Cà phê gây đau đầu hay giảm đau đầu?
Cà phê chứa caffeine có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bạn. Trên thực tế, cà phê và chứng đau đầu có mối liên hệ với nhau theo hướng tốt và xấu.
Cà phê và chứng đau đầu có mối liên hệ với nhau theo cả hướng tốt và xấu. (Ảnh: ITN)
Trong khi một số người tin rằng lượng caffeine làm giảm chứng đau đầu thì những người khác lại cho rằng nó khiến họ đau đầu thêm.
Chuyên gia dinh dưỡng Haripriya (Ấn Độ) cho biết: “Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients vào năm 2023, caffeine có thể hoạt động như một tác nhân trị liệu trong trường hợp đau đầu như đau đầu do hypnic, căn bệnh chỉ phát triển khi một người đang ngủ”.
Caffeine trong vai trò thuốc giảm đau
Caffeine trong cà phê kích thích não và hệ thần kinh, giúp cải thiện sự tập trung, tỉnh táo. Haripriya nói: “Tác dụng này là lý do tại sao nhiều người thấy cà phê hữu ích trong việc giảm mệt mỏi và cải thiện năng suất”.
Caffeine trong cà phê cũng hoạt động như một chất co mạch, nghĩa là nó thu hẹp các mạch máu, giúp giảm đau. “Nhiều cơn đau đầu có liên quan đến sự giãn nở của mạch máu. Bằng cách hạn chế chúng, caffeine giúp làm giảm cơn đau”, Haripriya nói.
Giảm mệt mỏi
Caffeine có thể giúp chống lại tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ thường đi kèm với chứng đau đầu. Bằng cách kích thích hệ thần kinh trung ương, cà phê khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn và cải thiện khả năng tập trung, điều này làm giảm sự khó chịu do đau đầu nhẹ.
Đối với những người tiêu thụ cà phê hàng ngày, việc bỏ qua lượng cà phê thông thường có thể dẫn đến đau đầu khi cai caffeine.
Theo một nghiên cứu được công bố trên StatPearls vào năm 2023, khoảng một nửa số người uống hơn 200 mg caffeine mỗi ngày sẽ bị đau đầu nếu họ đột ngột ngừng tiêu thụ nó.
Trong những trường hợp như vậy, uống một lượng nhỏ cà phê có thể giảm đau đầu bằng cách khôi phục lại mức độ caffeine.
Haripriya cho biết: “Cà phê giúp giảm một số cơn đau đầu nhất định, nhưng nên sử dụng một cách tiết kiệm và không phải là giải pháp chính để giảm đau đầu mãn tính”.
Lý do cà phê gây đau đầu
Đau đầu khi cai caffeine
Đó là một triệu chứng phổ biến xảy ra khi một người thường xuyên tiêu thụ caffeine giảm lượng tiêu thụ hoặc ngừng hoàn toàn. Haripriya cho biết: “Những cơn đau đầu khi cai caffeine xảy ra do tác dụng kích thích của caffeine lên hệ thần kinh trung ương đột ngột biến mất.”
Tiêu thụ quá mức
Uống quá nhiều cà phê có thể gây đau đầu. Trong một nghiên cứu năm 2023 được công bố trên Báo cáo khoa học, tỷ lệ đau đầu dữ dội ở những người tham gia tiêu thụ caffeine hơn 400 miligam (m) mỗi ngày cao hơn 42% so với những người không dùng.
Mất nước
Haripriya nói: “Caffeine là thuốc lợi tiểu, có thể làm tăng lượng nước tiểu. Bạn sẽ không gặp phải vấn đề này nếu để ý đến số cốc đồ uống có chứa caffeine. Nếu bạn uống quá nhiều tách cà phê, nó sẽ dẫn đến mất nước, đây là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu.
Video đang HOT
Lượng ăn vào không nhất quán
Cà phê và chứng đau đầu cũng có thể liên quan đến mức độ và tần suất bạn tiêu thụ đồ uống này. Đôi khi, bạn uống nhiều cà phê trong một ngày và ít vào ngày hôm sau.
Haripriya cho biết: “Việc tiêu thụ caffeine không thường xuyên có vẻ vô hại nhưng nó có thể gây ra sự dao động trong lưu lượng máu não, dẫn đến đau đầu”.
G ían đoạn giấc ngủ
Uống cà phê vào cuối ngày hoặc gần giờ đi ngủ có thể cản trở giấc ngủ của bạn. (Ảnh: ITN)
Uống cà phê vào cuối ngày hoặc gần giờ đi ngủ có thể cản trở giấc ngủ của bạn. Nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ và có lịch trình ngủ không tốt, bạn có thể bị đau đầu.
Trong một bài đánh giá năm 2017 được công bố trên tạp chí Những tiến bộ trị liệu trong rối loạn thần kinh, người ta đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc thiếu ngủ và chứng đau đầu do căng thẳng.
Lời khuyên giúp giảm đau đầu khi uống cà phê
Để giảm đau đầu do cà phê gây ra, hãy làm như sau:
Uống đủ nước (vì mất nước cũng góp phần gây đau đầu).
Điều độ là chìa khóa khi nói đến việc tiêu thụ caffeine. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, hầu hết người trưởng thành có thể tiêu thụ 400 miligam caffeine mỗi ngày một cách an toàn (khoảng 1,5 tách cà phê). Nhưng khả năng chịu đựng của mỗi cá nhân là khác nhau, vì một số người có thể cảm thấy bồn chồn chỉ với một lượng nhỏ cà phê.
Cố gắng tiêu thụ cà phê vào thời gian đều đặn mỗi ngày để tránh biến động.
Ngủ đủ giấc vì giấc ngủ chất lượng tốt giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu.
Nếu caffeine là nguyên nhân gây đau đầu thường xuyên, hãy cân nhắc uống trà thảo dược như trà hoa cúc, làm giảm sự phụ thuộc vào cà phê theo thời gian.
Cà phê và chứng đau đầu có mối liên hệ chặt chẽ. Đồ uống này giúp dịu cơn đau nhưng cũng có thể gây đau đầu. Hãy uống cà phê có chừng mực và chú ý đến phản ứng của cơ thể. Bằng cách này bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng mà không lo bị đau đầu.
Chế độ ăn tốt cho người bị đau đầu
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng đau đầu.
Vì vậy, bên cạnh dùng thuốc thì điều chỉnh chế độ ăn uống và lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm tần suất và cường độ các cơn đau đầu, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với người bị đau đầu
Đau đầu là triệu chứng của nhiều bệnh, có thể xuất phát từ các nguyên nhân đơn giản như căng thẳng, đói, thiếu ngủ, do thời tiết hoặc nghiêm trọng hơn như các bệnh lý về thần kinh, mạch máu, u não, xuất huyết não...
Ngoài việc dùng thuốc giảm đau và điều trị kịp thời trong các trường hợp đau đầu kèm theo triệu chứng thần kinh bất thường, các biện pháp làm giảm cơn đau đầu tốt nhất là người bệnh cần nghỉ ngơi và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
Dù đau đầu có thể do nhiều yếu tố gây ra nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ ăn uống. Nghiên cứu cho thấy, việc lạm dụng chất tạo ngọt nhân tạo, thực phẩm chế biến sẵn, caffeine, rượu... có thể là tác nhân gây các cơn đau đầu.
Ở những người sử dụng caffeine thường xuyên dẫn đến sự giãn nở các mạch máu. Khi cơ thể không nhận được lượng caffeine quen dùng, các mạch máu có thể co lại và dẫn đến đau đầu. Sự gián đoạn trong lượng caffeine nếu bạn thường xuyên uống từ hai tách cà phê trở lên mỗi ngày có thể dẫn đến loại đau đầu này.
Uống nhiều rượu là tác nhân gây các cơn đau đầu.
Uống rượu làm giãn nở mạch máu và gây mất nước, từ đó kích hoạt cơn đau đầu. Ngoài ra, cơ thể bị mất nước hay bị hạ đường huyết khi đói cũng có thể làm xuất hiện cơn đau đầu.
Do đó, điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, giảm viêm và ổn định đường huyết, giúp giảm tần suất và cường độ đau đầu. Khi bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất như magie, vitamin B2... có tác dụng thư giãn cơ bắp, ổn định thần kinh và ngủ ngon, từ đó giảm được đau đầu, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
2. Những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người bị đau đầu
Một chế độ ăn uống cân bằng và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết có thể giúp giảm tần suất và cường độ các cơn đau đầu. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng quan trọng người bị đau đầu nên bổ sung:
Magie
Magie là chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Nó cần thiết cho các cơ và dây thần kinh hoạt động bình thường, giảm căng thẳng, thư giãn mạch máu, giữ cho lượng đường trong máu và huyết áp ở mức phù hợp. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ magie có thể có các triệu chứng như: đau đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi và suy nhược.
Nghiên cứu cho thấy, magie có vai trò hữu ích trong việc giảm đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu. Người bị đau nửa đầu thường có nồng độ magie trong máu thấp hơn so với người bình thường, do đó bổ sung magie có thể giúp giảm tần suất và cường độ các cơn đau nửa đầu.
Để có đủ magie, trong chế độ ăn uống của người bị đau nửa đầu cần lựa chọn các thực phẩm giàu magie như: hải sản, thịt, các loại rau lá màu xanh đậm, đậu đỗ, vừng, lạc, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt...
Vitamin nhóm B
Các vitamin nhóm B có vai trò giúp chuyển hóa năng lượng, duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh. Nguồn thực phẩm giàu vitamin nhóm B bao gồm: Thịt đỏ, cá, gia cầm, trứng, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh đậm.
Kali
Người bị đau đầu nên bổ sung đủ kali để cân bằng điện giải, giảm căng thẳng cơ bắp và điều hòa huyết áp ổn định.
Để đảm bảo cung cấp đủ kali cho cơ thể, người bệnh nên ăn thực phẩm giàu kali như:
Trái cây: Chuối, bơ, cam, bưởi, đào
Rau xanh: Rau bina, cải xoăn, khoai tây, cà chua
Hạt: Hạt bí ngô, hạt hướng dương
Các loại đậu: Đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng
Omega-3
Omega-3 có vai trò quan trọng trong phòng và điều trị các cơn đau đầu vì nó giúp giảm viêm, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ chức năng não.
Bằng chứng cho thấy việc tăng acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng.
Theo một nghiên cứu được tài trợ của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, được tiến hành tại Đại học North Carolina, trong 16 tuần điều trị bằng chế độ ăn nhiều acid béo omega-3 từ cá béo đã làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đau đầu ở những người thường xuyên bị đau nửa đầu.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tăng lượng acid béo omega-3 EPA và DHA có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đau đầu. Theo các nhà nghiên cứu, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng sinh học hợp lý rằng cơn đau có thể được điều trị thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, do đó mở ra cánh cửa cho những phương pháp mới để kiểm soát cơn đau mạn tính.
Bổ sung omega-3 từ cá béo giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu.
3. Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bị đau đầu
Nên hỏi ý kiến của bác sĩ: Trước khi thay đổi chế độ ăn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Duy trì chế độ ăn đủ chất, cân bằng: Không nên chỉ tập trung vào một vài loại thực phẩm mà cần đa dạng hóa thực đơn.
Uống đủ nước: Đây là biện pháp rất quan trọng vì mất nước là một trong những nguyên nhân gây đau đầu.
Một số thực phẩm nên ưu tiên:
Rau lá xanh: Cải bó xôi, rau bina, cải xoăn...
Cá béo: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá cơm...
Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều...
Trái cây: Chuối, bơ, quả mọng...
Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch...
Thực phẩm nên hạn chế:
Đồ uống có gas: Có thể gây mất nước và kích thích đau đầu.
Rượu bia: Làm giãn mạch máu và gây đau đầu.
Đồ ăn nhanh: Thường chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và muối, không tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm chế biến sẵn: Thường chứa nhiều chất phụ gia và chất bảo quản.
Ngoài ra cần lưu ý kết hợp chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc. Tập thể dục giúp giảm stress và cải thiện tuần hoàn máu. Giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể phục hồi và giảm căng thẳng.
Cách dùng măng tre làm thuốc Măng tre không chỉ là thực phẩm mà còn được sử dụng làm thuốc từ lâu đời, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, đau đầu, mất ngủ... Đặc điểm và công dụng của măng tre Măng tre là chồi non của một số cây thuộc họ tre (Bambusaceae). Chỉ dùng măng cây tre già hay tre mỡ. Măng tre hình nón, phủ...