Cả thế giới bị Mặt trời thiêu đốt
Tuần qua, người dân khắp nơi trên thế giới đã phải hứng chịu các đợt nắng nóng hoành hành.
Ở châu Âu, nhiệt độ có nơi lên đến 46 độ C, trong khi nhiệt độ mặt đường ở Trung Quốc được đo ở mức 65 độ C.
Một công nhân uống nước dưới cái nóng gay gắt tại công trường xây dựng dự án nhà ga T3B của sân bay quốc tế Giang Bắc Trùng Khánh, thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc – Ảnh: TÂN HOA XÃ
Tại khu vực châu Âu, nhiệt độ một số khu vực ở Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hôm 16-7 dao động từ 40 oC đến 46 oC, theo Hãng tin Reuters.
Trong khi đó, một đợt nóng kéo dài ở Trung Quốc gây ảnh hưởng đến hơn 900 triệu người và hơn 86 thành phố trong tuần qua.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn thông tin của Cục Khí tượng Trung Quốc cho biết thời tiết nắng nóng trên 40 oC đã bao trùm nhiều khu vực của Trung Quốc gồm: thành phố Thượng Hải, tỉnh Tứ Xuyên, tỉnh Giang Tô và tỉnh Chiết Giang.
Hãng tin Tân Hoa xã cho biết nắng nóng khiến một đoạn đường ở thị trấn tỉnh Giang Tây “phồng” lên ít nhất 15cm.
Nhiệt độ trên mặt đất ở thành phố Đan Dương (tỉnh Giang Tô) có nơi đã đạt tới 65 oC vào hôm 14-7, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Chính quyền thành phố Nam Kinh thậm chí đã mở các hầm trú ẩn dưới lòng đất cho cư dân kể từ đầu tuần qua, với các boongke được trang bị WiFi, sách, máy lọc nước và cả lò vi sóng.
Các nước như Mỹ, Pháp, Croatia, Hungary và Morocco cũng đã phải đối mặt với các trận cháy rừng trong tuần này do nắng nóng.
Video đang HOT
Cơ quan Thời tiết Met Office (Anh) hôm 16-7 đã ban hành cảnh báo đỏ lần đầu tiên về nắng nóng cực độ vào đầu tuần tới, khi nhiệt độ ở miền nam nước Anh lần đầu tiên có thể lên tới 40 oC.
Còn theo thống kê của Viện Y tế Carlos III (Tây Ban Nha), đợt nắng nóng kéo dài gần tuần qua ở nước này đã khiến 360 người tử vong ở khu vực bán đảo Iberia.
Người dân Trung Quốc đi dưới hầm trú ẩn ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc. Đây là loại hầm được thiết kế để giúp người dân có thể di chuyển giữa các địa điểm trong thành phố trước tình hình nắng nóng ở bên ngoài – Ảnh: TÂN HOA XÃ
Trẻ em tắm mát tại một đài phun nước vào ngày 12-7 ở thành phố Nam Ninh, Trung Quốc – Ảnh: TÂN HOA XÃ
Một người phụ nữ che kín khuôn mặt và cơ thể tại một ngã ba ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 13-7 – Ảnh: TÂN HOA XÃ
Cột khói bốc lên từ một đám cháy rừng do nắng nóng ở vịnh Kargi thuộc tỉnh Mugla, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13-7 – Ảnh: REUTERS
Máy bay trực thăng được triển khai nhằm dập tắt một trận cháy rừng ở Leiria, Bồ Đào Nha hôm 13-7 – Ảnh: REUTERS
Một đám cháy rừng ban đêm ở Alhaurin el Grande, miền nam Tây Ban Nha. Theo thống kê của Viện Y tế Carlos III (Tây Ban Nha), đợt nắng nóng kéo dài gần tuần qua đã khiến 360 người tử vong ở khu vực bán đảo Iberia – Ảnh: REUTERS
Bức ảnh do đội cứu hỏa vùng Gironde (SDIS 33) cung cấp vào ngày 15-7 cho thấy một đám cháy rừng gần Landiras (Pháp). Chính quyền đã phải sơ tán 10.000 người khi cháy rừng do thời tiết nắng nóng tàn phá hơn 7.000 hecta đất ở tây nam nước Pháp – Ảnh: AFP
Hành khách xếp hàng chờ phà tại cảng Dover trong thời tiết nắng nóng ở hạt Kent, Vương quốc Anh hôm 16-7 – Ảnh: AFP
Du khách dùng tấm vải che nắng khi tham gia lễ hội ở thành phố Venice, Ý – Ảnh: REUTERS
Du khách đổ xô đến các bãi biển khi nhiệt độ tiếp tục tăng cao ở thị trấn ven biển Broadstairs, hạt Kent, Vương quốc Anh – Ảnh: AFP
Trung Quốc xây hệ thống radar tầm xa nhất thế giới, phòng thủ tiểu hành tinh
Trung Quốc mới đây đã bắt tay xây dựng một cơ sở quan sát hoạt động không gian sâu có độ nét cao mới ở thành phố Trùng Khánh, miền Tây Nam nước này, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước sự va chạm của các tiểu hành tinh gần Trái Đất.
Theo thông tin từ Trung tâm đổi mới Trùng Khánh của Đại học Công nghệ Bắc Kinh, hệ thống radar không gian sâu này có tên "Phục nhãn" (China Fuyan, facetted eye), bao gồm các radar nằm rải rác với hơn 20 ăng ten, mỗi ăng ten có đường kính từ 25 - 30 mét.
Dự án dự kiến có khoảng cách hoạt động 150 triệu km. Đây sẽ là radar có khoảng cách quan sát xa nhất thế giới, cũng là radar không gian sâu đầu tiên trên thế giới có khả năng giám sát động và ghi lại hình ảnh ba chiều.
Nó có thể quan sát các tiểu hành tinh gần Trái Đất hoặc ở vành đai chính, tàu vũ trụ, các hành tinh như Mặt Trăng, sao Kim và sao Hỏa, cũng như các mục tiêu không gian sâu như vệ tinh của sao Mộc với độ phân giải cao, đáp ứng các nhu cầu quốc gia như phòng thủ tiểu hành tinh gần Trái Đất và nhận biết tình huống không gian.
Giai đoạn 1 của dự án ở Trùng Khánh. Ảnh: Trung tâm đổi mới Trùng Khánh
Viện sĩ Long Đằng (Long Teng), Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Bắc Kinh, cho biết hệ thống này bao gồm nhiều ăng ten, giống như mắt của côn trùng, do vậy mang tên Phục Nhãn, đồng thời cũng mang ý nghĩa "con mắt phục hưng của Trung Quốc". Khác với "Thiên Nhãn" - kính viễn vọng FAST lớn nhất thế giới của nước này, "Phục Nhãn" có tính năng tự thu nhận sóng điện từ, tức phát ra sóng điện từ và nhận tiếng vọng của sóng điện từ do tiểu hành tinh phát ra nên có thể quan sát được tiểu hành tinh.
Chương trình Phục Nhãn được đưa ra sau thông báo vào tháng 4 của Trung Quốc về kế hoạch xây dựng một hệ thống giám sát và phòng thủ tiểu hành tinh gần Trái Đất để đối phó với mối đe dọa từ các tiểu hành tinh.
Cơ sở radar mới ở Trùng Khánh cũng sẽ hỗ trợ các nhiệm vụ của nước này trong việc thăm dò lãnh thổ giữa Trái Đất và Mặt Trăng, bao gồm tìm kiếm mục tiêu hạ cánh thích hợp cho sứ mệnh thăm dò Thiên Vấn-2 (Tianwen-2), dự kiến sẽ được phóng vào năm 2025, tiếp theo sứ mệnh thăm dò sao Hỏa Thiên Vấn-1 (Tianwen-1).
Hệ thống radar Phục Nhãn được chia làm 3 giai đoạn. Trong giai đoạn 1, 4 bộ radar đường kính 16 mét sẽ được thiết lập để xác minh tính khả thi của hệ thống và thu được hình ảnh 3D của Mặt Trăng. Hiện tại, 2 trong số 4 radar đã được chế tạo ở Trùng Khánh, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 9 tới.
Giai đoạn 2 sẽ tăng số lượng ăng ten lên 25 - 36 và hình thành một hệ thống radar rải rác độ nét cao, cho phép Trung Quốc thăm dò và ghi lại hình ảnh tiểu hành tinh cách xa hàng chục triệu km và xác minh các công nghệ liên quan.
Giai đoạn 3 sẽ hiện thực hóa khả năng quan sát 150 triệu km và trở thành radar không gian sâu đầu tiên trên thế giới có khả năng thực hiện hình ảnh 3D và giám sát động cũng như quan sát chủ động các thiên thể trong toàn bộ hệ mặt trời. Hiện lịch trình và quy mô của giai đoạn này vẫn chưa được xác định, vì sẽ được đưa ra dựa trên kết quả và các nghiên cứu thực hiện trong các giai đoạn trước.
Sau lệnh cấm dạy thêm, Trung Quốc truy quét các kỳ thi tuyển sinh bất hợp pháp Mới đây, cảnh sát phía tây Trung Quốc đã đột kích một điểm thi tuyển bất hợp pháp vào ngôi trường hàng đầu nước này. Giới chức Trung Quốc đã truy quét một cuộc thi tuyển sinh bất hợp pháp vào một ngôi trường "top" đầu. Ảnh: sina.com Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hôm 4/12, tổng cộng 45 học sinh...