Cả nhà miễn dịch tốt, thoát cảm cúm nhờ lợi khuẩn
Khoảng 70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột, vì vậy cách tốt nhất giúp ngăn ngừa cúm và tăng cường đề kháng là chăm sóc đường ruột khỏe mạnh.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), hiện nay, một trong các bệnh lý theo mùa phổ biến và nhiều người bị nhiễm nhất là cúm. Thời tiết chuyển lạnh khiến nhiệt độ môi trường lẫn độ ẩm không khí thay đổi, là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển. Tại Việt Nam, bệnh cảm cúm thường xảy ra phổ biến từ tháng 7 đến tháng 12. Các thống kê cho thấy có khoảng 5-50% người lớn có thể mắc cúm, và tỷ lệ này cao hơn hẳn ở trẻ em.
Các bệnh cúm mùa liên quan đến cúm B, C chỉ lướt qua nhẹ nhàng, không gây ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên, gần đây số lượng bệnh do cúm A gây ra đang có xu hướng tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch và sức đề kháng mỗi người. Với những đối tượng có hệ miễn dịch kém, cúm A sẽ gây bệnh nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 dẫn đến viêm đường hô hấp trên, còn nhiễm cúm A/H5N1 có thể gây viêm phổi cấp.
Thời tiết chuyển lạnh, khi con vui chơi ngoài trời có thể dễ bị mắc cúm.
Vì sao virus cúm dễ tấn công trẻ em hơn người lớn?
Bác sĩ Thu Hậu lý giải virus cúm dễ tấn công trẻ em hơn người lớn vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng còn yếu. Nếu cha mẹ không chữa trị và phòng tránh kịp thời có thể dẫn đến những bệnh lý viêm đường hô hấp nặng hơn như: viêm phế quản, viêm họng, thanh quản, viêm phổi… hoặc viêm nhiễm ngoài hô hấp như: viêm tai giữa, viêm cơ tim… Thậm chí có thể gây tử vong nếu trẻ bị bệnh lý mãn tính làm suy giảm sức đề kháng.
Bác sĩ cũng lưu ý cha mẹ nên phân biệt rõ nhiễm lạnh và cảm cúm. Nhiễm lạnh đôi khi khi do bệnh nhân bị rối loạn chức năng cơ thể, do thời tiết hoặc một tác nhân nào khác. Còn cúm do virus cúm tấn công cơ thể và đa số dễ nhận biết nhờ các biểu hiện rõ ràng ở trẻ như sốt nặng tới nhẹ, kèm triệu chứng đường hô hấp. Nếu sốt nặng sẽ lạnh run và gây đau nhức, đau cơ. “Người ta hay nói cúm gây đau, từ đầu đến chân, đụng chỗ nào cũng đau. Có bé than đau đầu, đau lưng, trẻ thì nói đau chân hay các bộ phận khác…”, bác sĩ giải thích. Ngoài ra, cúm cũng biểu hiện rõ ở hệ hô hấp như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy mũi… Lúc đầu chỉ chảy mũi trong, nhưng sẽ từ từ bội nhiễm rồi qua viêm, đục. Tiếp đó gây ho, rát họng, mệt mỏi khiến trẻ ăn uống không ngon.
Làm gì khi trẻ mắc bệnh cảm cúm?
Khi con mắc cúm, cha mẹ nên tìm cách chữa trị kịp thời, chủ yếu giúp tăng khả năng tự chống chọi cho cơ thể và điều trị triệu chứng. Thuốc diệt virus chỉ được chỉ định ở những trường hợp nặng và có yếu tố nguy cơ, do bác sĩ chỉ định chứ không nên tự ý mua và sử dụng.
Trước đó, phụ huynh cũng nên lên kế hoạch phòng bệnh khi mùa lạnh tới. Theo bác sĩ, hệ miễn dịch giống vòng tay che chở, giúp cả nhà luôn khỏe mạnh và tránh các bệnh viêm nhiễm, điển hình là cảm cúm. Bác sĩ cho biết khoảng 70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột. Vì vậy một trong những phương cách tốt nhất giúp ngăn ngừa cúm và tăng cường đề kháng là chăm sóc đường ruột khỏe.
Cách tăng cường sức đề kháng tự nhiên
Để tăng cường sức đề kháng tự nhiên để bé và cả nhà phòng cúm, ngoài việc ngủ, nghỉ, tập thể dục điều độ, bác sĩ khuyên mẹ nên chú trọng chế độ ăn của gia đình, gồm thực phẩm cơ bản với các nhóm thức ăn cần thiết như: tinh bột, chất đạm, chất béo với đủ lượng chất béo không no, vitamin và khoáng chất…
Nên bổ sung chất béo không no trong thức ăn từ cá, dầu cá, dầu ô liu hoặc dầu thực vật (dầu nành, hướng dương, dầu hạt cải…). Nhóm vitamin và khoáng chất quan trọng không kém, trong đó có rau củ. Nhóm sữa và chế phẩm sữa cũng rất cần thiết, cung cấp đủ canxi để phòng chống loãng xương. Bổ sung lợi khuẩn (probiotics) cũng là cách hiệu quả và dễ dàng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhằm đẩy lùi nguy cơ cảm cúm tấn công trẻ.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất có thể giúp bé tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
Video đang HOT
Năm 2011, Tập đoàn men sống châu Âu – Chr. Hansen khởi xướng nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả miễn dịch của probiotics ở người lớn, thử nghiệm trên 1.100 đối tượng ở Đan Mạch và Đức… với mục đích tìm hiểu tác động của chủng Chr. Hansen L.Casei 431 trong việc phòng ngừa cảm cúm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung lợi khuẩn L.Casei 431 hàng ngày giúp rút ngắn thời gian bị cảm cúm. Theo đó, số ngày bệnh giảm từ 8,1 ngày (đối với nhóm dùng giả dược) xuống còn 4,8 ngày (nhóm bổ sung lợi khuẩn L.Casei 431); giảm sử dụng thuốc kháng sinh từ 38 lần xuống còn 22 lần; giảm các biện pháp chăm sóc sức khỏe tới 22% so với nhóm dùng giả dược là 28%.
Hiện nay, tại Việt Nam, chủng men L.Casei 431 đang được sử dụng trong dòng sản phẩm sữa chua uống men sống Vinamilk Probi. Năm 2016, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam (thuộc Bộ Y tế) đã chứng minh lâm sàng sữa chua uống bổ sung 20 tỷ lợi khuẩn L. Casei 431 trong 100 ml, giúp tăng cường đề kháng và hạn chế cảm cúm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ mắc cúm A và B ở nhóm dùng Probi thấp hơn nhóm không dùng (14,7% so với 22,4%), cha mẹ nên bổ sung Probi vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày giúp tăng đề kháng cho cả nhà. Tổng hội Y học Việt Nam cũng khuyên dùng hai chai mỗi ngày để bảo vệ bé và gia đình khỏi cảm cúm.
Nghiên cứu tỷ lệ trẻ mắc cúm A và B.
Thi Quân
Theo Vnexpress
Những điều bạn cần ghi nhớ để bảo vệ bản thân khỏi bệnh cúm năm nay
Đừng chủ quan vì bệnh cúm đã chứng minh có thể cướp đi mạng sống siêu dễ dàng, chỉ trong tích tắc trong vài năm trở lại đây.
Tự bảo vệ mình khỏi bệnh cúm năm nay
Lo lắng về việc mắc bệnh cúm là điều ai cũng phải trải qua, nhất là ở giai đoạn thời tiết giao mùa. Không ai có thể đổ lỗi hay cười chế giễu rằng bạn lo quá xa khi mùa cúm năm ngoái đã làm nhiều người tử vong. Chưa kể số lượng người bị bệnh.
Thông báo từ CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh) cho biết, không thể nói chính xác có bao nhiêu người bị bệnh, nhưng ước tính có khoảng 30.000 người Mỹ đổ bộ vào bệnh viện chỉ vì bệnh cúm vào cùng một thời điểm. Và cũng vào cùng một thời điểm, virus cúm cướp đi mạng sống của hơn 1.600 người trong một tuần.
Lo lắng về việc mắc bệnh cúm là điều ai cũng phải trải qua, nhất là ở giai đoạn thời tiết giao mùa.
"Mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh cúm vào năm ngoái ở mức báo động cao", GS Stephen Baum chuyên nghiên cứu về vi sinh và miễn dịch tại Đại học Y khoa Albert Einstein, thành phố New York cho biết.
Vào năm ngoái, chủng virus phổ biến nhất, H3N2, lây lan nhanh chóng và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, có thể giải thích tại sao nhiều người phải nhập viện. Một yếu tố khác là vắc-xin cúm được tạo ra trước mùa cúm thực sự bắt đầu tại Hoa Kỳ, dựa trên hoạt động cúm ở Úc và Nam Mỹ. Giống như bất kỳ chủng cúm nào, H3N2 có thể đột biến và năm ngoái chính là ví dụ cho việc này. Do đó, một loại vắc-xin không phù hợp có thể là lý do khiến bệnh cúm được chế ngự ở mức 40%. May mắn thay, các chuyên gia cùng nhận định có rất nhiều cách giúp bạn tránh virus cúm và luôn khỏe mạnh.
Tìm hiểu bản chất của các loại bệnh cúm khác nhau
Thực tế có 4 loại virus cúm, trong đó có 3 loại ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe chúng ta:
- Cúm A liên tục thay đổi, có nhiều phân nhóm và chủng (bao gồm H3N2). Nó thường gây ra các triệu chứng căng thẳng nhất và thường dẫn đến các ổ dịch lớn. Cúm A có thể lây lan qua động vật, kể cả chim hoang (cúm gia cầm là chủng A).
Cúm A liên tục thay đổi, có nhiều phân nhóm và chủng (bao gồm H3N2).
- Cúm B chỉ lây nhiễm sang người và thường (nhưng không phải luôn luôn) ít nghiêm trọng hơn A.
- Cúm C cũng là một loại virus nghiêm trọng ở người, nhưng nó có xu hướng nhẹ hơn so với A và B, và không dẫn đến dịch bệnh.
Bạn phải tiêm phòng cúm
Tại sao? Bởi vì chích ngừa cúm có thể giúp bạn ngồi làm việc cả tuần ngon lành thay vì nằm nghỉ tại nhà hay trong bệnh viện. Tiêm phòng cúm không bao giờ hiệu quả 100%, nhưng "nó vẫn ngăn ngừa hàng triệu bệnh tật cũng như tử vong mỗi năm," theo lời của William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt.
Chuyên gia cũng cho biết thêm, ngay cả khi bị bệnh cúm thì các triệu chứng của bạn vẫn sẽ nhẹ hơn. Tiêm phòng cúm cũng làm giảm khả năng lây nhiễm virus sang trẻ sơ sinh, người già và bất kỳ ai có hệ miễn dịch bị tổn hại như bệnh nhân ung thư.
Nó hoạt động như thế nào? Thuốc chủng ngừa cúm có chứa một loại virus bất hoạt (được tìm thấy trong mũi chích ngừa) hoặc một loại virus sống bị suy yếu (được tìm thấy trong thuốc chủng ngừa cúm dạng hít). Những virus này nhắc hệ miễn dịch của cơ thể bạn tạo ra các kháng thể chống lại virus cúm thực nếu bạn tiếp xúc với nó. Thuốc chủng này bảo vệ chống lại hai chủng cúm A (H1N1 và H3N2) cũng như 1-2 chủng cúm B.
Thuốc chủng ngừa cúm có chứa một loại virus bất hoạt (được tìm thấy trong mũi chích ngừa) hoặc một loại virus sống bị suy yếu (được tìm thấy trong thuốc chủng ngừa cúm dạng hít).
Loại nào được coi là tốt nhất? Tiến sĩ Schaffner nói: "Tiêm phòng cúm luôn là giải pháp chống cúm an toàn. Nhưng nếu bạn ghét kim tiêm, trong mùa cúm này, CDC đã đưa ra giải pháp hoàn hảo với dạng vắc-xin cúm dạng hít. Trong vài năm qua, các chuyên gia không chắc liệu nó có hiệu quả hay không, nhưng năm nay - với việc bổ sung thêm chủng A khác - họ nghĩ rằng nó có thể hiệu quả hơn.
Khi nào nên tiêm phòng cúm? Cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Thuốc chủng này thường có sẵn vào đầu tháng 8 nhưng vì thuốc này chỉ có hiệu lực trong khoảng 6-7 tháng nên hãy chờ đợi thêm thời gian để chính thức bắt đầu, đảm bảo sức khỏe của bạn trong suốt mùa cúm (thường kết thúc vào cuối tháng 4 sang năm). Bạn không cần chủng ngừa cúm 2 lần trong một mùa mà chỉ cần đợi đến khi mùa thu thực sự đến để bảo vệ sức khỏe trong vòng 6 tháng.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp giảm nguy cơ bị bệnh và giúp bạn tiến triển nhanh hơn nếu chẳng may mắc bệnh. Hãy thực hiện theo các hướng dẫn này để tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh cúm hiệu quả hơn:
Giúp cơ thể đổ mồ hôi nhờ tập luyện: Tập thể dục đều đặn thúc đẩy tuần hoàn tốt, giúp các tế bào miễn dịch ngăn chặn bệnh tật di chuyển khắp cơ thể của bạn.
Tập thể dục đều đặn thúc đẩy tuần hoàn tốt, giúp các tế bào miễn dịch ngăn chặn bệnh tật di chuyển khắp cơ thể của bạn.
Ăn uống lành mạnh: "Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng đóng góp một phần trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh" là lời khẳng định của BS Brocato - một bác sĩ gia đình tại Mercy Personal Physicians ở Lutherville, Maryland.
Massage cơ thể: Nếu không thể, bạn vẫn có thể chọn những hoạt động thư giãn khác như tập yoga, ăn tối vui vẻ với người bạn thích hoặc chọn bất cứ hoạt động thư giãn nào khác. Căng thẳng làm giảm tế bào lympho, tế bào máu trắng giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng như cúm.
Hâm nóng cơ thể trong phòng xông hơi khô. Trong một nghiên cứu, những người trưởng thành đi tắm hơi hai lần một tuần có nguy cơ mắc bệnh cúm bằng một nửa người không đi. Chưa rõ vì sao việc tắm hơi lại giúp ngăn chặn cúm nhưng nhiều nghiên cứu cũng nhận định điều này có thể làm tăng số lượng bạch cầu.
Ngủ đủ. Ngủ ít hơn 7-8 giờ sẽ làm suy yếu khả năng của cơ thể bạn tạo ra và lưu thông các tế bào miễn dịch.
Ngủ ít hơn 7-8 giờ sẽ làm suy yếu khả năng của cơ thể bạn tạo ra và lưu thông các tế bào miễn dịch.
Làm gì khi bạn thấy mệt mỏi?
Bạn càng điều trị nhanh bệnh cúm vì càng ít căng thẳng. Đầu tiên khi cảm thấy mệt mỏi kéo dài vài ngày, hãy đến gặp bác sĩ và yêu cầu xét nghiệm cúm. "Một miếng gạc mũi có thể cho bạn biết nếu bạn bị cúm trong khoảng 15 phút", GS y khoa lâm sàng Carl Fichtenbaum tại Đại học Y khoa Đại học Cincinnati nói.
Sau đó, bạn có thể dùng thuốc kháng virus theo toa (thuốc ức chế men neuraminidase, ngăn chặn các enzym cho phép virus di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác) trong vòng 2 ngày sau khi bị bệnh có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Ngoài ra, bạn cũng nên nghỉ ngơi ở nhà nhiều hơn. Ngoài các loại thuốc kháng virus, điều duy nhất bạn có thể làm để phòng bệnh cúm là nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước để bù nước. Thuốc giảm đau như ibuprofen có thể giúp giảm đau nhức cơ thể và sốt.
Theo Trí Thức Trẻ
Ổ dịch cúm A/H1N1 lớn chưa từng có ở BV Từ Dũ: Làm ngay những điều này để phòng tránh bệnh Trước tình hình cúm A/H1N1 diễn biến khó lường như hiện nay, việc lưu ý các biện pháp đề phòng cúm trong mùa hè là vô cùng cần thiết. Những ngày gần đây, tại trung tâm y tế lớn như bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) lại bùng phát một ổ dịch cúm A/H1N1 khiến dư luận rất nghi ngại và hoang mang. Tính...