cuộc sống của mình, gia đình mình và đóng góp xây dựng quê hương, đất nước. Học sinh là trung tâm, nhà trường là nền tảng, thầy cô là động lực truyền cảm hứng cho các cháu.
Nhân dịp này, người đứng đầu Chính phủ gửi tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo, học sinh, sinh viên và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành giáo dục cả nước nói chung và trường phổ thông dân tộc nội trú Định Hóa nói riêng lời chúc sức khỏe và nhiều niềm vui, thành công trong năm học mới.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” sẽ là kim chỉ nam cho hành động, quyết tâm của mỗi học sinh và trách nhiệm của tất cả chúng ta để phát triển nền giáo dục nước nhà”.
5 trường đại học đào tạo ngành khoa học xã hội tốt nhất tại Úc
Khoa học xã hội là một trong những ngành học lớn nhất ở Úc, chỉ đứng sau kinh doanh và quản lý.
Hầu hết các trường đại học của Úc đều cung cấp các khóa học đại học và sau đại học về một loạt các lĩnh vực khoa học xã hội.
Dưới đây là top 5 trường đại học tốt nhất tại Úc cấp bằng khoa học xã hội, theo bảng xếp hạng Times Higher Education.
1. Đại học Quốc gia Úc (ANU)
Đại học Quốc gia Úc tọa lạc tại Thủ đô Canberra. Trường cung cấp một loạt các khóa học về khoa học xã hội bao gồm khoa học chính trị, tội phạm học và quan hệ quốc tế.
Trường có một loạt các chương trình cấp bằng đại học và sau đại học. Ngoài ra còn có các bằng kép linh hoạt được cung cấp cho sinh viên muốn kết hợp bằng khoa học xã hội với các lĩnh vực như kinh doanh, kỹ thuật hoặc máy tính nâng cao.
Sinh viên khoa học xã hội tại ANU thường có cơ hội đi học ở nước ngoài như một phần của các chuyến tham quan học tập và đi thực tế ở nước ngoài. Các khóa học ngắn hạn này trước đây đã diễn ra tại Ý, Pháp, Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Đại học Quốc gia Úc (ANU) đứng đầu trong bảng xếp hạng top 5 trường đào tạo về khoa học xã hội tốt nhất tại Úc. Ảnh: iStock.
2. Đại học Melbourne
Đại học Melbourne là trụ sở của một số trường bao gồm Trường Khoa học Xã hội và Chính trị, được chia thành năm lĩnh vực chuyên ngành: nhân chủng học và nghiên cứu phát triển, tội phạm học, nghiên cứu giới tính, khoa học chính trị và xã hội học, chính sách xã hội và lý thuyết xã hội. Sinh viên có thể học một loạt các khóa học ở cả bậc đại học và sau đại học.
Trường cũng có hai trong số các đơn vị nghiên cứu của riêng mình: Hợp tác Quan hệ Người Định cư Bản địa và Phòng thí nghiệm Chính sách. Phòng thí nghiệm Chính sách làm việc với chính phủ và các tổ chức khác để khám phá quá trình ra quyết định chính sách công và thiết kế chính sách.
3. Đại học Queensland
Trường Khoa học Xã hội tại Đại học Queensland cung cấp 9 lĩnh vực nghiên cứu bậc đại học: Nhân chủng học; Khảo cổ học; Khoa học khảo cổ học; Tội phạm học và tư pháp hình sự; Phat triển y tế và chính sách xã hội; Môi trường và xã hội; Xã hội học và khoa học xã hội.
Ngoài ra còn có hai lĩnh vực nghiên cứu sau đại học bổ sung: nghiên cứu bảo tàng và thực hành phát triển.
Trường đại học cũng cung cấp học bổng nghiên cứu vào mùa hè và mùa đông, cho sinh viên khoa học xã hội cơ hội làm việc cùng với các giảng viên khi họ tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Trường Khoa học xã hội tại Đại học Queensland cung cấp 9 lĩnh vực chính. Ảnh: iStock.
4. Đại học Sydney
Đại học Sydney có các trường thành viên đào tạo lĩnh vực khoa học, xã hội như: Trường Văn học, nghệ thuật và truyền thông; Trường Ngôn ngữ và Văn hóa; Trường Triết học và nghiên cứu lịch sử; Trường Khoa học xã hội và Chính trị; Trường Giáo dục và công tác xã hội Sydney...
Trường cũng là nơi có hơn 40 trung tâm, viện và nhóm nghiên cứu chuyên môn, trong đó có Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội Tiên tiến Sydney, nơi tập trung tiến hành nghiên cứu các vấn đề lớn có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người.
5. Đại học New South Wales
Đại học New South Wales đào tạo và cấp nhiều loại bằng trình độ đại học và sau đại học. Trường cung cấp các bằng kép độc đáo, đào tạo ngành nghiên cứu về tội phạm học và công tác xã hội. Đây cũng là trường duy nhất thuộc nhóm 8 trường tốp đầu của Úc cấp bằng này.
Trường thực hiện nghiên cứu trong các lĩnh vực tội phạm học, nghiên cứu phát triển, chính trị và quan hệ quốc tế, nghiên cứu xã hội và chính sách, công tác xã hội, xã hội học và nhân học.
Có một số trung tâm và mạng lưới hỗ trợ nghiên cứu này, trong số đó có mạng lưới nghiên cứu di cư cưỡng bức và mạng lưới nghiên cứu bạo lực giới.
Sinh viên học ngành khoa học xã hội cũng có cơ hội đi du học ở nhiều nước khác, đó là một phần của chương trình trao đổi quốc tế.
YouTuber người Việt tung clip thách ăn 4,2kg mì thắng 50 triệu, người xem phản ứng dữ dội vì nội dung "độc hại" cho sức khoẻ Đoạn video ăn mì lấy 50 triệu đồng của YouTuber này hiện đang gây ra vô số bình luận trái chiều từ phía cư dân mạng. Nếu bạn là người chơi hệ YouTube, ngoài những channel nổi bật như bà Tân Vlog, Hưng Vlog hay Quỳnh Trần JP, thì cái tên Nguyễn Thành Nam (NTN) gần như đã là 1 "huyền thoại" trên...