Các biện pháp nâng cao sức đề kháng cho trẻ để phòng tránh Rubella hiệu quả
Nâng cao sức đề kháng cho trẻ là vô cùng cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh trong đó có Rubella. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp tăng cường sức để kháng cho trẻ.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công dần đến các loại bệnh như sốt, Rubella, sởi, thủy đậu, các bệnh về hô hấp và rối loạn hệ tiêu hoá…Trong đó Rubella là bệnh truyền nhiễm trẻ em dễ mắc phải nếu chưa được tiêm vaccine phòng bệnh.
Nâng cao sức đề kháng cho trẻ là biện pháp cần thiết giúp bé tăng cường sức đề kháng để chống lại virus gây bệnh. Tham khảo ngay các biện pháp tăng cường sức đề kháng dưới đây cho bé luôn khỏe mạnh.
1. Hoàn toàn bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Sữa mẹ cung cấp nguồn kháng thể quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Các thành phần trong sữa mẹ bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của bé. Đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn gây hại.
Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, chống lại các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, dị ứng, và bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Trong đó có virus Rubella. Ngoài ra bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời còn làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, béo phì,… khi trưởng thành.
Hoàn toàn bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ – Ảnh: Internet
2. Nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh
3 tháng trước khi có kế hoạch mang thai người mẹ cần được tiêm Vaccine phòng bệnh. Trong đó tiêm Vaccine MMR là vô cùng cần thiết để phòng tránh 3 loại bệnh truyền nhiễm là sởi, Rubella và thủy đậu.
Khi bé chào đời cần được tiêm các loại Vaccine phòng chống một số bệnh như viêm gan siêu vi, viêm não, bạch hầu, uốn ván, thủy đậu, sởi, Rubella khi được 12 – 24 tháng tuổi.
Bên cạnh đó để nâng cao sức đề kháng cho trẻ bố mẹ không nên lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh. Đặc biệt là các loại thuốc được bác sĩ khuyến cáo không sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ
Video đang HOT
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng với nguồn thực phẩm sạch, đa dạng và cân đối vitamin và khoáng chất thiết yếu là điều kiện tiên quyết giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất có tác động tích cực đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ cũng như nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất gồm: Chất béo, chất đạm, đường bột, Vitamin và khoáng chất được cân đối hợp lý. Bổ sung thêm rau xanh và trái cây tươi cho bữa ăn giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món quá mặn hoặc quá ngọt trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Khi trẻ mắc bệnh, ốm, sốt, Rubella, thủy đậu,…bố mẹ cần bổ sung dưỡng chất cho trẻ bằng các món ăn lỏng, mềm, giàu dinh dưỡng. Không nên kiêng khem quá mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh của trẻ.
Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A, C và khoáng chất như Kẽm, Sắt, Salen,…Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời thúc đẩy tế bào chống lại sự tấn công của Virus gây bệnh.
Vitamin C có khả năng tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương. Kẽm và Salen là các khoáng chất có khả năng kháng virus hiệu quả, bảo vệ bé tránh khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh.
Nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng khoa học – Ảnh: Internet
4. Ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên
Một giấc ngủ ngon, sâu tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của não bộ. Không chỉ vậy, ngủ đủ giấc còn có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ phát triển toàn diện. Do đó, các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. Đặc biệt là vào buổi tốt để trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên khuyến khích trẻ vận động, chơi đùa, tập thể dục, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội mỗi ngày để ăn ngủ ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt, tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại virus gây bệnh.
5. Nâng cao sức đề kháng từ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Theo các chuyên gia có tới 80% khả năng miễn dịch của trẻ bắt đầu từ đường ruột. Điều này nói lên rằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh là điều kiện cần thiết để trẻ có sức đề kháng tốt. Từ đó giúp cơ thể xây dựng “bức tường phòng ngự” chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh.
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời nó có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại, bảo vệ trẻ khỏi các loại bệnh về đường ruột và bệnh truyền nhiễm cấp tính như: Sởi, Rubella, thủy đậu.
Tăng cường đề kháng cho người cao tuổi trong mùa dịch
Đối với người cao tuổi và người có bệnh mạn tính do sức đề kháng và miễn dịch kém nên cần chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra một sức đề kháng và miễn dịch khỏe mạnh trong mùa dịch.
Cần giảm khẩu phần ăn so người trẻ tuổi ,
Ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật. Ngoài ra, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật. Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín.
Khi ăn, người cao tuổi cần lưu ý: Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tạo không khí vui vẻ thoải mái, cần ăn chậm và nhai kỹ thức ăn. Nên ăn các thức ăn thực vật như: Vừng, lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín, ăn ít thịt thay vào đó là cá, tôm, cua.
Các món ăn ở dạng hấp, luộc, nấu thay thế các món ăn chiên rán nướng. Thay đổi thực đơn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn. Các món ăn chế biến mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để phù hợp với hàm răng yếu và dễ tiêu hóa của người cao tuổi. Không ăn quá no, nhất là vào buổi tối.
Ảnh minh hoạ.
Người cao tuổi nên ăn chất đạm đa dạng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, nên bổ sung chất đạm nguồn động vật và nguồn thực vật với tỉ lệ cân đối, giảm tiêu thụ thịt các loại, tăng cường ăn cá, hải sản, đậu phụ và sản phẩm từ đậu đỗ.
Ngoài giảm cơm, người cao tuổi cần chú ý giảm thịt, giảm mỡ, giảm đường. Thịt tính bình quân không vượt quá 1,5 kg đầu người trong một tháng, mỡ/dầu dưới 600 g, đường dưới 500 g.
Cần hạn chế các thực phẩm có hàm lượng muối cao như các loại dưa, cà muối.
Hạn chế những đồ ăn, thức uống gây mất ngủ như: Cà phê, chè đặc. Hạn chế ăn mặn, lượng muối ăn dưới 150g/người/tháng, vì ăn muối nhiều có liên quan đến bệnh tăng huyết áp.
Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá
Ở người có tuổi, tiêu hóa hấp thụ chất đạm đều kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu chất đạm. Ở đậu, lạc, vừng và cá có nhiều chất đạm, ngoài ra chúng lại có nhiều chất dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Cho nên người cao tuổi nên ăn nhiều món ăn từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ.
Ảnh minh hoạ.
Mỗi tuần ăn 2-3 bữa cá, nên ăn cá nhỏ, kho nhừ để ăn được cả xương có thêm canxi đề phòng bệnh xốp xương ở người cao tuổi. ậu, lạc, vừng, cá có tác dụng phòng, chống các bệnh tim mạch; đậu phụ còn có tác dụng phòng chống ung thư.
Ăn nhiều rau tươi, quả chín
Người có tuổi cần chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng đẩy các chất bổ béo thừa theo phân ra ngoài, giúp giảm cholesterol phòng bệnh xơ vữa động mạch. Rau tươi, quả chín còn cung cấp các chất dinh dưỡng hết sức quan trọng đối với người cao tuổi là các vitamin và chất khoáng.
Ảnh minh hoạ.
Nhu cầu chất xơ 25g/ngày, đặc biệt là chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm Cholesterol và đường máu, nó tốt với người tiểu đường, tăng huyết áp. Người cao tuổi thường bị loãng xương và thiếu các vitamin, khoáng chất. Cần ăn các loại rau xanh hoa quả giàu vitamin và khoáng chất, mỗi ngày nên ăn 300g rau xanh và 100g hoa quả.
Uống đủ nước theo nhu cầu
Người cao tuổi thường thường uống ít nước do sợ đi tiểu nhiều, mất ngủ. Nước giúp cho tiêu hóa tốt hơn và đào thải các chất cặn bã của cơ thể. Uống từ 1.5-2 lít nước/ một ngày, cần chủ động uống nước không chờ khát mới uống. Nên uống nước trà xanh tốt cho tim mạch và các loại thức uống có tác dụng an thần như hạt sen, chè ngó sen...
Ảnh minh hoạ.
Người cao tuổi nên sinh hoạt điều độ, ăn, ngủ đúng giờ. Để làm chậm quá trình lão hóa và duy trì cân nặng hợp lý bằng việc tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Mỗi buổi sáng dậy vận động 30 phút, trưa nằm nghỉ hoặc ngủ 15 phút, tối nên đi bộ 30 phút giúp ngủ ngon hơn.
Trong gian đoạn dịch bệnh, người cao tuổi nên vận động ở trong nhà, hoặc dùng các trang thiết bị thể dục thể thao tại nhà. i bộ là cách vận động tốt nhất, phù hợp với người cao tuổi và có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch, và cải thiện tình trạng đau mỏi xương.
Tóm lại, người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tinh thần thoải mái, thực hiện chế độ vận động vừa sức, phù hợp với tình trạng sức khỏe và tuổi tác của từng người, để người cao tuổi sống thọ, sống khỏe và chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Hiện tượng lão hóa không thể dừng lại theo thời gian, nhưng nếu biết vận dụng thời gian để tập thể dục phù hợp thì chẳng những sức khỏe của người cao tuổi sẽ cải thiện mà còn làm quá trình lão hóa chậm hơn.
Bên cạnh đó, mỗi gia đình tiếp tục phát huy truyền thống đạo đức dân tộc trong việc tôn trọng, chăm sóc người cao tuổi.
Cách uống nước cam tốt cho sức khỏe? Tôi nghe nói nước cam tốt cho sức khỏe, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, nên ngày nào tôi cũng vắt nước cam cho cả gia đình uống. Xin hỏi việc uống nước cam liên tục như vậy có được không? Nguyễn Mai Anh (Hà Nội) Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng với cơ thể, nếu thiếu...