Ủy hội sông Mekong lần đầu thông qua chiến lược quản lý môi trường bao trùm vùng hạ lưu, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong .
Hội đồng Ủy hội sông Mekong (MRCC) họp theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của nước chủ nhà Lào hôm 26/11, trong đó thông qua nhiều văn kiện mang tính chiến lược, vạch ra hướng đi mới cho MRC và thúc đẩy nỗ lực cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tại châu thổ sông Mekong.
Hội đồng MRC đã lần đầu thông qua chiến lược quản lý môi trường có phạm vi bao trùm toàn bộ vùng hạ lưu sông Mekong mang tên “Chiến lược Quản lý Môi trường toàn lưu vực đối với Tài sản môi trường của Các khu vực sinh thái quan trọng giai đoạn 2021-2025″, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong trước biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế.
Sông Mekong đoạn chảy qua biên giới Thái Lan và Lào hồi năm 2019. Ảnh: Reuters.
“Việc thông qua các tài liệu chiến lược khẳng định rõ ràng cam kết đối phó với những thách thức ngày càng lớn trong khu vực, cũng như mang tới giải pháp phát triển có trách nhiệm để cải thiện đời sống cho người nghèo”, chủ tịch MRCC năm 2020 Sommad Pholsena nói trong cuộc họp.
Hội đồng MRC cũng thông qua Chiến lược Phát triển Lưu vực (BDS) giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch Chiến lược của MRC (SP) giai đoạn 2021-2025. Các tài liệu này thừa nhận vai trò của MRC đã chuyển từ tập trung hợp tác chia sẻ và thu thập kiến thức sang hợp tác toàn diện nhằm phát triển và quản lý tài nguyên nước trên toàn châu thổ sông Mekong.
Quy hoạch tổng thể về giao thông thủy cũng được phê chuẩn, cho phép MRC cải thiện quy tắc di chuyển, thu hút đầu tư và hiện thực hóa tiềm năng thương mại khu vực.
Sông Mekong dài khoảng 4.350 km, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua Campuchia , Lào , Thái Lan , Myanmar và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Đây được coi là một trong những huyết mạch của Đông Nam Á, bảo đảm cuộc sống cho gần 200 triệu người trong ngành nông nghiệp và thủy sản.
Việt Nam đã thể hiện vai trò trung tâm đoàn kết của ASEAN
"Việt Nam đã có rất nhiều sáng kiến hữu ích cho ASEAN như tăng cường gắn kết cộng đồng ASEAN, tổ chức triển khai các kế hoạch cũ hiệu quả hơn trước".
Hội nghị cấp cao ASEAN 37 khai mạc vào ngày hôm nay 12/11 là dịp để ASEAN đánh giá một cách tổng thể những kết quả hợp tác trong cả năm, cả công tác hoạt động nội khối cũng như hợp tác với các đối tác, đề ra những định hướng ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo. Đây cũng là dịp duy nhất trong năm mà lãnh đạo ASEAN họp với lãnh đạo hầu hết các đối tác quan trọng của ASEAN để bàn về nhiều vấn đề, lĩnh vực quan trọng của khu vực và quốc tế. Phóng viên VOV thường trú tại Lào phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào, Thongphane Savanphet về một số nội dung liên quan.
Thứ trưởng Ngoại giao Lào Thongphane Savanphet.
PV: Thưa Thứ trưởng, theo ông thì vấn đề nào sẽ được ưu tiên thảo luận tại Hôi nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37?
Ông Thongphane Savanphet: Theo tôi, vấn đề sẽ được chú trọng tại Hội nghị lần này sẽ là hợp tác phòng ngừa và ngăn chặn, giải quyết hậu quả của đại dịch Covid - 19, đặc biệt là hợp tác khôi phục lại kinh tế hoặc đối phó với các tác động về kinh tế - xã hội của mỗi nước thành viên. Ngoài ra các bên có thể cũng sẽ thảo luận về hợp tác trong tương lai như việc khi đã có vaccine rồi thì làm thế nào để mọi quốc gia đều có thể tiếp cận được.
Thứ hai, chắc chắn sẽ là làm thế nào để xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện Tầm nhìn 2025 của ASEAN hoặc Kế hoạch tổng thể 3 trụ cột của ASEAN gồm Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - xã hội, làm sao để tiếp tục thực hiện các kế hoạch này một cách thành công và hiệu quả bởi tất cả các kế hoạch này đều sẽ hết thời hạn vào năm 2025.
Thứ ba là vấn đề quan hệ với các nước ngoài ASEAN. Năm nay, ASEAN và các đối tác đối thoại có nhiều kế hoạch thực hiện cần được thông qua. Có tới hơn 10 hội nghị cấp cao giữa lãnh đạo các nước ASEAN với từng đối tác đối thoại. Nếu tính cả các hội nghị liên quan tới sông Mekong sẽ lên tới gần 20 hội nghị cấp cao.
Một vấn đề quan trọng nữa được đề cập tại những hội nghị này là vấn đề Bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, vấn đề Biển đổi khí hậu., vấn đề ưu tiên nâng cao vai trò của phụ nữ. Năm nay sẽ có Hội nghị riêng giữa lãnh đạo ASEAN với các đại diện lãnh đạo nữ, không chỉ của các nước ASEAN mà còn từ Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới.
PV: Ông đánh giá thế nào về những sáng kiến của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020?
Ông Thongphane Savanphet: Việt Nam đã có rất nhiều sáng kiến hữu ích cho ASEAN, như tăng cường gắn kết cộng đồng ASEAN, việc đánh giá lại các kế hoạch tổng thể để tổ chức triển khai các kế hoạch này hiệu quả hơn trước. Ngoài ra còn có thảo luận về việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN. Một vấn đề quan trọng khác là trong giai đoạn Covid - 19 lây lan, Việt Nam đã chủ động đưa ra nhiều sáng kiến để tham vấn, trao đổi kinh nghiệm với không chỉ các nước ASEAN mà còn với các đối tác ngoài ASEAN, không chỉ hợp tác ngăn chặn và đối phó với Covid - 19, mà còn cùng nhau khôi phục kinh tế ASEAN tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.
Ngoài ra, dù gặp khó khăn do đại dịch Covid 19, hợp tác của ASEAN với các đối tác ngoại khối vẫn diễn ra bình thường, việc tổ chức các hoạt động giữa các bên vẫn như cũ. Đặc biệt năm nay có nhiều nước muốn gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Mới đây, ngày 10/11, ASEAN đã tiếp nhận Colombia, Cuba và Nam Phi tham gia TAC.
PV: Vậy theo Thứ trưởng, đóng góp lớn nhất của Việt Nam trong năm ASEAN 2020 là gì?
Ông Thongphane Savanphet: Theo tôi, đóng góp nổi bật nhất của Việt Nam năm nay là Việt Nam đã đưa ra được rất nhiều sáng kiến và hoàn thành tất cả các mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. Điều này đã góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định và sự phát triển của ASEAN, giúp ASEAN ngày càng đoàn kết và tiếp tục giữ được vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác với các nước ngoại khối.
PV: Vâng! Xin cảm ơn Thứ trưởng.
Trung Quốc chia sẻ dữ liệu nước với vùng Mekong từ 1/11 Trung Quốc cấp dữ liệu thủy văn cả năm của sông Lan Thương cho Ủy hội sông Mekong (MRC) và 5 nước hạ nguồn, trong đó có Việt Nam, từ đầu tháng sau. Theo đó, Trung Quốc sẽ cung cấp thông tin về mực nước và lượng mưa tại hai trạm thủy văn Doãn Cảnh Hồng và Mãn An, mỗi ngày hai lần...
Tin mới nhất
Anh mời Thủ tướng Ấn Độ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7
20:23:13 17/01/2021
Ngày 17/1, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã mời người đồng cấp Ấn Độ N. Modi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), dự kiến được tổ chức tại khu vực Cornwall từ ngày 11-13/6.
Leo nhà chọc trời trên xe lăn
20:14:39 17/01/2021
Lai Chi-wai trở thành người đầu tiên tại Hong Kong leo lên được 250 m của tòa tháp Nina Tower ở bán đảo Cửu Long trên xe lăn.
Tàu chở hàng Nga chìm ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ, 2 người chết
20:11:34 17/01/2021
Một tàu chở hàng Nga ngày 17/1 chìm trên Biển Đen, ngoài khởi tỉnh Bartin, Thổ Nhĩ Kỳ, khiến ít nhất hai thuyền viên thiệt mạng.
Pence thúc giục Biden cứng rắn với Trung Quốc
20:05:47 17/01/2021
Phó tổng thống Mike Pence cảnh báo Joe Biden về tham vọng của Trung Quốc, thúc giục ông duy trì lập trường cứng rắn của chính quyền Trump.
Nơi họp mặt của Satan giáo ở New York bị đốt cháy
19:59:06 17/01/2021
Các thành viên của Satan giáo đang đau buồn vì Ngôi nhà Halloween mang tính lịch sử ở phía bắc thành phố New York bị người phá hoại đốt cháy.
Dân mạng Trung Quốc phẫn nộ vì cái chết của nghiên cứu sinh ở Mỹ
19:55:46 17/01/2021
Làn sóng phẫn nộ ngày càng lan rộng trong cộng đồng mạng Trung Quốc trước cái chết của Yiran Fan, nghiên cứu sinh tiến sĩ bị bắn vào đầu ở Chicago hôm 9/1.
Ông Biden sẽ lật lại di sản của ông Trump ngay ngày nhậm chức
19:50:46 17/01/2021
Ông Biden sẽ ký một loạt sắc lệnh hành pháp vào ngày đầu giữ chức, bao gồm việc tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris và hủy lệnh cấm nhập cảnh từ các quốc gia Hồi giáo.
Hai tỷ phú giàu bậc nhất Ấn Độ thành mục tiêu của người biểu tình
19:35:40 17/01/2021
Hàng nghìn nông dân cho rằng hai tỷ phú Mukesh Ambani và Gautam Adani hưởng lợi từ luật nông nghiệp mới nhờ vào mối quan hệ mật thiết với Thủ tướng Modi.
FBI bắt nghi phạm bạo loạn Điện Capitol nhờ 140.000 bức ảnh selfie
19:23:54 17/01/2021
140.000 bức ảnh tự chụp bản thân mà những người bạo loạn bên trong Điện Capitol đăng lên mạng xã hội đang tố giác họ với FBI. 275 nghi phạm đã được xác định, 98 người đã bị bắt.
Ông Trump muốn 2 tỷ USD để xây thư viện tổng thống
18:39:08 17/01/2021
Tổng thống Donald Trump được cho là sẽ xây dựng một tổ hợp bảo tàng và thư viện tổng thống ở Florida sau khi rời Nhà Trắng, tờ WP dẫn nguồn tin nội bộ cho biết.
Kishin RK | Tỷ phú trẻ nhất Singapore - con trai Raj Kumar tập đoàn bất động sản Royal Holdings
16:41:58 17/01/2021
Có thể tại Mỹ và các nước châu Âu, việc một ai đó trở thành tỷ phú ở độ tuổi 25-40 là điều không hiếm có, thậm chí Mark Zuckerberg đã chạm thành tựu này khi mới 23 tuổi. Song đối với các nước châu Á, cụ thể là Đông Nam Á, đạt được ngưỡn...
Trung Quốc xây bệnh viện Covid-19 1.500 phòng trong 5 ngày
16:05:15 17/01/2021
Trung Quốc ngày 16/1 hoàn thành bệnh viện dã chiến 1.500 phòng sau 5 ngày xây dựng để đối phó với đợt bùng phát dịch mới ở Hà Bắc.
Triều Tiên 'đánh động' chính quyền Biden
15:57:53 17/01/2021
Vài ngày trước khi Biden nhậm chức, Kim Jong-un tuyên bố xây dựng kho vũ khí hạt nhân, gọi Mỹ là kẻ thù lớn nhất bất kể ai nắm quyền.
Chiến dịch Trump nợ các thành phố hai triệu USD
15:41:28 17/01/2021
Thị trưởng một số thành phố phàn nàn rằng chiến dịch tranh cử của Trump chưa thanh toán chi phí tổ chức mít tinh, với tổng số tiền gần hai triệu USD.
Trung Quốc tặng Philippines 500.000 liều vaccine Covid-19
15:39:51 17/01/2021
Ngoại trưởng Vương Nghị cam kết tặng nửa triệu liều vaccine Covid-19 cho Philippines trong chuyến thăm Manila.
Mỹ 'lên dây cót' đề phòng biểu tình bạo lực
15:36:35 17/01/2021
Thủ đô Washington và thủ phủ các bang dựng hàng rào và triển khai hàng nghìn Vệ binh Quốc gia do lo ngại về nguy cơ biểu tình bạo lực vào cuối tuần này.
Hơn 2 triệu người đã chết do Covid-19
15:34:30 17/01/2021
Hơn 2 triệu người trên thế giới đã chết vì Covid-19, cao hơn dân số bang Nebraska, Mỹ, gần bằng dân số nước Slovenia.
Guatemala nỗ lực chặn hàng nghìn người di cư Honduras tìm cách đến Mỹ
15:24:09 17/01/2021
Nhà chức trách Guatemala ngày 16/1 đã tăng cường nỗ lực chặn hàng nghìn người Honduras, trong đó có nhiều gia đình và trẻ nhỏ, vào nước này nhằm tìm đường di cư sang Mỹ, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden sắp nhậm chức.
Bill Gates trở thành chủ sở hữu đất nông nghiệp lớn nhất nước Mỹ
15:19:35 17/01/2021
Tỉ phú công nghệ và nhà hoạt động thiện nguyện Bill Gates mới đây đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi trở thành chủ sở hữu đất nông nghiệp lớn nhất xứ cờ hoa.
Nga sắp khôi phục chuyến bay với Việt Nam
15:02:52 17/01/2021
Nga nối lại các chuyến bay với 4 quốc gia gồm Việt Nam, Ấn Độ, Phần Lan, Qatar từ 27/1 sau khi xác định những nước này đã kiềm chế được Covid-19.
Ấn Độ triển khai chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lớn nhất thế giới
14:52:24 17/01/2021
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 16/1 tuyên bố khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 quy mô lớn nhất thế giới bằng 2 loại vaccine đầu tiên sản xuất tại quốc gia này.
Vụ máy bay rơi tại Indonesia: Boeing cử điều tra viên đến tìm hiểu nguyên nhân
14:50:45 17/01/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Ủy ban an toàn giao thông vận tải quốc gia (KNKT) Indonesia xác nhận tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã cử điều tra viên tham gia xác định các mảnh vỡ của máy bay mang số hiệu SJ – 182 thuộc hã...
56 người thiệt mạng trong trận động đất có độ lớn 6,2 tại Indonesia
14:44:09 17/01/2021
Ngày 17/1, giới chức Indonesia thông báo số người thiệt mạng trong trận động đất có độ lớn 6,2 xảy ra cách đây 2 ngày tại tỉnh West Sulawesi của nước này đã tăng lên 56 người.
Iran cáo buộc 'đào Bitcoin' gây mất điện diện rộng
12:36:04 17/01/2021
Mất diện diện rộng xảy ra tại nhiều thành phố ở Iran. Đây không phải là chuyện chưa từng có tiền lệ nhưng lần này chính phủ Iran cho biết nguyên nhân phần lớn bắt nguồn từ việc khai thác tiền kỹ thuật số Bitcoin.
Đạt được bước đột phá trong các cuộc đàm phán chuyển tiếp ở Libya
12:33:44 17/01/2021
Ngày 16/1, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết một ủy ban cố vấn cho các đại diện khu vực khác nhau của Libya đã đề xuất một hướng đi cho việc lựa chọn một chính phủ chuyển tiếp có thể dẫn dắt đất nước vốn bị chiến tranh tàn phá này hướng đến ...
Tổng thống đắc cử Joe Biden giới thiệu thành viên của nhóm khoa học
12:02:32 17/01/2021
Theo phóng viên tại Washington, ngày 16/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã giới thiệu các thành viên trong nhóm khoa học nhằm thúc đẩy các nỗ lực đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Thế giới tuần qua: Nước Mỹ rối ren trước lễ nhậm chức của ông Biden, cuộc chiến chống COVID-19 còn cam go
11:33:43 17/01/2021
Đấu đá chính trị nội bộ, nguy cơ bất ổn an ninh trước thời điểm ông Joe Biden lên nhậm chức cùng với những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu là hai chủ đề nổi bật trong tuần.
Kem nhiễm SARS-CoV-2 gây Covid-19 ở Trung Quốc
11:22:40 17/01/2021
Giới chức Trung Quốc cho biết đã phát hiện SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên 3 mẫu kem do nước này sản xuất.
72% người da màu có khả năng không tiêm vaccine COVID-19
09:57:15 17/01/2021
Các chuyên gia lo ngại sẽ có rất ít người trong cộng đồng người da màu, người châu Á và dân tộc thiểu số, sẽ tiêm vaccine COVID-19, sau khi các nghiên cứu cho thấy có tới 72% người da màu cho biết họ có thể không chủng ngừa virus SARS-C...