Các biện pháp phòng tránh cận thị học đường quan trọng
Cận thị học đường đang ngày một gia tăng và trở thành vấn nạn đối với lứa tuổi học sinh. Vậy cận thị học đường là gì? Đâu là biện pháp phòng tránh cận thị học đường hiệu quả?
Theo thống kê của Bệnh viện mắt trung ương, thì nước ta có tới 5 triệu học sinh bị tật khúc xạ ở mắt vào năm 2017. Trong đó, có tới 40% trẻ em bị cận thị. Đối tượng mắc bệnh tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.
Phòng tránh cận thị học đường là vấn đề vô cùng nan giải. Bởi không phải đứa trẻ nào cũng ý thức được vai trò quan trọng của đôi mắt khỏe mạnh. Tham khảo các biện pháp phòng tránh cận thị học đường dưới đây và áp dụng cho trẻ:
Phòng tránh cận thị học đường là điều cần thiết đối với mọi phụ huynh có con nhỏ và học sinh – Ảnh: Internet
1. Giữ khoảng cách khi học bằng mắt xa nhất có thể
Đây là cách phòng tránh cận thị học đường xuất hiện từ sớm. Quan điểm này đã có từ gần 200 năm và là kinh nghiệm được đúc kết của nhiều thế hệ bác sĩ nhãn khoa.
Theo đó, khi bạn làm việc bằng mắt ở cự ly gần với cường độ cao sẽ tăng áp lực cho đôi mắt. Điều này khiến mắt bạn phải căng ra để hoạt động. Và nó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra cận thị.
Học sinh, sinh viên có cường độ học tập cao là đối tượng dễ bị cận thị. Bên cạnh đó, người thường xuyên dùng máy tính, kính hiển vi hoặc điện thoại chắc chắn bị cận thị. Thời gian có thể đến sớm hoặc muộn do cách bảo vệ mắt của bạn.
Thoát khỏi các công việc hoặc thói quen dùng mắt trong cự ly gần là cách phòng tránh cận thị học đường hữu hiệu. Tuy nhiên sẽ rất khó để bạn thiết lập một thói quen mới.
Vì vậy, để bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp bạn nên chủ động phòng tránh. Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh và thầy cô cần bảo vệ mắt cho chúng. Thường xuyên nhắc nhở trẻ không được đọc sách, xem điện thoại, máy tính… với cự ly nhỏ hơn 35cm.
2. Trang bị đầy đủ ánh sáng cho phòng học
Thiếu ánh sáng khiến bạn phải rút ngắn cự ly làm việc của mắt để nhìn rõ hơn. Nhất là với các trường hợp đọc sách, tài liệu trong điều kiện thiếu ánh sáng. Điều này khiến bạn bị cận thị do mắt phải làm việc trong khoảng cách gần thái quá.
Trang bị đầy đủ ánh sáng cho phòng học cho trẻ là biện pháp phòng tránh cận thị học đường hiệu quả nhất – Ảnh: Internet
Do đó, để phòng tránh cận thị học đường, tốt hơn hết bạn nên trang bị đầy đủ thiết bị chiếu sáng cho phòng học. Dùng đèn vàng, đèn quả lê hay đèn compac không quan trọng. Quan trọng nhất là điều kiện chiếu sáng tốt mà thôi.
Với phòng học của trẻ ở nhà, bạn nên để đèn phía sau và trên cao. Bởi để đèn đối diện trực tiếp có thể gây chói lóa và sinh nhiệt. Lựa chọn bóng đèn có công suất chiếu sáng và nhiệt độ rọi phù hợp để tránh gây tổn thương cho mắt.
Đối với ánh sáng trong lớp học thì công suất chiếu sáng phù hợp là 320-400 lux. Nên sử dụng bóng đèn huỳnh quang mắc song song với hệ thống cửa sổ. Balad điện tử được khuyến cáo sử dụng để chiếu sáng cho lớp học. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế nên tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời có lợi cho cơ thể.
Video đang HOT
3. Sắp xếp thời gian học tập, làm việc phù hợp
Mắt bị “bóc lột” quá đáng sẽ gây ra tình trạng nhức mỏi và phát sinh cận thị. Sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi hợp lý là cách phòng tránh cận thị học đường hiệu quả. Bởi mi mắt của bạn từ chỗ có thể co dãn dẫn đến giả cận thị rồi cận thị là cả một quá trình.
Do đó, dừng lại nghỉ ngơi đúng lúc là điều cần thiết để bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp. Bạn có thể áp dụng quy tắc 20 – 20 – 20 để chăm sóc cho đôi mắt của mình. Bằng cách cứ 20 phút học tập nên nhìn vào vật cách xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong vòng 20 giây.
Để đôi mắt của trẻ có thời gian nghỉ ngơi. Cứ mỗi 45 phút học cần được ra chơi 5 phút. Quãng thời gian trẻ ra sân chơi đùa chính là hình thức giảm stress tốt nhất cho đôi mắt. Tuyệt đối không sử dụng điện thoại, máy tính hay đọc sách trong giờ ra chơi.
Cứ mỗi 45 phút học cần được ra chơi 5 phút đây là cách sắp xếp thời gian phù hợp để phòng tránh cận thị học đường cho trẻ – Ảnh Internet
4. Tư thế ngồi học đúng
Tư thế ngồi học đúng không chỉ giúp học sinh đỡ mệt mỏi. Nó còn có tác dụng chống gù lưng, vẹo cột sống. Đồng thời nó cũng là biện pháp phòng tránh cận thị học đường được khuyến cáo thực hiện.
Tư thế ngồi học của trẻ phụ thuộc vào hệ thống bàn ghế và độ chiếu sáng bên trong lớp học. Nên để khoảng cách từ mắt trẻ cách sách vở khoảng 35 – 40 cm. Mặt bàn học có độ vát từ 15 – 20 độ so với hướng nằm ngang để trẻ không cúi gằm mặt khi ngồi học.
Các giáo viên nên tiến hành đổi chỗ ngồi luân phiên giữa các học sinh. Đây là cách để trẻ thay đổi cự ly học tập và cường độ điều tiết của đôi mắt. Không cho trẻ học tập bằng máy tính hoặc chơi game quá 5 giờ mỗi ngày. Đó là cách phòng tránh cận thị học đường được các nước phát triển áp dụng thành công.
Trong trường hợp trẻ bị cận thị nên khuyến khích bé không đeo kính khi học hoặc đọc sách tại nhà. Đây là cách giúp bé duy trì năng lực điều tiết vốn có của đôi mắt. Nhìn ra xa trên 5 mét giúp mắt giảm điều tiết từ đó giảm sổ cận thị.
5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp. Những bữa ăn giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng cho đôi mắt. Đồng thời phòng tránh cận thị học đường và giảm tăng số cận.
Một số loại vitamin cần được bổ sung như A-C-E-B2-D. Cùng các khoáng chất vi lượng tốt cho mắt như kẽm, selene, brôm, magne, canxi… Trong đó quan trọng nhất cho đôi mắt là vitaminA, vitamin E, vitamin C và selene.
Di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây ra cận thị ở trẻ, do đó phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đi thăm khám mắt định kỳ – Ảnh Internet
Vitamin và khoáng chất rất dồi dào trong các loại rau, củ, quả có màu đỏ, cam và xanh đậm. Một số thực phẩm cần bổ sung như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, hải sản, trứng, sữa, rau bina, hoa quả mọng như dâu tây, mâm xôi…
6. Các biện pháp phòng tránh cận thị học đường quan trọng khác
Bên cạnh các biện pháp phòng tránh cận thị học đường kể trên thì yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây cận thị. Để biết con, em mình có bị cận hay không phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám mắt định kỳ.
Nếu bé chưa bị cận nên khám mắt mỗi năm 1 lần để phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra. Đối với người bị cận nên khám mắt 6 tháng 1 lần để kiểm tra độ cận và điều chỉnh kính phù hợp.
Ngoài ra, khuyến khích trẻ thường xuyên vui chơi ngoài trời giúp đôi mắt được thư giãn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh cận thị.
Có thể khi áp dụng tất cả những điều trên nhưng bé vẫn bị cận thị. Tuy nhiên với phương pháp phòng tránh cận thị học đường được khuyến cáo thực hiện, tình trạng bệnh sẽ nhẹ hơn nhiều. Bên cạnh đó nó cũng hạn chế tối đa nguy cơ bị tăng số, đồng thời ít biến chứng có thể xảy ra.
Cần làm gì khi đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau?
Tiết dịch (ghèn) trong mắt của người đau mắt đỏ là sự kết hợp của chất nhờn, dầu, tế bào da và các mảnh vụn khác tích tụ ở khóe mắt trong khi ngủ.
Dịch này có thể tiết ra rất nhiều và đóng chặt vào khóe mắt hoặc mí mắt. Vậy cần làm gì khi đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau?
Chất dịch tiết ra từ mắt của người đau mắt đỏ có thể ướt, dính (ghèn dây) hoặc khô đóng vảy, tùy thuộc vào lượng chất lỏng trong ghèn đã bay hơi đi. Các thuật ngữ khác được sử dụng để mô tả tình trạng tiết dịch mắt bao gồm mủ mắt, ghèn mắt hay mắt đóng ghèn.
Ghèn mắt có chức năng bảo vệ mắt, giúp loại bỏ các chất cặn bã và mạnh vụn có khả năng gây hại khỏi màng mắt cũng như bề mặt trước của mắt.
Đôi mắt bạn sẽ tiết chất nhờn suốt cả ngày và hành động chớp mắt sẽ giúp loại bỏ chất nhờn trước khi nó đóng cứng lại ở khóe mắt tạo nên ghèn. Khi bị đau mắt đỏ, dịch tiết ở mắt sẽ tiết ra nhiều hơn nhằm loại bỏ những tác nhân xấu gây hại cho mắt.
Khi bạn ngủ, mắt không chớp thường xuyên, dịch tiết ở mắt sẽ đọng lại và đóng vảy dọc theo mí mắt; điều này khiến 2 mí mắt dính chặt vào nhau khi tỉnh dậy.
Đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau là tình trạng khá phổ biến - Ảnh: Allaboutvision
Vậy cần làm gì khi đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau? Một số người ngủ dậy thấy mắt bị tiết dịch quá nhiều, đặc biệt là dịch màu xanh lá cây hoặc vàng dính chặt theo dọc mí mắt. Nếu hiện tượng đó đi kèm với thị lực kém, nhạy cảm với ánh sáng, mắt đau thì đây là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng ở mắt (còn gọi là đau mắt đỏ). Lúc này bạn cần đến bác sĩ nhãn khoa thăm khám và điều trị sớm.
1. Nguyên nhân đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau
Ghèn dính ở khóe mắt khi ngủ dậy thường không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh về mắt. Điều này chỉ bất thường khi ghèn mắt có sự thay đổi bất thường về số lượng, độ đặc, màu sắc dính trên 2 mí mắt. Nếu đau mắt và ngủ dậy thấy mí mắt dính chặt vào nhau thì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Tình trạng mắt phổ biến liên quan đến dịch mắt tiết nhiều thường là do viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ). Đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau là triệu chứng khá phổ biến của bệnh. Tình trạng viêm kết mạc khiến dịch dịch tiết nhiều hơn bình thường, nhất là ở khu vực lòng trắng của mắt với bề mặt ngoại của mí mắt.
Đau mắt đó khiến người bệnh thấy lộm cộm mắt, kích ứng và đỏ mắt. Trong một số trường hợp, đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí bị dính vào nhau nghiêm trọng tới mức khiến mắt người bệnh không thể mở ra cho đến khi tìm được giải pháp điều trị.
Có ba loại đau mắt đỏ: do vi rút, do vi khuẩn và do dị ứng.
Viêm kết mạc do vi-rút rất dễ lây lan và do vi-rút như cảm lạnh thông thường hoặc vi-rút herpes simplex gây ra. Tiết dịch mắt liên quan đến bệnh đau mắt đỏ do vi rút thường là dịch lỏng có màu trong, đôi lúc cũng có thể là màu trắng hoặc vàng nhạt.
Viêm kết mạc do vi khuẩn là do nhiễm vi khuẩn và có thể đe dọa đến thị lực nếu không được điều trị kịp thời. Dịch mắt ở trường hợp này thường đặc giống như mủ và đặc hơn đau mắt đỏ do vi rút.
Đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau thường là trường hợp bệnh do vi khuẩn, dịch tiết nhiều hơn vào buổi sáng. Dịch ghèn ở mắt người viêm kết mạc do vi khuẩn thường có màu vàng, xanh lá cây và đôi khi là màu xám.
Đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau thường do vi khuẩn gây nên - Ảnh: hse.ie
Viêm kết mạc dị ứng gây ra bởi các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông tơ, bụi và các chất kích ứng thông thường khác. Nó cũng có thể do phản ứng dị ứng với các chất ô nhiễm hóa học, đồ trang điểm, dung dịch kính áp tròng và thuốc nhỏ mắt. Dịch tiết liên quan đến viêm kết mạc dị ứng thường là chảy nước mắt.
Không giống như bệnh đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn, viêm kết mạc dị ứng không lây và luôn ảnh hưởng đến cả hai mắt.
2. Làm gì khi đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau?
Một lượng nhỏ dịch tiết ở mắt thường vô hại, nhưng nếu đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau; dịch ở 2 mí mắt thay đổi về màu sắc, tần suất, độ đặc và số lượng dịch tiết ra ở mắt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa sớm nhất.
Nếu nhiễm trùng mắt là nguyên nhân gây ra dịch tiết ở mắt, bác sĩ nhãn khoa của bạn có thể kê toa thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ kháng sinh hoặc kháng vi-rút. Nếu dị ứng mắt làm cho mắt bạn chảy nước mắt liên tục, thuốc nhỏ mắt kháng histamine không kê đơn và thuốc thông mũi có thể làm giảm các triệu chứng.
Chườm ấm đắp lên mắt có thể giúp giảm các triệu chứng ngứa và khó chịu ở mắt nói chung, ngoài ra còn giúp loại bỏ bọng mắt.
Chườm khăn ấm lên mắt trong vài phút để dịch tiết mềm ra - Ảnh: Drtavel
Nếu đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau, cách tốt nhất là nhờ người thân chườm khăn ấm lên mắt trong vài phút để dịch tiết mềm ra. Sau đó, nhẹ nhàng lau đi phần dịch tiết đóng trên mí mắt là được. Lưu ý dùng khăn sạch, có thể là bông gòn y tế; thao tác chườm và lau dịch tiết nhẹ nhàng để tránh tổn thương cho mắt.
3. Một số biện pháp kiểm soát tiết dịch mắt khi đau mắt đỏ
Ngoải việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, thực hiện theo các mẹo đơn giản sau sẽ giúp tránh được tình trạng đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí bị dính vào nhau:
- Hạn chế chạm vào mắt để tránh nhiễm trùng mắt khởi phát hoặc lây lan.
- Rửa tay thường xuyên
- Nếu bạn bị chảy mủ mắt khi đeo kính áp tròng, hãy tháo kính áp tròng và đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Hãy chuyển sang các loại kính áp tròng dùng một lần hàng ngày để làm giảm nguy cơ gây viêm liên quan đến kính áp tròng.
- Hãy loại bỏ mọi mỹ phẩm có khả năng bị nhiễm trùng như mascara và kẻ mắt.
- Nếu dị ứng là nguyên nhân khiến bạn chảy nước mắt, hãy kiểm tra lại môi trường xung quanh bạn và loại bỏ hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các chất gây kích ứng.
4 triệu chứng đục thủy tinh thể ở người trên 40 tuổi Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người trên 40 tuổi. Các triệu chứng của bệnh thường khó nhận biết. Đục thủy tinh thể là một trong những rối loạn về mắt phổ biến nhất ở người trên 40 tuổi - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Đục thủy tinh thể là một trong những rối loạn...