Ca nCoV tăng kỷ lục, Thái Lan kêu gọi người dân tránh tụ tập
Thái Lan báo cáo thêm gần 1.000 ca nhiễm nCoV trong một ngày, buộc chính phủ kêu gọi người dân tránh nơi đông người trong dịp tết Songkran.
Thái Lan hôm nay báo cáo 985 trường hợp nhiễm nCoV mới, đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm tăng kỷ lục, trong bối cảnh nước này đối mặt với đợt bùng phát dịch thứ ba với biến chủng virus siêu lây nhiễm có nguồn gốc từ Anh.
Quân đội Thái Lan thiết lập bệnh viện dã chiến ở Chiang Mai hôm 10/4. Ảnh: AFP .
Giới chức Thái Lan cho biết đã ghi nhận tổng cộng 4.641 người mắc Covid-19 chỉ trong hai tuần qua, nâng tổng số người nhiễm lên 33.610, trong đó 97 người đã chết. Đợt bùng phát diễn ra ngay trước tết cổ truyền Songkran của Thái Lan, buộc chính phủ ra lệnh cấm tổ chức hoạt động té nước trên đường phố trong năm thứ hai liên tiếp.
Video đang HOT
“Dịch bệnh đang lây truyền rất nhanh và xuất hiện ở nhiều tỉnh trên khắp cả nước. Xin hãy cẩn thận và tránh những nơi đông người, đặc biệt là trong dịp lễ Songkran”, tổng giám đốc Cơ quan Kiểm soát Bệnh tật Thái Lan (DDC) Opas Karnkawinpong nói trong cuộc họp báo ngày 12/4.
Những quán rượu và hàng karaoke tại Bangkok và 40 tỉnh sẽ phải đóng cửa đến ngày 23/4. Quan chức y tế Thái Lan cho rằng biện pháp này sẽ giảm đáng kể tốc độ lây nhiễm, cảnh báo kịch bản xấu nhất có thể khiến nước này đối mặt với hơn 28.000 ca nhiễm mới hàng ngày.
Khoảng 570.000 liều vaccine Covid-19 đã được triển khai trên khắp Thái Lan từ cuối tháng 2 đến nay, chưa đủ tiêm chủng cho 1% dân số. Một số bệnh viện tại Bangkok tuần trước thông báo ngừng xét nghiệm nCoV do thiếu thiết bị hoặc không đủ sức tiếp nhận người dương tính với virus.
Tết Songkran được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch, là một trong những lễ hội lớn và được người Thái Lan chờ đón nhất trong năm, thu hút lượng lớn du khách tham gia. Người dân thường té nước vào nhau và tổ chức những lễ hội té nước trên đường phố để chúc may mắn. Tết Songkran năm nay diễn ra ngày 13-15/4.
Lo ngại tăng cao ở Thái Lan trước động thái của quân đội
Thông điệp từ chuyến công tác của Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan đặt ra nhiều lo ngại về nguy cơ bất ổn chính trị khi biểu tình đã kéo dài suốt một tháng qua.
Nhiều người Thái Lan đang cảm thấy lo lắng khi hình ảnh Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan Apirat Kongsompong đi thăm các binh sĩ được đăng lên mạng xã hội cùng hashtag #WeWillNotLetItEndInOurGeneration (Chúng tôi sẽ không để nó chấm dứt trong thế hệ của mình).
Đây dường như là lời đáp trả hashtag #WeMustLetItEndInOurGeneration (Chúng ta phải chấm dứt nó trong thế hệ của mình) đang được nhiều người biểu tình tại Thái Lan sử dụng nhằm kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, xây dựng hiến pháp mới và tổ chức một cuộc bầu cử mới.
Tướng Apirat phát biểu trước binh sĩ hồi năm 2019. Ảnh: AP.
Nó có thể là thông điệp cho thấy quân đội Thái Lan sẵn sàng có biện pháp với những cuộc biểu tình đã kéo dài nhiều tháng qua để thiết lập lại trật tự. Tuy nhiên, một số ý kiến nhận xét đây là tín hiệu thể hiện lực lượng vũ trang Thái Lan có thể tiến hành đảo chính trong thời gian tới.
Những lo ngại xuất hiện trong bối cảnh một cuộc tuần hành lớn dự kiến được tổ chức ngày 19/9 tại đại học Thammasat ở thủ đô Bangkok, nơi các phe phái bán quân sự cánh hữu đã thảm sát nhiều sinh viên và nhà hoạt động cánh tả Thái Lan hồi năm 1976.
Tướng Apirat hồi đầu tuần đã bác bỏ khả năng quân đội đảo chính. "Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa. Đừng lo", ông nói. Thủ tướng Prayuth sau đó cho rằng câu hỏi về nguy cơ đảo chính quân sự là "vô nghĩa".
Tướng Apirat dự kiến nghỉ hưu vào cuối tháng này, đánh dấu kết thúc giai đoạn ông giám sát chuyển tiếp chính trị tại Thái Lan từ năm 2018. "Apirat là chỉ huy quân sự có những phát biểu thẳng thắn nhất tại Thái Lan, cũng được coi là đại diện của quân đội nhằm phản đối những động thái tăng quyền kiểm soát của giới chức dân sự với lực lượng vũ trang", Paul Chambers, học giả an ninh tại đại học Naresuan của Thái Lan, nhận xét.
Apirat và các chỉ huy quân đội đóng vai trò nghị sĩ theo hiến pháp được thông qua sau cuộc đảo chính năm 2014, điều mà người biểu tình muốn thay đổi. Họ cũng kêu gọi loại bỏ quyền bỏ phiếu đặc biệt của quân đội, ngăn lực lượng vũ trang lựa chọn thủ tướng.
Thái Lan suốt một tháng qua bất ổn vì phong trào biểu tình do sinh viên dẫn đầu, trong đó có những cuộc tuần hành thu hút tới hơn 10.000 người tham gia. Nhiều người còn kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, vốn là chủ đề cấm kỵ. Thái Lan ban hành luật khi quân, cấm xúc phạm hoặc nói xấu nhà vua, hoàng gia và người vi phạm có thể bị phạt tù tới 15 năm.
Thái Lan hoãn mua tàu ngầm Trung Quốc Nghìn người mít tinh ủng hộ hoàng gia Thái Lan Hơn 10.000 người Thái Lan biểu tình
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 75 triệu, Mỹ sắp phê duyệt vaccine thứ hai Hơn 75,2 triệu người nhiễm, gần 1,7 triệu người chết vì nCoV toàn cầu, trong khi giới chức Mỹ sắp phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine của Moderna. Thế giới ghi nhận 75.204.398 ca nhiễm và 1.666.636 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 749.576 và 13.133 ca trong một ngày, trong khi 52.787.678 người đã bình phục, theo trang...