Cà Mau: “Tôm khô Rạch Gốc” vươn xa hơn nhờ ứng dụng công nghệ mới
Đã 9 năm từ khi được công nhận nhãn hiệu tập thể “ Tôm khô Rạch Gốc”, những người dân ở miệt rừng đước huyện Ngọc Hiển, Cà Mau ngày càng khá giả nhờ làm nghề.
Nghề làm tôm khô ở huyện Ngọc Hiển không ai biết hình thành tự khi nào, chỉ nghe nhiều người lớn tuổi kể lại là có cả trăm năm. Khi đó, ở vùng ven biển nơi đây bà con chủ yếu làm nghề đóng đáy, đặt vó với sản lượng tôm dồi dào, không tiêu thụ hết. Họ đã luộc chín tôm trong nước muối nhạt rồi phơi khô, trữ lại dùng dần. Sau đó, các thương lái người Hoa tìm đến thu mua, bà con làm nghề bắt đầu tìm tòi để làm ra sản phẩm đẹp mắt, chất lượng hơn. Làng nghề “tôm khô Rạch Gốc” khởi phát từ đó.
Qua nhiều năm, với bao biến cố, thăng trầm làng nghề truyền thống “tôm khô Rạch Gốc” đã tìm được vị thế riêng, khi năm 2011 được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể. Đi cùng với việc tạo dựng lại làm nghề đã bắt đầu đa dạng các loại sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho con tôm xứ mình.
“Tôm khô Rạch Gốc” là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Cà Mau.
Ông Bùi Văn Chương, Giám đốc HTX Tân Phát Lợi (xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển), hộ dân đã gần 40 gắn bó với nghề truyền thống của gia đình chia sẻ: “HTX giờ cũng có nhiều sản phẩm đạt danh hiệu cấp tỉnh, cấp khu vực. Được bà con trong nước tín nhiệm về chất lượng. Không phải tôm khô không mà còn nhiều sản phẩm khác từ con tôm. Như tôm nguyên vỏ, tách vỏ, trà bông, mắm tôm, bánh phồng tôm… Quan tâm xây dựng chất lượng nên các sản phẩm mình làm ra bà con đều yêu thích”.
Đặc biệt, trong năm qua, HTX Tân Phát Lợi còn đưa vào sử dụng máy sấy tôm khô sử dụng năng lượng mặt trời. Từ khi đưa thiết bị sấy tự động này vào sử dụng, thu nhập của bà con trong HTX cũng được tăng thêm nhờ giảm chi phí. Trước đây, cần 10 người làm giờ chỉ cần 2, trong khi, năng suất tăng gấp 8 lần.
Sản phẩm tôm khô của tỉnh Cà Mau không chỉ đẹp mắt mà còn rất ngon vì được làm từ những con tôm tự nhiên.
“Xét thấy đây là công nghệ mới nên trung tâm hỗ trợ cho HTX thiết bị sấy năng lượng mặt trời. Khi sấy bằng năng lượng mặt trời sẽ đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm, có nhà tre. Thứ 2 tăng được năng suất. Như khi trời mưa thì mình vẫn tiến hành sản xuất được”, ông Tạ Thanh Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến thương mại Cà Mau – đơn vị hỗ trợ máy sấy đánh giá.
Nhờ ứng dụng công nghệ để không gừng nâng cao sản lượng, chất lượng cùng với tạo ra đa dạng các sản phẩm mà sản phẩm tôm khô của người dân huyện Ngọc Hiển ngày càng được ưa chuộng. Mỗi tháng những cơ sở trên địa bàn cung ứng ra thị trường sản lượng từ 20-30 tấn tôm khô biển và 2-3 tấn tôm sinh thái chất lượng cao. Sản phẩm “Tôm khô Rạch Gốc” ngày càng khẳng định được chất lượng.
Video đang HOT
Sản phẩm tôm khô của tỉnh Cà Mau đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể năm 2011.
“Đối với xây dựng thương hiệu tôm khô thì ban đầu cũng nhiều khó khăn lắm. Nhưng đến nay đã cải tiến quy trình sản xuất, quy mô sản xuất cũng như mở rộng thị trường thì đã rút kinh nghiệm, tiến bộ rất nhiều. Hiện trong mạng lưới các siêu thị trên toàn quốc cũng đã vào được các siêu thị lớn như: Saigon Co.op; VinaMax; Big C và một số công ty của Hà Nội”, ông Lê Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển cho biết.
Từ một vài hộ làm truyền thống đến nay huyện Ngọc Hiển – cái nôi của tôm khô Cà Mau nổi tiếng gần xã đã có 15 cơ sở sản xuất tôm khô. Trong đó, có 5 cơ sở quy mô, đảm bảo cung ứng số lượng lớn theo hợp đồng đặt hàng. Cùng với sự quản lý chặt chẽ về quy trình, những người dân làm nghề truyền thống nơi đây luôn ý thức bảo vệ thương hiệu nên sản phẩm “Tôm khô Rạch Gốc” ngày càng được ghi nhận trên thị trường cả nước./.
Mua bán trên 'chợ chung cư' thời Covid-19
Bên cạnh hình thức mua sắm online tại các siêu thị, sàn TMĐT và siêu ứng dụng, người dân còn tìm đến "chợ chung cư" vì tính tiện lợi và dễ dàng tìm thấy nhiều mặt hàng dân dã.
Khoảng 3 tuần trở lại đây, Thùy Dương (27 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) giảm dần thói quen đi siêu thị.
Dương nhận được tờ rơi quảng cáo bán hàng của những cư dân khác sống cùng chung cư, với đa dạng mặt hàng, từ đồ ăn, thức uống chế biến sẵn, đến các loại thịt, cá, rau, củ, trái cây. Hầu hết sản phẩm là tự làm hoặc mang từ quê lên nên Dương và gia đình rất thích thú.
Cứ vậy, Dương tìm đến nhóm cư dân chung cư trên mạng xã hội, nơi mọi người còn gọi là "chợ online chung cư", để mua nhiều mặt hàng độc đáo hơn.
"Chợ chung cư": Tiện lợi, dân dã
Khoảng 17h30 mỗi ngày, chị Tường Vân (38 tuổi) lại đẩy xe hàng đầy rau xanh đi khắp các tầng của chung cư 1050 Chu Văn An (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Rau lấy từ vườn thủy canh của em gái chị ở Đồng Nai, với nhiều giống lạ khó tìm thấy trên thị trường, nên giá cả cao hơn sản phẩm trên thị trường một chút.
"Các gia đình ở đây mua nhiều lắm, hàng chất lượng mà lại bán tận cửa nhà, họ bảo tiện. Tôi bán 2 năm rồi, cũng có lượng khách quen ổn định. Đến đợt dịch Covid-19 thì thấy bán ổn hơn vì người ta ở nhà nhiều", chị chia sẻ.
"Chợ chung cư" nhộn nhịp trong giai đoạn "giãn cách xã hội" vì Covid-19.
Cũng bán hàng cho cư dân trong chung cư nhưng chị Hoàng Đông ở chung cư HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) lại chọn cách rao bán online trên trang cá nhân và "chợ online chung cư" trên mạng xã hội suốt 3 năm qua.
"Chợ online chung cư" này có đến 34,5 nghìn thành viên với những quy định nghiêm ngặt khi đăng bài, thậm chí còn cấp loại hóa đơn riêng có ghi rõ mã cửa hàng để đảm bảo quyền lợi cho các cư dân mua hàng.
Chị Hoàng Đông cho hay hình thức bán hàng này khá hiệu quả, có thể lên đến 20-30 đơn hàng mỗi ngày tùy sản phẩm. Đặc biệt, nhu cầu của cư dân đối với các mặt hàng thực phẩm và nhu yếu phẩm tăng cao trong thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Chị Phúc, một người mới tập tành bán hàng trên các "chợ online chung cư" ở quận Bình Thạnh (TP.HCM) từ khi dịch bùng phát, cũng cho biết, chỉ bán vào thứ bảy hàng tuần nhưng bán được 40 đơn hàng mì quảng mỗi ngày. Nhận thấy tiềm năng của kênh bán hàng này, nay chị bán thêm một số loại trái cây từ quê và bánh tự làm.
Đối với Thùy Dương, mua bán trên "chợ chung cư" tạo cảm giác tiện lợi và thú vị trong những ngày "giãn cách xã hội" này.
"Người bán đa số sống ở khu này và tự giao hàng đến tận nhà nên tôi cảm thấy yên tâm hơn so với mua online thông thường, chưa kể đâu phải lúc nào cũng dễ mua những món quà quê như vậy. Đôi khi mua quen rồi thì mỗi ngày có món gì ngon, người bán lại giới thiệu và giao đến, tôi không cần lo nghĩ 'hôm nay ăn gì' nữa", chị nói.
Muôn vàn hình thức đi chợ bùng nổ
Bên cạnh đó, dịch Covid-19 cũng tạo cơ hội cho nhiều hình thức mua sắm nhu yếu phẩm khác, như mua hàng siêu thị qua điện thoại, Zalo, Viber, hay sử dụng các dịch vụ đi chợ hộ của Grab, Now, Bách Hóa Xanh... Lazada mới đây cũng mở thêm ngành hàng thực phẩm tươi sống, còn Tiki miễn phí giao hàng nhanh trong 2 giờ đối với nhu yếu phẩm.
Theo khảo sát mới nhất từ Nielsen Việt Nam về ảnh hưởng của Covid-19 được thực hiện từ ngày 9-15/3, hơn 50% người dân cho biết đã giảm tần suất ghé các cửa hàng hiện hữu, 39% người mua sắm online nhiều hơn. Đặc biệt, trong một nghiên cứu khác của hãng này, 62% đáp viên khẳng định sẽ tiếp tục duy trì thói quen ăn uống tại nhà dù dịch bệnh qua đi.
"Lối sống ăn uống khỏe mạnh sẽ vẫn quan trọng hơn đối với người tiêu dùng so với trước đây, họ kỳ vọng thưởng thức bữa tối tại nhà nhiều hơn", bà Louise Hawley, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam cho biết. Do đó, bà cho rằng các nhà bán lẻ nên khai thác sâu các kênh trực tuyến, giao hàng và phát triển các dịch vụ đa kênh để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Nhiều hình thức mua sắm nhu yếu phẩm ra đời và phát triển mạnh trong giai đoạn dịch Covid-19.
Theo anh Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc thương mại của Worldpanel Division, Kantar Việt Nam, về lâu dài, quyết định lựa chọn kênh mua sắm của người tiêu dùng còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là tính tiện lợi và giá cả đi kèm với chất lượng, phù hợp với túi tiền.
Sự tiện lợi có thể được nhìn nhận trên nhiều góc độ. Nói về yếu tố gần nhà, có thể thanh toán và nhận hàng nhanh, thì chợ và các mô hình siêu thị phù hợp hơn, trong khi các kênh trực tuyến giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm và không mất thời gian di chuyển.
Xét về tương quan giữa giá cả và chất lượng, anh Nguyễn Huy Hoàng cho rằng đối với các mặt hàng như mỹ phẩm hoặc đồ cho bé, người tiêu dùng có xu hướng đến cửa hàng chuyên kinh doanh hoặc mua online, còn nhu yếu phẩm được ưu tiên mua tại chợ, tạp hóa, siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi.
Cũng vì 2 yếu tố này, xu hướng mua sắm đa kênh ngày càng phát triển. Anh nhận định kể cả khi dịch bệnh đã được kiểm soát, người tiêu dùng vẫn ưu tiên những điểm bán đa dạng hình thức mua hàng để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Lan Anh
Nở rộ dịch vụ đi chợ hộ do dịch Covid-19, khách muốn có hàng cần đặt trước 1 ngày để tránh bị động Dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, người tiêu dùng hạn chế ra đường nhờ đó mà các ứng dụng như Grab, Be, Now... đã mở các dịch vụ đi chợ hộ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Đầu tháng 3, ứng dụng xe công nghệ BE đã cho ra mắt dịch vụ đi chợ hộ. Đây là ứng...