Các bác sĩ khuyến cáo phòng các bệnh mùa nắng nóng cho trẻ em và người cao tuổi
Theo các bác sĩ, với thời tiết nắng nóng như hiện nay ở Nam Bộ có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt trẻ nhỏ và người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính có thể bị bỏng da khi tiếp xúc với ánh nắng quá lâu.
Theo thông tin từ Đài Dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, thời tiết nắng nóng có thể xảy ra ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh và có thể xuất hiện ở một số tỉnh miền Tây. Nhiệt độ cao nhất ở các điểm nắng nóng sẽ giao động từ 35 -37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Bên cạnh đó, chỉ số tia UV đạt ngưỡng báo động đỏ.
Thời tiết nắng nóng có thể gây các bệnh về da cho cả người lớn và trẻ nhỏ như viêm da, rôm, bỏng rát da… Ảnh: Mạnh Linh.
Bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Phó khoa nội 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh cho biết, những bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng thường rơi vào nhóm tiêu hóa, hô hấp, nhiễm siêu vi, cảm cúm và các bệnh về da. Biểu hiện của trẻ thường là sốt cao liên tục từng cơn, phát ban sau khi hết sốt… Thay đổi môi trường sinh hoạt từ nắng nóng sang phòng máy lạnh cũng dễ sốt, ho, sổ mũi.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cho biết, thời tiết nắng nóng dễ làm thức ăn bị ôi thiu, gây ngộ độc thực phẩm hoặc các các chứng bệnh về đường tiêu hóa khá cao. Theo đó, bác khuyến cáo phụ huynh cần lưu ý khi trẻ có biểu hiện sốt, nôn ói… nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, điều trị thích hợp; tránh trường hợp nghĩ rằng bé sốt do cảm nắng thông thường, để ở nhà tự theo dõi dễ dẫn đến việc trẻ nhập viện muộn, để lại nhiều biến chứng đáng tiếc. Quan trọng nhất vẫn là chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt cho trẻ, rửa tay thường xuyên và hạn chế ăn các thức ăn ngoài đường phố.
Nắng nóng trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh như tiêu hóa, hô hấp, cảm cúm…
Bác sĩ Đặng Thị Kim Huyên, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2 nhấn mạnh, phụ huynh không được để trẻ nhũ nhi hoặc trẻ em trong một chiếc xe ô tô đang đỗ, ngay cả khi cửa sổ đang mở. Theo bác sĩ Huyên, ngay cả khi cảm thấy mát mẻ bên ngoài, trong xe hơi có thể nóng lên rất nhanh đến nhiệt độ nguy hiểm. Trẻ bị bỏ mặc trong xe ô tô đang đỗ có nguy cơ bị say nắng cao nhất và có thể tử vong.
Video đang HOT
Không chỉ gây khó chịu cho trẻ nhỏ, nắng nóng cũng tác động đến sức khỏe người lớn và người cao tuổi. Cùng với đó, tác hại của các bức xạ tia UV, các bức xạ khác (có trong ánh sáng mặt trời) rất nguy hại, có thể gây một số bệnh về da như sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da, các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể… Theo thống kê tại bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh, người lớn tuổi nhập viện do viêm da tăng cùng với nhiều bệnh lý khác.
Bác sĩ Phan Minh Đoàn, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, cường độ tia cực tím có thể thay đổi vào các ngày và các mùa. Tuy nhiên, đối với sức khỏe làn da, tia cực tím có thể gây hại cho da vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Theo bác sĩ Đoàn, tùy mức độ tiếp xúc và cường độ của tia cực tím, da có thể có các biểu hiện tổn thương khác nhau như tiết nhiều bã nhờn gây mụn trứng cá, bỏng nắng, đỏ rát, nám da. Nghiêm trọng hơn thì có thể ung thư da hoặc nhiễm trùng da.
Bác sĩ Đoàn khuyến cáo, để tránh tổn thương da, hạn chế ra đường giờ cao điểm nắng nóng từ 11 đến 16 giờ. Đây là khung giờ có cường độ tia UV nhiều, đặc biệt giữa trưa. Nếu có việc phải ra ngoài, cần đội nón rộng vành, đeo khẩu trang tối màu, thoa kem chống nắng chỉ số SPF từ 30 trở lên, đeo kính râm để bảo vệ mắt, mặc quần áo dài tay, tìm bóng râm để trú nhằm giảm bớt tình trạng nắng chiếu trực tiếp trên da.
Bác sĩ Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất cho biết, mỗi năm vào các giai đoạn thời tiết nắng nóng, số người cao tuổi nhập viện thường tăng từ 5-10%. Hiện tại mỗi ngày, khoa Tim mạch và khoa Hô hấp của bệnh viện đều tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến thăm khám, điều trị…
“Nắng nóng có thể gây mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Khi trời nắng nóng, không nên ra khỏi nhà. Người lớn tuổi có bệnh lý nền cần khám định kỳ. Người dân nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể vào những ngày thời tiết nắng nóng”, bác sĩ Vũ lưu ý.
Để phòng ngừa bệnh lý liên quan đến nắng nóng, các bác sĩ lưu ý người dân nên tạo thói quen vệ sinh rửa tay, vệ sinh thân thể vào mùa nắng nóng thường xuyên hơn. Không nên ra ngoài trời nắng nóng trong thời gian dài, đặc biệt từ 10 giờ đến 16 giờ vì lúc này cơ thể dễ bị mất nước, dễ bị virus tấn công gây bệnh đường hô hấp, bệnh về da, tiêm vaccine phòng bệnh.
Điều gì xảy ra khi bạn không rửa tay sau khi đi vệ sinh?
Bạn có khi nào "quên" rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh không?
Nếu không rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi sử dụng nhà vệ sinh có thể gây nguy hiểm cho bạn - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nếu bạn ra khỏi nhà vệ sinh mà không rửa tay hoặc rửa không đúng cách, thì bài viết này là dành cho bạn. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, bạn đang mắc một sai lầm lớn. Không rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi sử dụng nhà vệ sinh có thể gây nguy hiểm cho bạn, theo Times of India.
1. Thói quen xấu có thể khiến bạn mắc bệnh
Nhà vệ sinh là nơi sinh sản của các mầm bệnh và nếu bạn đang sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nó có thể còn tồi tệ hơn nữa, bởi vì bạn không biết ai đã chạm vào cái gì.
Khi bạn không rửa tay, vi trùng sẽ truyền từ tay bạn sang bất cứ thứ gì bạn chạm vào, điều này dẫn đến mầm bệnh bên trong con người bạn. Từ nhiễm trùng đường ruột nhẹ cho đến một loại virus corona mới, bạn có thể mắc tất cả chúng nếu không rửa tay.
Chỉ rửa tay trước khi ăn là không đủ. Bởi vì khi bạn rời khỏi chỗ trống mà không rửa tay và chạm vào đồ vật, chẳng hạn như điện thoại di động hoặc chai nước, bạn sẽ truyền vi trùng sang những thứ đó. Mỗi khi bạn chạm vào các vận dụng này, bạn đang "tiếp cận" lại tất cả các vi trùng.
2. Có thể làm hỏng da của bạn
Đừng bao giờ quên rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, nhất là nhà vệ sinh công cộng - SHUTTERTOCK
Da của bạn là siêu nhạy cảm. Khi dùng tay đầy vi trùng chạm vào da, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về da. Bạn có thể bị phát ban, nổi mụn và kích ứng da, theo Times of India.
3. Bạn có thể khiến người khác bị bệnh
Bạn có thể trở thành người mang mầm bệnh và bất cứ ai tiếp xúc với tay hoặc bề mặt bạn đã chạm vào cũng có thể bị bệnh.
4. Cách rửa tay đúng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ
- Rửa sạch tất cả các vùng da tiếp xúc của tay bạn
- Xả tay qua nước và thoa xà phòng để rửa sạch vi trùng
- Xoa phía sau lòng bàn tay và giữa các ngón tay
- Chà sạch cả móng tay
- Vi trùng lây lan ngay lập tức trên tay ướt, vì vậy bạn phải lau khô tay đúng cách sau khi rửa tay
- Không vứt khăn giấy sau khi lau tay. Giữ khăn giấy để dùng nó mở cửa, sau đó loại bỏ nó vì nó chạm vào tay nắm cửa. Lưu ý rằng tay nắm cửa có thể khiến bạn tiếp xúc với vi trùng do ai đó không rửa tay để lại, theo Times of India.
Đàn ông thường bắt đầu già đi ở độ tuổi nào? Nhiều người cho rằng khi ở độ tuổi 40,50, nam giới bắt đầu lão hóa nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy từ tuổi 38, tốc độ lão hóa thực sự tăng nhanh. Độ tuổi nam giới bắt đầu lão hóa Có nhiều nghiên cứu nước ngoài về tốc độ lão hóa của con người. Các nhà nghiên cứu thường xuyên kiểm tra chức...